Khái niệm chính sách và chính sách tài chính BHXH

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (Trang 46 - 50)

Chương 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

2.2. Nội dung cơ bản của chính sách tài chính bảo hiểm xã hội

2.2.1. Khái niệm chính sách và chính sách tài chính BHXH

Bất kỳ một hoạt động nào của con người có ý thức, của một tập thể, một tổ chức hay nói rộng ra là của một XH đều nhằm đạt một mục tiêu cụ thể nào đó.

Việc mục tiêu này có đạt đƣợc hay không, không chỉ phụ thuộc vào ý chí tự thân, những tiềm năng và năng lực nội tại của mỗi cá nhân hay XH, mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khách quan bên ngoài. Vì vậy, khi tiến hành các hoạt động, người ta thường có các giải pháp, chiến lược, sách lược, kế hoạch, phương pháp hoặc những cách thức xác định nhằm thực hiện bằng được các mục tiêu đã vạch ra. Muốn vậy, mỗi cá nhân, tổ chức hoặc XH phải có một chuỗi chương trình hay một tập hợp các nguyên tắc hành động định trước để hướng dẫn thực hiện và đó đƣợc gọi là chính sách.

Do chính sách là một công cụ có tính ƣớc lệ và không rõ ràng, hàm chứa nhiều nội dung phức tạp được biểu hiện dưới nhiều góc độ, khía cạnh và diễn ra theo những chiều hướng khác nhau, nhưng có liên quan và tác động qua lại với nhau, nên rất khó có thể đƣa ra một định nghĩa chính xác, duy nhất về chính sách.

Một cách thông thường, theo nghĩa hẹp, người ta hiểu chính sách là “phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại” [20] hay chính sách là “chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội” [55].

Theo nghĩa rộng, thuật ngữ chính sách đƣợc hiểu bao hàm không chỉ những biện pháp cụ thể, mà còn các chủ trương lớn, đường lối hoặc phương hướng chiến lƣợc của tổ chức, quốc gia, thể hiện quan điểm, thái độ ứng xử trong quá trình xử lý các vấn đề trong nước, quốc tế. Chính sách được xác định như là một đường lối

38

hành động mà Chính phủ lựa chọn đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà Chính phủ tìm kiếm và lựa chọn các phương pháp để theo đuổi các mục tiêu đó [34].

Giáo trình chính sách kinh tế xã hội của Trường Đại học Kinh tế quốc dân định nghĩa: “chính sách kinh tế xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của xã hội” [20].

Chính sách tài chính là một bộ phận của chính sách kinh tế xã hội, theo Từ điển tiếng Việt thông dụng thì chính sách tài chính là “tiêu chuẩn xử lý quan hệ phân phối tài chính theo lợi ích của giai cấp thống trị” [33].

Trong luận án này, nghiên cứu sinh cho rằng: chính sách tài chính hệ thống các quan điểm, các mục tiêu, các giải pháp trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính đảm bảo thực thi chính sách và chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

Có nhiều cách phân loại chính sách tài chính, chẳng hạn:

Thứ nhất, theo phạm vi hoạt động (hay theo nội dung của chính sách), có thể chia thành:

(i) Chính sách tài chính quốc gia:

Chính sách tài chính quốc gia là các phương hướng, biện pháp cơ bản về tài chính được Nhà nước ban hành để thực hiện thống nhất đường lối, chính sách tạo vốn, và sử dụng nguồn vốn, điều tiết quan hệ tích lũy - tiêu dùng, nhằm kích thích phát triển sản xuất, đảm bảo lợi ích KT-XH của các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư, ổn định thị trường, thực hiện công bằng trong phân phối các nguồn tài chính và phát triển thị trường tài chính. Chính sách tài chính quốc gia là chính sách quản lý vĩ mô quan trọng, bao gồm hệ thống các chính sách về thu ngân sách, chi ngân sách (chi đầu tư, chi thường xuyên); vay nợ, viện trợ; chính sách tiền tệ - tín dụng, bảo hiểm, tài chính doanh nghiệp, tài chính đối ngoại, tiết kiệm, tài chính dân cư và quản lý các nguồn vốn, tài sản quốc gia về phương diện tài chính.

(ii) Chính sách tài chính của một địa phương, ngành, lĩnh vực, tổ chức:

39

Chính sách tài chính của một địa phương, ngành, lĩnh vực, tổ chức là chính sách của một địa phương, ngành, lĩnh vực hoặc một tổ chức (trừ tổ chức là doanh nghiệp) nhằm huy động và sử dụng các nguồn tài chính phục vụ cho mục tiêu hoạt động trong phạm vi địa phương, ngành, lĩnh vực, tổ chức mình. Chính sách tài chính của một địa phương, ngành, lĩnh vực, tổ chức vừa có tính độc lập (được quyền chủ động trong huy động và sử dụng nguồn tài chính tại địa phương, ngành, lĩnh vực, tổ chức mình), vừa có tính phụ thuộc (chịu sự tác động của chính sách tài chính quốc gia và phải tuân thủ các quy định, chế độ tài chính quốc gia thống nhất).

(iii) Chính sách tài chính của một doanh nghiệp:

Chính sách tài chính của một doanh nghiệp là hệ thống các biện pháp nhằm thực hiện quá trình thu, chi tài chính của doanh nghiệp và bao gồm chính sách đảm bảo các khoản chi phí cho các nguồn lực đầu vào (tiền lương, tiền thuê hoặc tiền sử dụng đất, lãi vay, chi phí kinh doanh và tiêu thụ,...), các khoản thu nhập từ bán hàng hóa, dịch vụ, các khoản thuế và nghĩa vụ đóng góp khác.

Thứ hai, theo sự vận động của các nguồn tài chính, chính sách tài chính có thể phân chia thành:

(i) Chính sách huy động nguồn tài chính:

Chính sách huy động nguồn tài chính là hệ thống các quan điểm, các mục tiêu định hướng, các biện pháp để tạo lập các nguồn tài chính, hình thành lên các quỹ tài chính của quốc gia (NSNN), quỹ tài chính của một tổ chức (ngân sách của địa phương, ngành,...), quỹ tài chính doanh nghiệp (ngân sách của doanh nghiệp).

Trên giác độ quốc gia và vùng, địa phương, thuế là nguồn thu chủ yếu và có xu hướng ngày càng tăng lên cả số tuyệt đối và tương đối trong tổng nguồn thu của NSNN.

(ii) Chính sách sử dụng nguồn tài chính:

Chính sách sử dụng nguồn tài chính là việc xây dựng và áp dụng các giải pháp, biện pháp, công cụ để phân bổ và sử dụng nguồn tài chính thu đƣợc cho các nhu cầu khác nhau, thông qua các công cụ như đầu tư, tiền lương, tiền thưởng, học bổng, bảo hiểm, trợ cấp, các khoản chuyển từ cấp trên xuống cấp dưới, tích lũy, các khoản từ phân phối kết quả hoạt động tài chính,...

40

Những quan niệm trên về chính sách và chính sách tài chính dựa trên các góc độ khác nhau và mục đích khác nhau. Tuy nhiên, để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, luận án này nghiên cứu chính sách tài chính dựa trên tiêu chí phân chia chính sách tài chính theo sự vận động của các nguồn tài chính và bao gồm các chính sách bộ phận sau: chính sách huy động nguồn tài chính và chính sách sử dụng nguồn tài chính.

Nhƣ vậy, chính sách tài chính BHXH trong luận án này đƣợc tác giả quan niệm là: Hệ thống các quan điểm, các mục tiêu, các giải pháp trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho BHXH đảm bảo thực thi chính sách và chiến lược phát triển BHXH Việt Nam trong từng thời kỳ. Chính sách tài chính BHXH đƣợc xác định gồm các yếu tố sau:

Thứ nhất, mục tiêu của chính sách: nhằm đẩy mạnh phát triển mạng lưới BHXH theo chiến lƣợc phát triển đã đề ra, đáp ứng các nhu cầu về đảm bảo ASXH và hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Thứ hai, chủ thể của chính sách: Nhà nước là chủ thể của chính sách tài chính BHXH. Nhà nước và các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, ban hành các chính sách để tác động, quản lý tài chính đối với BHXH.

Thứ ba, đối tượng của chính sách: chính sách tài chính BHXH thể hiện dưới hình thức là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính nhằm quy định, hướng dẫn áp dụng cho các đối tượng thực chính sách, bao gồm: BHXH Việt Nam, các cơ quan BHXH cấp huyện và cấp tỉnh trên toàn quốc, các cơ quan đơn vị sử dụng lao động, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đƣợc tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ Việt Nam.

Thứ tư, các giải pháp của chính sách: các giải pháp (hay các biện pháp, phương pháp và công cụ) mà Nhà nước sử dụng để tác động nhằm đạt được mục tiêu chính sách trong những điều kiện cụ thể về không gian và thời gian xác định, chủ yếu bao gồm: các quy định trình tự, thủ tục và phương thức huy động, đầu tư

41

và sử dụng quỹ BHXH; các chế độ ƣu đãi, khuyến khích, hỗ trợ cho các NSDLĐ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi BHXH cho các đối tượng thụ hưởng,...

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)