(Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán công ty TNHH MTV In Tài chính ngày 31/12/2010 & 31/12/2009 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TNHH MTV In Tài chính năm 2009 & 2010)
Bảng 09: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động công ty TNHH MTV In Tài chính năm 2009 – 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 So sánh cuối năm/đầu năm
Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)
1. Vốn kinh doanh bình quân 209731.46 188905.98 20825.47 11.02 2. Vốn cố định bình quân 144030.80 131843.83 12186.97 9.24 3. Vốn lưu động bình quân 65700.66 57062.06 8638.60 15.14 4. Hàng tồn kho bình quân 25580.18 22642.24 2937.95 12.98 5. Số dư bình quân các khoản phải thu 23791.26 21008.71 2782.55 13.24 6. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 202578.11 176083.21 26494.90 15.05 7. Doanh thu bán hàng có thuế VAT = 6 x 1.1 222835.92 193691.53 29144.39 15.05 8. Doanh thu thuần (bao gồm cả hoạt động tài chính) 202829.99 176238.73 26591.26 15.09 9. Giá vốn hàng bán 161980.29 142255.45 19724.84 13.87
CÁC HỆ SỐ HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG Chênh lệch
A.Vòng quay hàng tồn kho (vòng) =9/4 6.332 6.283 0.050 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho (ngày) = 360/A 56.852 57.300 (0.448) B. Vòng quay các khoản phải thu (vòng) = 7/5 9.366 9.220 0.147 Kỳ thu tiền trung bình (ngày) =360/B 38.436 39.047 (0.612) C. Vòng quay vốn lưu động (vòng) = 6/3 3.083 3.086 (0.002) Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động (ngày) = 360/C 116.756 116.663 0.093 D. Hiệu suất sử dụng vốn cố định = 8/2 1.408 1.337 0.072 E. Vòng quay toàn bộ vốn (vòng) = 8/1 0.967 0.933 0.034
A. Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Năm 2009, số vòng quay hàng tồn kho là 6.283 (vòng). Đến năm 2010, số vòng quay hàng tồn kho tăng thêm 0.05 vòng, đạt ở mức 6.332 (vòng). Số vòng tồn kho của công ty cả thời điểm cuối năm và đầu năm đều thấp, phản ánh tốc độ luân chuyển vốn vật tư hàng hóa của công ty là chưa cao tuy nhiên tốc độ luân chuyển cũng được cải thiện phần nào ở năm 2010. Điều này khiến số ngày một vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng giảm 0.448 ngày, từ 57.3 ngày xuống 56.852 ngày. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số vòng quay hàng tồn kho là do trong năm 2010, cả hàng tồn kho và giá vốn hàng bán đều tăng nhưng tốc độ tăng của hàng tồn kho nhỏ hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Hàng tồn kho trong năm 2010 tăng một phần là do lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên. Phần lớn nguyên nhân khiến hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng trong năm 2010 là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của doanh nghiệp – những sản phẩm dở dang đang trong quá trình hoàn thiện để giao cho khách hàng theo hợp đồng. Do đặc điểm sản xuất trong ngành in đó là có quy trình sản xuất khá phức tạp, nhiều máy móc; mặt khác, trong năm 2010, lượng khách hàng là doanh nghiệp đến đặt hàng tại công ty tăng lên đáng kể ( Theo nghị định 30 của Chính phủ thì các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm in ấn hóa đơn) chính vì thế chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của doanh nghiệp tăng đột biến hơn 6 tỷ 400 triệu đồng là điều hoàn toàn hợp lý.
Giá vốn hàng bán của công ty năm 2010 so với năm 2009 đã tăng thêm 19.7 tỷ đồng chủ yếu là do sản lượng sản xuất của công ty năm 2010 tăng lên đáng kể, điều này đồng nghĩa phải tăng nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ… và những đầu vào khác cho quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, năm 2010 cũng là
năm có mức lạm phát khá cao, sản lượng đầu vào tăng, giá đầu vào tăng khiến co giá vốn hàng bán của công ty gia tăng là điều không có gì khó hiểu.
B. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình
Khoản phải thu thể hiện các nguồn vốn công ty bị chiếm dụng, vòng quay khoản phải thu càng lớn thể hiện công ty càng nhanh chóng thu hồi được các khoản vốn bị chiếm dụng. Năm 2010, số vòng quay khoản phải thu của công ty đã tăng 0.147 vòng, giữ ở mức 9.366 vòng, đồng thời kỳ thu tiền bình quân đã giảm xuống còn 38.436 ngày. Như vậy trong năm 2010, khả năng thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn có biến chuyển tích cực, khả năng thu hồi khoản vốn bị chiếm dụng của công ty tăng so với năm trước. Nguyên nhân dẫn đến số vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng đó là do trong năm 2010, doanh thu bán hàng – cung cấp dịch vụ và các khoản phải thu đều tăng nhưng tốc độ tăng của của doanh thu (có thuế - 15.09%) tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu (13.24%). Trong năm công ty đã thực hiện việc quản lý khá chặt các khoản phải thu, có sổ chi tiết theo dõi từng khoản phải thu theo tên khách hàng, số lượng, thời gian cụ thể, tránh thất thoát; bên cạnh đó công ty cũng thực hiện chiết khấu thương mại nhằm giảm lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng. Đây là những nỗ lực đáng công nhận của công ty trong năm vừa qua và điều đó đã được thể hiện qua việc số vòng quay khoản phải thu của công ty giảm như đã phân tích bên trên.
C. Vòng quay vốn lưu động và số ngày một vòng quay vốn lưu động
Năm 2009, cứ 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra được 3.086 đồng doanh thu thuần và bình quân thì 116.663 ngày thì vốn lưu động quay được 1 vòng.
Năm 2010, cứ 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra được 3.083 đồng doanh thu thuần và bình quân thì 116.756 ngày thì vốn lưu động quay được một vòng.
So sánh ta thấy, trong năm 2010, số vòng quay vốn lưu động đã giảm đi 0.03 vòng, điều này khiến cho số ngày bình quân vốn lưu động quay được một vòng tăng thêm 0.093 ngày. Qua tính toán số liệu như trên có thể thấy tốc độ quay vòng của vốn lưu động là chưa cao, dẫn đến số ngày vốn lưu động hoàn thành một vòng quay còn ở mức cao. Trong năm 2010, cả doanh thu thuần và vốn lưu động của công ty đều tăng tuy nhiên mức độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động đã dẫn đến số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp giảm so với năm 2009. Vốn lưu động của doanh nghiệp tăng chủ yêu là do doanh nghiệp đã tăng cường sử dụng những nguồn vốn chiếm dụng có chi phí sử dụng thấp vào hoạt động kinh doanh như phải trả người bán, người mua trả tiền trước trước hay Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước… Sử dụng nguồn vốn chiếm dụng tuy có chi phí thấp nhưng công ty lại phải đối mặt với gánh nặng trả nợ tăng cao, hơn nữa cũng cần tổ chức công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn này hiệu quả, đảm bảo khả năng sinh lời cũng như thanh toán đúng hạn để giữ hình ảnh của công ty trong mắt các bạn hàng cũng như nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.
D. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Trong năm 2010, doanh nghiệp cứ đầu tư 1 đồng vốn cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 1.048 đồng doanh thu thuần, tăng 0.072 đồng so với năm 2009. Có nghĩa năm 2010, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đã được cải thiện theo hướng tích cực. Nguyên nhân khiến hệ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng là do doanh thu thuần có tốc độ tăng (15.09%) lớn hơn tốc độ tăng của vốn cố định bình quân (9.24%). Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp trong năm 2010 tăng nhưng giá trị hao mòn lũy kế cũng tăng lên đáng kể do việc khấu hao thiết bị máy móc và thanh lý các tài sản
và thiết bị không còn thích hợp dẫn đến tổng tài sản cố định thời điểm cuối năm giảm so với đầu năm, khiến chỉ tiêu vốn cố định bình quân trong năm 2010 biến động nhẹ. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng là minh chứng cho việc trong năm, vốn cố định của doanh nghiệp đã được đầu tư và quản lý một cách phù hợp, giảm tình trạng thất thoát, lãng phí.
E. Vòng quay toàn bộ vốn
Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh trong kỳ, toàn bộ vốn của công ty sẽ hoàn thành được bao nhiêu vòng luân chuyển. Trong năm 2010, vòng quay toàn bộ vốn của công ty là 0.967 vòng, tăng 0.034 vòng so với năm 2009. Doanh thu thuần năm 2010 có tốc độ tăng lớn hơn so với tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân chính là nguyên nhân khiến số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh của công ty tăng lên. Tuy nhiên, số vòng quay này vẫn nhỏ hơn 1 có nghĩa toàn bộ vốn kinh doanh của công ty chưa thể hoàn thành một vòng luân chuyển trong vòng một kỳ. Vì thế trong những năm tới, công ty cần có những biện pháp gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như trong hoạt động đầu tư để tăng số vòng quay của tổng tài sản.
Để đánh giá kết quả cũng như sử dụng vốn của công ty ta tiến hành đánh giá một số hệ số phản ánh khả năng sinh lời.