Loại lỗi 3 – thứ tự các đoạn lộn xộn

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông (Trang 61 - 68)

Do tư duy người viết thiếu mạch lạc, rõ ràng nên trình tự sắp xếp các đoạn trong mục, tiểu mục của văn bản bất hợp lý. Cần xem xét ý nghĩa của từng đoạn để sắp xếp lại chúng cho hợp lý.

Trang 61 Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG TRỌT

III. THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT TRỒNG (còn gọi là sa cấu) : 1. Khái niệm :

Đ1 Hãy quan sát kỹ một mẫu đất bằng mắt thường ta sẽ thấy những hạt cát (có đường kính từ 2 - 0,02mm). Nhìn kỹ hơn, thấy có những hạt nhỏ li ti (đường kính khoảng từ 0,02 - 0,002mm), đó là những hạt bụi (còn gọi là limon). Những hạt nhỏ hơn nữa, mắt thường gần như không nhìn thấy (đường kính nhỏ hơn 0,002 milimét) đó là những hạt sét.

Đ2 Người ra gọi tỉ lệ (%) của cát, sét, bụi có trong một loại đất là thành phần cơ giới của đất.

Đ3 Các loại đất khác nhau có tỉ lệ cát, sét, bụi khác nhau, nghĩa là có thành phần cơ giới khác nhau.

Đ4 Đất nhiều sét có thành phần cơ giới nặng, gọi là đất nặng.

Đ5 Đất nhiều cát có thành phần cơ giới nhẹ, gọi là đất nhẹ. Thành phần cơ giới có ảnh hưởng nhiều đến tính chất đất và độ màu mỡ của đất.

2. Các loai đất chia theo thành phần cơ giới:

Dựa vào thành phần cơ giới của đất, người ta chia đất ra làm ba loại chính:

a. Đất cát: Chứa nhiều cát, ít sét và bụi. Đất cát hút nước tốt nhưng giữ nước kém, các chất dinh dƣỡng bị rửa trôi nhiều nên đất xấu. Muốn sử dụng tốt loại đất này phải bón nhiều phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học. Dùng bùn ao phơi hoặc phù sa mịn bón cho loại đất này rất tốt.

Trang 62 b. Đất sét : Chứa nhiều sét, ít cát và bụi. Đất sét hút nước kém, nhưng giữ nước và chất dinh dƣỡng tốt. sử dụng đất sét cần chú ý bón phân hữu cơ nhiều, bón thêm cát mịn và kết hợp với phân hóa học.

Tiểu mục 1 "khái niệm" có 05 đoạn, có thể thấy ý nghĩa của từng đoạn nhƣ sau : Đ1 Quan sát dẫn tới khái niệm

Đ2 Khái niệm thành phần cơ giới

Đ3 Các loại đất chia theo thành phần cơ giới Đ4 Các loại đất chia theo thành phần cơ giới Đ5 Tác dụng của thành phần cơ giới

Đ3 Đ4 Đ5 phân tích các loại đất chia theo thành phần cơ giới, vì vậy chúng không thuộc tiểu mục này. Ba đoạn đó cần đƣa xuốne tiểu mục 2 "các loại đất chia theo thành phần cơ giới". Đặc biệt ở Đ5, hai phát ngôn ở hai cấp độ khác nhau bị nhập chung thành một đoạn.

Trình tự 5 đoạn nhƣ vậy là không hợp lý, cần chuyển đổi vị trí của các đoạn trong tiểu mục 1 và tiểu mục 2 nhƣ sau :

III. THÀNH PHẨN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT TRỒNG : 1. Khái niệm :

Hãy quan sát kỹ một mẫu đất bằng mắt thường ta sẽ thấy những hạt cát (có đường kính từ 2 - 0,02mm). Nhìn kỹ hơn, thấy có những hạt nhỏ li ti (đường kính khoảng từ 0,02 - 0,002mm), đó là những hạt bụi (còn gọi là limon). Những hạt nhỏ hơn nữa, mắt thường gần như khống nhìn thất (đường kính nhỏ hơn 0,002mm) đó là những hạt sét.

Người ta gọi tỉ lệ (%) của cát sét, bụi có trong một loại đất là thành phần cơ giới của đất (còn gọi là sa cấu).

Thành phần cơ giới có ảnh hưởng nhiều đến tính chất đất và độ màu mỡ của đất.

Trang 63 2. Các loại đất chia theo thành phần cơ giới:

Các loại đất khác nhau có tỉ lệ cát, sét, bụi khác nhau, nghĩa là có thành phần cơ giới khác nhau. Dựa vào thành phần cơ giới của đất, người ta chia ra làm ba loại chính :

a. Đất cát: Chứa nhiều cát, ít sét và bụi. Đất nhiều cát có thành phần cơ giới nhẹ, gọi là đất nhẹ. Đất cát hút nước tốt nhưng giữ nước kém, các chất dinh dưỡng bị rữa trôi nhiều nên đất xấu. Muốn sử dụng tốt loại đất này phải bón nhiều phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học. Dùng biên độ phơi khô hoặc phù sa mịn bón cho loại đất này rất tốt.

b. Đất sét: Chứa nhiều sét, ít cát và bụi. Đất nhiều sét có thành phần cơ giới nặng, gọi là đất nặng. Đất sét giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhưng hút nước kém. Sử dụng đất sét cần chú ý bón phân hữu cơ nhiều, bón thêm cát mịn và kết hợp với phân hóa học.

c. Đất thịt:

Nguyên tắc phân đoạn trong tiểu mục 1 là dựa vào sự thay đổi của chủ thể. Các đoạn Đ3 Đ4 Đ5 (phát ngôn đầu của đoạn 5), mỗi đoạn gồm một phát ngôn, đƣợc đƣa xuống tiểu mục 2. nhập vào các đoạn phù hợp.

Bài 7: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG lI. NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH BẰNG GIÂM CÀNH

Đ1 Đối với những giống cây có khả năng sinh sản vô tính, người ta áp dụng biện pháp giâm cành để sản xuất cây con giống. Từ một đoạn cành bánh tẻ (không non cũng không

Trang 64 già) được giâm lên luống đất trong vườn ươn, sau một thời gian chăm sóc đoạn cành này mọc rễ và trở thành một cây con giống (h.2).

Đ2 Phương pháp này được áp dụng đối với một số cây cảnh, cây ăn quả (cam, chanh, bưởi...).

Đ3 Biện pháp giâm cành đòi hỏi một số kỹ thuật phức tạp. Ví dụ : điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thích hợp để cho rễ mọc. Có thể dùng một số hóa chất để xử lý cành giâm nhằm kích thích ra rễ nhanh. Đây là phương pháp đang có nhiều triển vọng để sản xuất hàng loạt những cây giống đối với các giống cây ăn quả quý hiếm.

Đ4 Ngoài ra, ở một số cây nhƣ táo, chanh, bưởi... người ta còn dùng phương pháp chiết ghép để sản xuất cây giống (h.3).

Đ5 Có hạt giống tốt, nhƣng không biết bảo quản tốt thì phẩm chất hạt giống sẽ giảm, vì vậy trong công tác giống cây trồng, không nên xem nhẹ việc bảo quản hạt giống.

Nội dung mục II cho biết nhân giống vô tính bằng giâm cành có yêu cầu về kỹ thuật, có một số đối tƣợng chung và đối tƣợng cụ thể có thể sử dụng biện pháp này. Phân tích ý nghĩa của 5 đoạn nhƣ sau :

Đ1 Đối tƣợng áp dụng chung, kỹ thuật Đ2 Đối tƣợng cụ thể

Đ3 Kỹ thuật - Đối tƣợng cụ thể

Đ4 Đoạn mở rộng : giới thiệu phương pháp triết ghép Đ5 Đoạn chuyển ý : bảo quản hạt giống

Thứ tự các đoạn cũng nhƣ thứ tự các phát ngôn sắp xếp nhƣ vậy không hợp lý, rất tùy tiện (chú ý là các đoạn Đ1 Đ2 Đ3). Riêng đoạn 5

Trang 65 đặt ở vị trí đó không phù hợp vì phương pháp nhân giống vô tính không có yêu cầu bảo quản.

Đ5 cần phải đặt ở mục "bảo quản hạt giống". Thứ tự các đoạn trong mục II có thể sắp xếp lại nhƣ sau:

lI. NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH BẰNG GIÂM CÀNH

Đối với những giống cây có khả năng sinh sản vô tính, người ta áp dụng phương pháp giâm cành để sản xuất cây con giống.

Từ một đoạn cành bánh tẻ (không non cũng không già) đƣợc giâm lên luống đất trong vườn ươm, sau một thời gian chăm sóc, đoạn cành này mọc rễ và trở thành một cây con giống. Phương pháp này đòi hỏi một số kỹ thuật phức tạp. Ví dụ: điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thích hợp để cho rễ mọc. Có thể dùng một số hóa chất để xử lý cành giâm nhằm kích thích ra rễ nhanh.

Phương pháp giâm cành được áp dụng đối với một số cây cảnh, cây ăn quả (cam, chanh, bưởi...). Đây cũng là phương pháp đang có nhiều triển vọng để sản xuất hàng loạt những giống cây ăn quả quí hiếm.

Ngoài ra, ở một số cây như táo, chanh, bưởi... người ta còn dùng phương pháp chiết ghép để sản xuất cây giống.

Phân đoạn trong mục II, dựa vào nguyên tắc thay đổi thông số : thay đổi chủ thể hiện bằng C.

Bài 9: Là trường hợp không giống như các văn bản đã phân tích ở loại lỗi 3. Phân tích cách phân đoạn của bài này, chúng tôi muốn chú ý đến thứ tự sắp xếp các phát ngôn trong các đoạn có chủ đề tương ứng. Yêu cầu cấu trúc phân đoạn của các đoạn đó cũng phải giống nhau.

lI. PHƯƠNG PHÁP GIEO HẠT

Phương pháp gieo hạt được áp dụng chủ yếu đối với những cây trồng ngắn ngày (đậu,

Trang 66 đỗ, vừng...) và trong các vườn ươm. Phương pháp gieo hạt có ưu điểm là tốn ít công gieo trồng, cây sinh trưởng liên tục. Có 3 cách gieo hạt.

1. Gieo hạt theo hàng : Thường dùng cho đậu đỗ, một số cây rau... Làm kỹ đất, lên luống rồng rạch hàng. Bón phân lót xuống đáy các hàng rạch, phủ lớp đất mỏng rồi gieo hạt.

Gieo xong phủ lớp đất mịn lên che hạt.

2. Gieo hạt theo hốc : Dùng cuốc hoặc máy canh tác bổ hốc để gieo hạt. Chú ý bổ hốc thành từng hàng để đảm bảo mật độ cây và tiện chăm sóc sau này. Mỗi hốc gieo 2 - 3 hạt giồng, gieo xong lấp đất để che phủ hạt. Thường áp dụng với những loại cây có yêu cầu khoảng cách rộng hơn, nhƣ ngô (bắp).

3. Gieo vãi : Làm đất, bón lót xong, hạt giống đƣợc vãi đều trên khắp bề mặt luống, mặt ruộng. Gieo vãi có ƣu điểm là ít tốn công hơn, nhanh, nhƣng việc chăm sóc gặp khó khăn. Thường áp dụng gieo vãi với một số loại rau, vừng (mè) và lúa.

Nội dung từng tiểu mục trình bày từng cách gieo hạt. Mỗi cách đều nêu đối tƣợng áp dụng và kỹ thuật. Tuy nhiên việc sắp xếp các phát ngôn trong các đoạn lại không tương ứng : tiểu mục I "gieo hạt theo hàng" đƣa đối tƣợng áp dụng lên đầu đoạn, kỹ thuật xuống cuối;

tiểu mục 2 và 3 thì ngƣợc lại. Cần sắp xếp lại thứ tự các phát ngôn trong tiểu mục 2 và 3 cho tương ứng với tiểu mục 1. Tức là phát ngôn nên đối tượng đặt đầu đoạn. Các phát ngôn nên kỹ thuật đặt sau. Như vậy người đọc sẽ hiểu nhanh hơn, dễ phân biệt hơn.

Tóm lại, những văn bản mắc lỗi 3, thứ tự các đoạn tùy tiện, cần đƣợc sắp xếp lại theo một trật tự hợp lý, nhằm giúp người đọc hiểu đúng. Việc sắp xếp lại thứ tự các đoạn có thể dựa vào nguyên tắc thay đổi các thông số.

Trang 67 Nếu lỗi phân đoạn ở cấp độ lớn ảnh hưởng đến việc tiếp thu toàn văn bản thì lỗi phân đoạn ở cấp độ nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến cách hiểu từng mục, tiểu mục.

Một văn bản có những mục tiểu mục người đọc hiểu chưa chính xác, chưa đầy đủ cũng có nghĩa văn bản đó tính hiệu quả chƣa cao. Lỗi phân đoạn ở cấp độ nhỏ có nhiều trường hợp: nhập đoạn tùy tiện; tách đoạn tùy tiện; thứ tự các đoạn lộn xộn. Người biên soạn tỏ ra ít chú ý đến phương diện ngữ pháp văn bản, có phần coi nhẹ việc cấu trúc hóa văn bản.

Qua phân tích những văn bản mắc lỗi tiêu biểu ở trên, chúng tôi muôn góp phần chỉ ra các khiếm khuyết của văn bản giáo khoa kỹ thuật 7 hiện hành.Ở mức độ nhất định, chúng tôi cũng đề xuất cách chữa với từng loại lỗi trong từng văn bản cụ thể. Đó là những cách chữa đơn giản. dễ hiểu. Phạm vi chữa ứng với phạm vi mắc lỗi của từng văn bản.

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Sự phân đoạn văn bản trong sách giáo khoa phổ thông (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)