Khái niệm và bản chất của bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (Trang 28 - 32)

Chương 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

2.1. Bảo hiểm xã hội đối với phát triển kinh tế xã hội

2.1.1. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm xã hội

2.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội

Trong bất cứ xã hội nào có nền kinh tế thị trường, BHXH luôn luôn là yêu cầu thiết yếu của cuộc sống của cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động (sau đây gọi tắt là người lao động). Ở hầu hết các nước trên thế giới, dưới các hình thức khác nhau, BHXH đã ra đời và phát triển hàng trăm năm nay, từ tự phát đến tự giác, từ tự nguyện đến bắt buộc, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện, tùy theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội của từng quốc gia. Đến giữa thế kỷ 20, BHXH đã đƣợc thừa nhận trong bản Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 10/12/1948. Trong bản Tuyên ngôn có đoạn viết:

Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH.

Quyền đó đặt trên cơ sở sự thỏa mãn các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cần cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người...” [63].

Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình khi họ gặp khó khăn do bị mất hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đai, mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và chết. Hơn nữa BHXH còn bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khoẻ và trợ cấp cho các gia đình khi cần thiết…” [62]. Định nghĩa này phản ánh một cách tổng quan về mục tiêu, bản chất và chức năng của BHXH đối với mỗi quốc gia. Mục tiêu cuối cùng của BHXH là hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân trong cộng đồng và của toàn xã hội đối với mọi người.

Năm 1952, ILO đã đƣa ra Công ƣớc số 102 về chế độ BHXH để khuyến cáo các nước thành viên Liên hiệp quốc thực hiện. Theo quy định của ILO thì BHXH có 9 chế độ trợ cấp:

20

- Chăm sóc y tế - Trợ cấp ốm đau - Trợ cấp thai sản

- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Trợ cấp hưu trí

- Trợ cấp tử tuất - Trợ cấp thất nghiệp - Trợ cấp gia đình

- Trợ cấp tàn tật (mất sức lao động)

Theo Đại từ điển kinh tế thị trường của Việt Nam thì “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, già yếu, mất việc làm, trên cơ hình thành một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo đúng pháp luật nhằm bảo đảm an toàn, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội” [55].

Theo khoản 1, điều 3 của Luật BHXH năm 2014 thì “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Nhƣ vậy, theo quan điểm của nghiên cứu sinh thì: Bảo hiểm xã hội là một chế định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và được sự tài trợ một phần của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi lao động hoặc khi chết.

Ngày nay, BHXH đã phát triển rộng khắp các nước trên thế giới với các hình thức phong phú đa dạng nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp các rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

21

Ở nước ta, trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, chỉ có công nhân viên chức và lực lượng vũ trang mới là đối tượng tham gia BHXH, Nhà nước đảm bảo đối tƣợng này những trợ cấp khác nhau bằng tiền hoặc hiện vật. Nguồn chi trả BHXH do ngân sách Nhà nước cấp trên cơ sở đóng góp của các xí nghiệp và của Nhà nước, NLĐ không phải trực tiếp đóng góp.

Chuyển sang cơ chế thị trường, NLĐ trong mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia BHXH. Khi đó BHXH không phải chỉ có sự đảm bảo, sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với công nhân viên chức mà là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của mọi NLĐ khi họ giảm hoặc mất khả năng lao động.

2.1.1.2. Bản chất bảo hiểm xã hội

BHXH là một hệ thống các chế độ trợ cấp nhằm góp phần thay thế thu nhập (tiền lương hoặc tiền công) của người lao động khi gặp phải những trường hợp rủi ro bị mất khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí hoặc tử tuất để đảm bảo cuộc sống của người lao động và gia đình họ bằng cách hình thành một quỹ tài chính để trợ cấp do các bên liên quan đến việc sử dụng lao động và bản thân người lao động đóng góp.

BHXH ra đời là yêu cầu khách quan đối với người lao động và xã hội.

Xét từ phía người lao động, trong quá trình lao động sản xuất, kinh doanh, người lao động luôn gặp phải những trường hợp rủi ro khách quan như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, già yếu... làm cho họ bị mất khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn, giảm hoặc mất nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công để đảm bảo cuộc sống; hoặc người lao động bị chết mà con cái ở tuổi vị thành niên, bố mẹ già yếu mất nơi nương tựa. Vì thế để có nguồn tài chính thay thế cho thu nhập từ tiền lương, tiền công nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình người lao động khi gặp rủi ro hoặc già yếu tất yếu khách quan phải tạo lập quỹ BHXH.

Xét từ phía xã hội, quy luật bảo toàn nòi giống, duy trì lực lƣợng lao

22

động cho tương lai của xã hội, những người lao động nữ trong quá trình sản xuất công tác họ còn phải làm nhiệm vụ người mẹ sinh đẻ, nuôi con, chăm sóc con lúc ốm đau... Trong thời gian thai sản, nuôi con nhỏ, chăm sóc con lúc ốm đau họ phải nghỉ lao động nên mất nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công. Để đảm bảo nguồn tài chính cho các nhu cầu đó tất yếu khách quan phải tạo lập quỹ BHXH thích hợp.

Mặt khác, do sự vận động của các quy luật nội tại của nền kinh tế thị trường đặc biệt là quy luật cạnh tranh nên trong quá trình sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp gặp phải rủi ro khách quan hoặc chủ quan dẫn đến sản xuất kinh doanh đình trệ, phá sản, người lao động có thể bị thất nghiệp, mất thu nhập không đảm bảo cuộc sống, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, đời sống, trật tự, an ninh xã hội. Vì thế để đảm bảo nền kinh tế - xã hội phát triển cân bằng, ổn định, bền vững, cuộc sống của người lao động ổn định trước những rủi ro khách quan Nhà nước phải có những biện pháp. Một trong những biện pháp đó là tạo dựng quỹ BHXH. Nhà nước có thể thông qua phân phối lại Ngân sách để đóng góp một phần vào quỹ BHXH hoặc Nhà nước bắt buộc 100% các doanh nghiệp phải tham gia đóng BHXH. Số tiền các doanh nghiệp đóng BHXH được hạch toán vào giá thành sản phẩm và được người tiêu dùng chấp nhận thông qua việc chấp nhận giá sản phẩm. Chính vì tính chất xã hội, tính chất cộng đồng này nên quỹ bảo hiểm cho NLĐ mới có tên là quỹ BHXH.

Thực chất người sử dụng lao động nộp phí vào quỹ BHXH là nộp thay cho người tiêu dùng sản phẩm để đảm bảo an toàn cho xã hội. NLĐ được hưởng các chế độ BHXH không phải chỉ do chính bản thân người lao động đóng góp theo quy định mà cả chủ sử dụng lao động và Nhà nước cũng góp phần.

Tuy nhiên BHXH cũng là một loại hình bảo hiểm tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường, giữa BHXH và bảo hiểm thương mại có nhiều điểm giống và khác nhau, nhƣng có một số điểm giống và khác nhau cơ bản đó là:

Giống nhau:

23

BHXH và bảo hiểm thương mại đều hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù cho số ít. Nghĩa là số đông người tham gia đóng bảo hiểm để bảo hiểm cho số ít người không may bị rủi ro. Nguồn hình thành quỹ BHXH và bảo hiểm thương mại chủ yếu do các đối tượng tham gia BHXH đóng góp.

Khác nhau:

Hoạt động của BHXH là những hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà vì an sinh xã hội. Thu của BHXH dùng để chi trả cho các chế độ BHXH.

Nếu thu không đủ chi, Ngân sách Nhà nước trợ cấp. Hầu hết các nước trên thế giới, Ngân sách Nhà nước đều cấp bù cho quỹ BHXH một khối lượng rất lớn như: Đan mạch Nhà nước cấp hỗ trợ 81%, Ai-Len là 66%... Ở nước ta, theo chính sách BHXH hiện hành, người lao động và chủ sử dụng lao động đóng vào quỹ BHXH 26% tiền lương. Trong quãng thời gian người lao động nghỉ hưu, quỹ BHXH chỉ đủ chi trả cho 8 năm, từ năm thứ 9 Ngân sách Nhà nước cấp bù.

Mục đích của loại hình bảo hiểm thương mại là lợi nhuận. Các hoạt động bảo hiểm thương mại được thực hiện theo Luật doanh nghiệp cũng như các quy định của công ty, phải hạch toán kinh doanh, phải đóng thuế cho Nhà nước và nếu thua lỗ không được Nhà nước cấp bù. Đó là những điểm khác nhau cơ bản giữa BHXH và các loại bảo hiểm thương mại.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)