Chương 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
2.3. Chính sách tài chính bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2.3.2. Kinh nghiệm về chính sách sử dụng nguồn tài chính BHXH
Quỹ BHXH đƣợc sử dụng để chi trả các chế độ BHXH chiếm tỷ trọng lớn nhất, quan trọng nhất thường chiếm trên 80% tổng số chi của quỹ. Ta sẽ đi vào xem xét một số cơ chế chi trả chế độ BHXH ở một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Việc chi trả các chế độ BHXH này được tiến hành theo luật định ở từng nước và phụ thuộc vào phạm vi trợ cấp của từng hệ thống bảo hiểm xã hội.
2.3.2.1. Kinh nghiệm về sử dụng nguồn tài chính BHXH của Pháp
Đƣợc hình thành từ năm 1945 và cho đến tận cuối thập kỷ 70, mô hình ASXH của Cộng hòa Pháp vẫn áp dụng chủ yếu theo mô hình Bismark, bởi lẽ trong giai đoạn này nước Pháp đã đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững, việc làm đầy đủ, mạng lưới ASXH mở rộng. Vào cuối những năm của thế kỷ 20, an sinh dành cho người về hưu mới bắt đầu được chú trọng nhiều, điều này thể hiện rất rõ trong luật quỹ ASXH Pháp. Các chương trình ASXH Pháp hiện nay bao gồm: BHYT; bảo hiểm hưu trí và trợ cấp tuổi già; bảo hiểm thương tật khi làm việc; bảo hiểm thất nghiệp; Trợ cấp gia đình và mỗi chương trình này đều có luật riêng điều chỉnh [68].
Trong đó, mức bảo hiểm hưu trí là 50% thu nhập bình quân (mức bình quân của 10 năm có thu nhập cao nhất).
Về mức trợ cấp ốm đau tương đương một phần tiền lương (thường là bằng
54
1/2 tháng lương), từ ngày nghỉ ốm thứ 31 trở đi người đóng bảo hiểm được trợ cấp 2/3 tháng lương, số ngày được trợ cấp không quá 6 tháng. Trợ cấp chi phí khám chữa bệnh theo cơ chế trợ cấp toàn bộ chi phí khám bệnh và một phần chi phí chữa bệnh (30% chi phí y tế và phẫu thuật, từ 0% đến 60% chi phí thuốc men, 40% chi phí xét nghiệm) theo phiếu chữa bệnh.
Về chế độ thai sản, tại Pháp thì người lao động nữ được trợ cấp 100% chi phí khi sinh đẻ, chi phí y tế trong 4 tháng trước khi sinh con. Khi sinh, người được bảo hiểm được trợ cấp thu nhập 16 tuần nghỉ (6 tuần trước và 10 tuần sau khi sinh), nếu sinh đôi thì được nghỉ 26 tuần hưởng trợ cấp (8 tuần trước và 18 tuần sau khi sinh).
Về chế độ khi bị TNLĐ-BNN, người lao động bị tai nạn dẫn đến thương tật được trợ cấp dài hạn. Nếu người được bảo hiểm vẫn còn thực hiện được một hoạt động kiếm sống thì được hưởng trợ cấp là 30% mức lương bình quân (bình quân của 10 năm lương cao nhất). Nếu người được bảo hiểm không còn thực hiện được một hoạt động kiếm sống thì được hưởng trợ cấp là 50% mức lương bình quân.
2.3.2.2. Kinh nghiệm về sử dụng nguồn tài chính BHXH của Mỹ
BHXH là một bộ phận của ASXH Mỹ. Nhóm chương trình BHXH được chi trả từ các quỹ BHXH được đóng góp bởi NLĐ, NSDLĐ và những người tự doanh, họ sẽ nhận đƣợc trợ cấp bảo hiểm khi đủ điều kiện nhƣ về già, ốm đau, bệnh tật, mất khả năng lao động… bao gồm các chương trình hưu trí, BHYT và bảo hiểm việc làm khác. Đối tượng hưởng lợi nhất của BHXH là người già (người về hưu) chiếm tới 63,15% trong tổng số người nhận BHXH [68].
Người già ở Mỹ được hưởng tiền trợ cấp tuổi già từ quỹ Social Security.
Đối với người đã từng đi làm, mức tiền trợ cấp tuổi già được tính từ số năm đi làm và mức lương trong những năm đó, tương tự như bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Người lãnh lương sẽ trích lại 6,2% lương và người trả lương góp thêm 6,2% lương nữa để nộp vào quỹ Social Security (50%-50%). Nhiều người Mỹ tự lập kế hoạch hưu trí cho mình qua “kế hoạch 401” vì không thể hoàn toàn dựa vào quỹ Social Security. Theo “kế hoạch 401”, mỗi người tự quyết định sẽ
55
trích bao nhiêu phần trăm lương của mình để gửi vào tài khoản hưu trí. Tài khoản hưu trí đó sẽ được giao cho các công ty quản lý quỹ hoặc công ty bảo hiểm nhân thọ quản lý, sinh lợi. Công ty quản lý quỹ thường tạo ra vài quỹ đầu tư khác nhau về mức lợi nhuận và rủi ro để người chủ tài khoản chọn theo ý riêng. Số tiền trích vào quỹ hưu trí sẽ không chịu thuế thu nhập cho tới khi đƣợc rút ra dùng.
Về mức trợ cấp ốm đau, mức trợ cấp ốm đau do TNLĐ-BNN đƣợc chi bằng 100% mức lương tháng. Nếu ốm đau không do tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp tỷ lệ trợ cấp có thể là 100%, 80%, 60% hoặc 50% phụ thuộc vào số năm công tác.
Về chế độ thai sản, người lao động nữ sinh con được nghỉ 6 tuần trước khi sinh hưởng nguyên lương, sau khi sinh con được nghỉ 1 năm hưởng 50%
đến 60% lương.
2.3.2.3. Kinh nghiệm về sử dụng nguồn tài chính BHXH của Hàn Quốc Hiện nay, hệ thống ASXH của Hàn Quốc gồm có 04 loại bảo hiểm đƣợc quản lý riêng do 02 Bộ phụ trách. Bộ Y tế phụ trách: Bảo hiểm hưu trí quốc gia, bắt đầu thực hiện từ năm 1988 với mục đích đảm bảo thu nhập cho người lao động hết tuổi lao động và Bảo hiểm y tế, bắt đầu thực hiện từ năm 1977 với mục đích chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân. Bộ Lao động phụ trách: Bảo hiểm TNLĐ bắt đầu thực hiện từ năm 1964 với mục đích bồi thường các TNLĐ-BNN và Bảo hiểm tuyển dụng bắt đầu thực hiện từ năm 1995 với mục đích cơ bản là trợ cấp thất nghiệp.
Bảo hiểm hưu trí quốc gia là một hệ thống ASXH được thực hiện bởi Chính phủ Hàn Quốc trong đó chính phủ thu đóng góp hàng tháng của người lao động tham gia bảo hiểm và trả tiền trợ cấp hưu trí cho những người được bảo hiểm hoặc người phụ thuộc của họ khi đủ điều kiện. Điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí là 60 tuổi (cả nam và nữ), đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Tối đa 33 năm phải đóng BHXH và từ năm thứ 34 không phải đóng nữa. Mức hưởng bảo hiểm hưu trí của NLĐ là 50% lương trung bình 3 năm cuối đối với những người đóng đủ 20 năm. Từ năm thứ 21 đến năm thứ 33 đóng BHXH thì tăng
56
thêm mỗi năm 2% nhưng tối đa không vượt quá 70% mức lương trung bình 3 năm cuối. Mức hưởng có thể được điều chỉnh nếu trượt giá [74].
Nếu NLĐ đủ điều kiện bảo hiểm bị tàn tật vĩnh viễn sau khi điều trị thương tật và bệnh tật họ được nhận trợ cấp tàn tật vĩnh viễn bằng mức lương trung bình của họ nhân với số ngày quy định theo mức độ tàn tật của họ (từ mức 01 đến mức 14 quy định của chế độ BHXH). Nếu NLĐ bị chết do bị thương tật hay bệnh tật liên quan đến công việc, đủ điều kiện bảo hiểm, thì thân nhân người lao động được nhận mức lương ngày trung bình của người lao động nhân với 1300 ngày. Nếu tổ chức tang lễ thì chi phí mai táng đƣợc hỗ trợ bằng mức lương trung bình ngày của NLĐ nhân với 120 ngày. Mức lương ngày trung bình được tính bằng tổng lương của ba tháng cuối ngay trước khi xảy ra tai nạn chia cho số ngày của ba tháng cuối đó.
2.3.3. Kinh nghiệm về đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội
Hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH là một hoạt động quan trọng của tài chính BHXH, do đó pháp luật về BHXH của hầu hết các nước đều có những quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt về hoạt động này. Thông thường, người ta quy định quỹ BHXH được phép đầu tư vào các lĩnh vực: gửi tiền ở ngân hàng, mua các loại trái phiếu chính phủ, cho các công ty vay vốn, trực tiếp liên doanh hoặc uỷ thác kinh doanh, tƣ vấn bảo hiểm, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản... ở những nước mà các chế độ chăm sóc y tế nằm trong hệ thống BHXH, người ta còn xây dựng các cơ sở y tế nhằm mục đích kinh doanh và phục vụ việc nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu về chi phí y tế.
Nhìn chung, hoạt động đầu tư quỹ BHXH rất được chú trọng ở các nước. Tuy nhiên, hình thức, phương thức và chính sách thực hiện đầu tư ở mỗi nước lại không giống nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện KT-XH và trình độ phát triển thị trường tài chính của từng nước. Sau đây là kinh nghiệm đầu tư quỹ BHXH ở một số nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
2.3.3.1. Kinh nghiệm ở Malayxia
Ở Malayxia, hoạt động BHXH đƣợc thực hiện bởi hai quỹ - đó là Quỹ BHXH do Tổ chức BHXH Malayxia (SOCSO) quản lý, và Quỹ Phòng xa dành cho người lao động (EPF) do Bộ Tài chính quản lý.
57
Quỹ BHXH thuộc SOCSO thực hiện các chế độ: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, y tế, phục hồi, tuất. Quỹ này đƣợc phép đầu tƣ vào các lĩnh vực:
+ Trái phiếu chính phủ Malayxia;
+ Các khoản đầu tƣ hoặc chứng khoán phát hành bởi các tổ chức tín dụng có tín nhiệm;
+ Cổ phiếu và các giấy nhận nợ đƣợc định giá trên TTCK Malayxia;
+ Các khoản đầu tƣ khác do Chính phủ Malayxia quy định.
Quỹ EPF cung cấp các chế độ BHXH: hưu trí, tử tuất, người sống phụ thuộc. Quỹ này đƣợc phép đầu tƣ vào trái phiếu chính phủ Malayxia, các khoản vay và giấy nợ, giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ, cổ phần không có lãi cố định, các dự án liên doanh và tƣ nhân hoá, và một số tài sản khác.
Trong bộ máy tổ chức của hai quỹ này đều có bộ phận chuyên trách về đầu tư tăng trưởng quỹ. Quỹ BHXH thuộc SOCSO có Ban Đầu tư gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ BHXH, Tổng Giám đốc quỹ BHXH, đại diện của người lao động, người sử dụng lao động và một số Bộ, ngành liên quan (KBNN, Ngân hàng Trung ương, Bộ Nguồn nhân lực...); còn quỹ EPF có bộ phận quản lý hoạt động đầu tƣ bao gồm Phòng Quản lý dự án, Phòng Quản lý tài sản, Phòng Đầu tƣ 1 và Phòng Đầu tƣ 2 [74].
Như vậy, ở Malayxia, hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH được thực hiện đối với cả nguồn vốn thu từ chế độ BHXH ngắn hạn (quỹ BHXH) và nguồn vốn thu từ chế độ BHXH dài hạn (quỹ EPF).
2.3.3.2. Kinh nghiệm ở Singapore
Quỹ Phòng xa trung ƣơng của Singapore (The Central Provident Fund - CPF) đƣợc thành lập năm 1955 với mục đích cung cấp các đảm bảo về tài chính cho người lao động trong trường hợp họ nghỉ hưu. Dần dần, quỹ này không chỉ cung cấp các chế độ BHXH mà còn cung cấp sự bảo vệ về mặt tài chính cho các thành viên của CPF và gia đình họ thông qua hệ thống bảo hiểm của CPF.
Theo luật pháp của Singapore, quỹ CPF chủ yếu đƣợc đầu tƣ vào trái phiếu chính phủ và các chứng khoán. Ngoài ra, CPF còn đƣợc phép đầu tƣ vào:
58
+ Các chứng khoán có thu nhập cố định phát hành tại Singapo của bất kỳ một công ty nào đƣợc pháp luật thừa nhận;
+ Các khoản tiền gửi sinh lãi bằng đồng đô la Singapore tại Ngân hàng Trung ƣơng hoặc tại các NHTM và các công ty tài chính ở Singapre;
+ Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhƣợng bằng đô la Singapore do các NHTM ở Singapore phát hành;
+ Các cổ phần do các công ty đầu tƣ tài chính phát hành.
Quỹ CPF cũng được đầu tư ra nước ngoài nhưng giới hạn tối đa là 30%
tổng số tiền của quỹ, và chỉ đƣợc phép mua các chứng khoán loại A do các chính phủ nước ngoài phát hành.
2.3.3.3. Kinh nghiệm ở Philippin
Tổ chức BHXH Philippin (The Social Security System - SSS) là tổ chức thực hiện các chế độ trợ cấp BHXH cho người lao động ở khu vực tư nhân. Tổ chức này cung cấp các khoản vay cho các thành viên của mình với một tỷ lệ lãi suất quy định để các thành viên có thể sử dụng vào mục đích mua nhà, thực hiện các khoản đầu tƣ, chi tiêu vào giáo dục.
Quỹ BHXH do SSS quản lý đƣợc xác định là một nguồn lực tài chính quan trọng để thực hiện các dự án phát triển KT-XH nhằm đạt đƣợc mục đích cải thiện và nâng cao phúc lợi xã hội cung cấp cho con người như xây dựng các bệnh viện, xây dựng nhà ở và thực hiện các dự án phát triển nông thôn.
Năm 1996, tổng tài sản của SSS đạt 143,2 tỷ Pêsô; tổng số tiền đầu tƣ là 134,8 tỷ pêsô, trong đó 44% là đầu tƣ vào trái phiếu chính phủ, 38% là cho vay đối với các thành viên của tổ chức, và 18% đầu tƣ vào chứng khoán của các công ty tư nhân trong nước. Thu nhập từ hoạt động đầu tư năm 1996 đạt 15,5 tỷ pêsô, trong đó thu nhập ròng là 14,6 tỷ pêsô [74].
Để thực hiện các hoạt động đầu tƣ, SSS rất chú trọng việc đào tạo các chuyên gia toán bảo hiểm. ở đây, người ta cho rằng hai quan chức cao cấp nhất của hệ thống BHXH Philippin chính là chuyên gia thiết kế chính sách và chuyên gia toán bảo hiểm.
59
2.3.4. Kinh nghiệm về chính sách cân đối quỹ bảo hiểm xã hội
Trên thực tế, không phải bất cứ lúc nào quỹ BHXH cũng có trạng thái thu vào bằng số chi ra và ngƣợc lại. Quỹ BHXH luôn vận động không ngừng và nó phụ thuộc vào số lượng đối tượng tham gia BHXH, đối tượng hưởng chế độ BHXH, các chế độ chính sách về tiền lương, chế độ phụ cấp... Quỹ BHXH sẽ ở trạng thái bị mất cân đối nếu số thu vào của quỹ thấp hơn so với số chi ra của quỹ, trong trường hợp này cần phải tìm thêm nguồn thu hoặc có biện pháp để tăng nguồn thu để bù đắp số thiếu hụt của quỹ BHXH nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả BHXH cho các đối tƣợng theo quy định. Cân bằng thu chi là trạng thái mong muốn của mỗi nước khi triển khai thực hiện các chính sách tài chính BHXH.
2.3.4.1. Kinh nghiệm ở Trung Quốc
Tại quốc gia đông dân nhất thế giới này, hệ thống BHXH hiện nay bao gồm: Hệ thống bảo hiểm dành cho các cơ quan Nhà nước và hệ thống bảo hiểm dành cho NLĐ trong doanh nghiệp. Để đảm bảo cân bằng thu chi cho quỹ BHXH thì Trung Quốc thực hiện các chính sách nhƣ sau:
- Đối với hệ thống bảo hiểm dành cho NLĐ trong doanh nghiệp:
+) Về đối tƣợng tham gia: Hệ thống bảo hiểm cơ bản đƣợc áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp và NLĐ trong doanh nghiệp.
+) Về tỷ lệ đóng góp: tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp do chính quyền địa phương các tỉnh quy định nhưng thông thường không vượt quá 20% tổng quỹ lương của doanh nghiệp; những nơi nào cao hơn 20% phải báo cáo lên chính quyền trung ƣơng để thông qua. NLĐ trong doanh nghiệp cũng phải đóng góp một phần lương của họ, mức đóng góp này sẽ được tăng dần theo thời gian với mức tăng 1% sau 2 năm cho đến khi đạt mức 8%.
+) Về tuổi nghỉ hưu: Theo quy định hiện nay thì nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi sẽ được nghỉ hưu. Tuy nhiên, Trung Quốc cho phép nâng tuổi nghỉ hưu của cán bộ nữ ở một vài chức danh lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học,...
+) Tài khoản cá nhân: Theo quy định của BHXH Trung Quốc, 11% của tổng số tiền từ lương sẽ được đưa vào tài khoản cá nhân để làm nguồn đả bảo
60
cho NLĐ. 11% đó bao gồm toàn bộ phần đóng góp của NLĐ và NSDLĐ. Tài khoản cá nhân này đƣợc trả lãi suất và không thấp hơn lãi suất tiết kiệm của ngân hàng. Cuối năm 1998, tại Trung Quốc đã có hơn 61,18 triệu NLĐ có tài khoản cá nhân.
+) Về mức hưởng BHXH: NLĐ đến tuổi nghỉ hưu và đã đóng góp BHXH không dưới 10 năm cho quỹ BHXH thì được nhận 2 phần bảo hiểm đó là: Quyền lợi hưu trí cơ ban và quyền lợi hưu trí lấy từ tài khoản cá nhân. Phần bảo hiểm hưu trí cơ bản là 20% mức lương trung bình cua tổng số năm đi làm, còn số tiền lấy từ tài khoản cá nhân là bằng 1/120 của tổng giá trị tài sản đang có trong tài khoản.
+) Về cơ chế điều chỉnh: Nhà nước sẽ đều đặn tăng mức bảo hiểm hưu trí theo mức tăng của lương và mức tăng cua giá cả sinh hoạt.
- Đối với hệ thống BHXH dành cho NLĐ trong các cơ quan Nhà nước +) Các chi phí đóng góp cho quỹ BHXH do cơ quan Nhà nước trả và không có sự đóng góp nào từ cá nhân NLĐ.
+) Hệ thống chi trả BHXH đồng nhất trên cả nước và không có sự phân biệt giữa các cơ quan khác nhau. Bảo hiểm hưu trí được chi trả dựa trên mức lương của cá nhân và được tính tỷ lệ theo số năm công tác. Đối với quân đội, lương hưu gồm lương cơ bản, phần thêm tính theo chức vụ. Đối với NLĐ làm việc trong các cơ quan Nhà nước, lương hưu bao gồm lương cơ bản và lương chức vụ là trung bình của tất cả các năm công tác [31], [68].
2.3.4.2. Kinh nghiệm ở Hàn Quốc
Cũng giống nhƣ Trung Quốc, hệ thống BHXH của Hàn Quốc hiện nay bao gồm: BHXH đối với các công chức, viên chức và hệ thống BHXH đối với NLĐ trong các doanh nghiệp. Để đảm bảo cân đối cho quỹ BHXH thì Hàn Quốc thực hiện các chính sách nhƣ sau:
- Đối với các công chức, viên chức:
+) Mức đóng BHXH là 17% lương tháng, trong đó Nhà nước đóng góp 8,5% và công chức, viên chức đóng góp 8,5%. Nhà nước hỗ tợ quỹ trong trường hợp chi lớn hơn thu và được cân đối hàng năm.