Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
3.2. Thực trạng chính sách tài chính Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
3.2.4. Thực trạng chính sách cân đối quỹ BHXH
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII năm 2016 cho giai đoạn 2016 - 2020 có nêu rõ một trong những yêu cầu và cũng là mục tiêu quan trọng trong lĩnh vực BHXH là “Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối Quỹ BHXH trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ BHYT”.
Nội dung liên quan đến chính sách cân đối quỹ BHXH chƣa đƣợc đề cập trong Luật BHXH 2006 nhƣng lại đƣợc đề cập rất rõ trong Luật BHXH 2014, cụ thể: Một trong những nội dung cần phải đảm bảo liên quan đến BHXH là cân đối quỹ BHXH (Điều 7 Luật BHXH 2014).
Đây là yêu cầu hết sức quan trọng, thực hiện nguyên tắc bảo đảm an toàn về độ tin cậy tài chính của Quỹ BHXH, BHYT. Nguồn Quỹ BHXH, BHYT phải đƣợc đảm bảo và luôn trong tình trạng sẵn có để kip thời thực hiện việc chi trả trợ cấp cho các người tham gia, thụ hưởng, vì những rủi ro, nguy cơ trong cuộc sống, về sức khỏe luôn trong tình trạng thường trực, có thể đến với bất kỳ ai, vào bất cứ lúc nào. Điều đó có nghĩa nguồn tài chính phải đƣợc đảm
110
bảo một cách chắc chắn, là nhân tố quan trọng giữ gìn ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. BHXH, BHYT là quỹ xã hội, nguồn dự phòng phục vụ mục tiêu An sinh xã hội, do đó việc quản lý, sử dụng phải luôn đặt mục tiêu an toàn, đảm bảo cân đối lâu dài, vững chắc, là chỗ dựa tin cậy của Nhà nước và mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân.
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng nêu rõ vai trò của việc gia tăng nguồn thu bằng cách mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH, đây là một trong những phương thức để đảm bảo cân đối quỹ BHXH. Bên cạnh đó, để hướng dẫn cụ thể hơn những quy định của Nghị quyết về đảm bảo cân đối quỹ thì còn có Quyết định, Nghị định, Thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về đối tượng tham gia và mức đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động trong giai đoạn 2011-2016 nhƣ Quyết định số 42/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thông tư số 58/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thông tƣ 134/2011/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 04/2011/QĐ-TTg về quản lý tài chính BHXH Việt Nam.
Ngoài ra, để tăng nguồn thu an toàn cho Quỹ BHXH góp phần giúp quỹ cân đối thì các quy định pháp lý về đầu tư tăng trưởng quỹ cũng được đưa ra và quy định trong Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính về Quản lý tài chính. Các quy định này có nội dung cơ bản là đƣa ra các quy định để thực hiện bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm.
Bên cạnh các quy định để đảm bảo cân đối quỹ BHXH bằng cách gia tăng nguồn thu từ đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và từ đầu tư tăng trưởng quỹ thì còn có các quy định pháp lý về quản lý chi quỹ BHXH để giảm thiểu sự mất cân đối của các quỹ.
Đặc biệt là các quy định liên quan đến chi phí quản lý BHXH: Điều 8, Điều 9 trong Luật BHXH năm 2014 về mức chi quản lý, nguồn đảm bảo, nguồn kinh phí cho chi quản lý, nội dung chi, Quyết định số 15/2016/QĐ-TTg về mức chi phí quản lý BHXH giai đoạn 2016-2018 đều nhấn mạnh việc sử dụng kinh phí phải đúng quy định và tiết kiệm.
111
3.2.4.2. Thực trạng chính sách cân đối quỹ BHXH
Từ các số liệu về thu, chi và đầu tƣ quỹ BHXH chúng ta thấy tình hình cân đối quỹ BHXH giai đoạn 2011 – 2017 nhƣ sau:
Bảng 3.17: Tình hình cân đối quỹ BHXH giai đoạn 2011 – 2017
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Quỹ ốm đau
và thai sản
- Số thu 8.455 11.157 13.241 15.063 17.025 20.001 22.677
- Số chi 5.562 8.356 12.148 14.593 14.880 20.008 22.427
- Tỷ lệ số
chi/số thu 65,78% 74,89% 91,75% 96,88% 87,40% 100,03% 98,90%
Quỹ bảo hiểm
TNLĐ - BNN
- Số thu 2.818 3.719 4.415 5.021 5.675 6.667 7.545
- Số chi 278 348 432 497 520 555 588
- Tỷ lệ số
chi/số thu 9,87% 9,36% 9,78% 9,90% 9,16% 8,32% 7,79%
Quỹ hưu trí và
tử tuất
- Số thu 50.736 74.384 88.311 110.462 125.675 147.802 167.228
- Số chi 38.397 50.339 63.009 71.740 85.560 96.253 110.926
- Tỷ lệ số
chi/số thu 75,7% 67,7% 71,3% 64,9% 68,1% 65,1% 66,3%
Nguồn: Báo cáo tình hình cân đối quỹ của BHXH Việt Nam các năm 2011 - 2017
112
Qua bảng 3.17 trên ta thấy, tỷ lệ số chi trên tổng số thu quỹ hưu trí, tử tuất có xu hướng tăng, giảm tùy từng năm. Về cân đối thu chi quỹ hưu trí và tử tuất luôn là nội dung trọng tâm trong hoạt động tài chính của các chính sách BHXH và là vấn đề quan tâm hàng đầu không phải chỉ ở Việt Nam, mà ngay ở các quốc gia đã có hệ thống BHXH phát triển hàng trăm năm nay. Ở Việt Nam, người lao động và chủ sử dụng lao động, trước hết phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH, phải chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình và thế hệ của mình, sau đó mới mong nhận đƣợc sự hỗ trợ của các thế hệ kế tiếp dựa trên sự đồng lòng phấn đấu cho sự tăng trưởng phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội. Điều đó được thể hiện rõ rệt nhất khi người nghỉ hưu nhận được phần tiền lương tăng thêm cao hơn phần tiền lương tăng do xử lý yếu tố lạm phát.
Bên cạnh đó, nguồn Quỹ BHXH tồn tích được đầu tư tăng trưởng và nguồn quỹ này cũng là một kênh đầu tư tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần trực tiếp vào quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế. Theo kết quả tính toán dự báo quỹ hưu trí và tử tuất vào tháng 01/2016 cho thấy: “Số thu và số chi cân đối vào năm 2030. Từ năm 2031, đã phải sử dụng một phần nguồn Quỹ HT-TT tồn tích để chi trả. Từ năm 2031 trở đi, khoản chi trả sẽ bao gồm số tiền đóng góp BHXH trong năm cộng với phần tiền tồn tích của Quỹ HT-TT và đến năm 2050, quỹ sẽ hết khả năng thanh toán…” [81]. Nhƣ vậy là, việc cân đối dài hạn Quỹ HT-TT là hết sức cần thiết đối với hệ thống BHXH, nhất là trong giai đoạn đang điều chỉnh hợp lý quan hệ đóng – hưởng, tuổi nghỉ hưu và tuổi thọ của người Việt Nam hiện nay.
Đồng thời đối với các quỹ ngắn hạn, cũng từ bảng trên ta thấy, số chi trên số thu của quỹ OĐTS đang có xu hướng tăng mạnh mẽ, thậm chí năm 2014 số chi chiếm tới hơn 96%. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài thì quỹ sẽ mất cân đối và theo dự đoán rất có thể phải sử dụng một phần nguồn tiền tồn tích của quỹ OĐ - TS để chi trả chế độ và nguồn quỹ sẽ mất khả năng thanh toán vào năm 2022 (lưu ý rằng dữ liệu tính toán dự báo được thực hiện vào đầu năm 2017 - năm đầu tiên thực hiện Luật BHXH sửa đổi).
113
- Quỹ TNLĐ-BNN nhƣ ở bảng trên ta thấy tỷ lệ chi trên thu khá thấp chƣa đến 10%. Nhƣ vậy quỹ này sẽ đảm bảo cân đối lâu dài, theo dự báo: “đến năm 2060, vẫn cân đối thu – chi trong năm, còn số dư lớn và đã đề xuất giảm mức đóng cho quỹ này bằng 0,5% và chuyển 0,5% mức đóng vào quỹ và quỹ vẫn đảm bảo cân đối đến năm 2060…” [81], trong đó chƣa tính đến chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ-BNN khi trở lại làm việc, hỗ trợ chi phí phục hồi chức năng cho người bị TNLĐ-BNN theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Nhìn từ góc độ tài chính, quá trình huy động và sử dụng các quỹ BHXH bắt buộc nhƣ trên cho thấy rõ sự khác biệt về đặc trƣng hoạt động của từng quỹ và đƣợc phân chia nhƣ sau: Quỹ ngắn hạn bao gồm Quỹ ốm đau và thai sản, Quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; còn quỹ dài hạn là quỹ HT-TT.
Đối với quỹ ngắn hạn là quỹ OĐ-TS và quỹ TNLĐ – BNN: Quỹ OĐTS với tỷ lệ chi ngày càng tăng cao so với mức thu thì quỹ này dễ mất khả năng thanh toán vào năm 2022. Còn quỹ TNLĐ – BNN nhƣ số liệu ở trên cho thấy sẽ đảm bảo cân đối lâu dài, dự báo đến 2060 vẫn cân đối thu – chi [81]. Vấn đề đặt ra là cần thiết phải cân đối thời gian dài cho các quỹ ngắn hạn này hay không và thời gian cân đối là bao nhiêu năm cho phù hợp? Phân tích dưới góc độ kinh tế, nếu quỹ được cân đối với thời gian dài sẽ tăng cường sự bền vững về tài chính và cũng là cơ sở để mở rộng và nâng cao quyền lợi. Nhưng ở giai đoạn trước mắt, với mức đóng hiện nay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm, giảm lợi nhuận và thậm chí có thể hạn chế sức cạnh tranh. Vì vậy, cần cân nhắc thời gian kéo dài cân đối các quỹ ngắn hạn cho phù hợp để có cơ sở khoa học giảm tỷ lệ đóng mà vẫn đảm bảo việc cân đối quỹ bền vững.
Đối với quỹ dài hạn là quỹ HT – TT: Chính sách nhƣ hiện nay mức độ bao phủ của hệ thống BHXH mới chiếm khoảng 80% số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và 20% lực lƣợng lao động (do tình trạng lao động làm việc tại