kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện trực tiếp ở việc tạo ra kết quả kinh doanh lớn với chi phí nhỏ, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, các biện pháp ứng dụng trong sản xuất kinh doanh có tác động đến hiệu quả và chi phí theo hướng trên đều coi là các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có thể kể ra một vài biện pháp như:
• Nâng cao trình độ quản lỳ của đội ngũ nhà kinh doanh như khả năng nắm bắt, nghiên cứu thị trường, khả năng quản trị nội bộ.
• Sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực: Tăng năng suất lao động, tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho lao động, tăng cường kỷ luật trong lao động, có biện pháp khuyến khích về vật chất và tinh thần cho người lao động…
• Sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, nâng cao trình độ sử dụng TSCDD, sử dụng khoa học nhằm tăng công suất và bảo trì thiết bị máy móc kịp thời.
• Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu
Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà quản trị có thể đưa ra các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các giải pháp tài chính thường được áp dụng là:
• Chủ động huy động vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả, tránh để ứ đọng, gấy lãng phí vốn.
• Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tổ chức và sử dụng vốn lưu động hợp lý, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động.
• Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, thực hiện chính sách khấu hao hợp lý để đảm bảo thu hồi vốn. Thường xuyên đổi mới, hiện đại hóa máy móc thiêt bị sản xuất.
• Phấn đấu sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm , tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
• Thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
• Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có các biện pháp để thu hồi nợ, có kế hoạch trả nợ đến hạn làm tăng khả năng thanh toán, tăng uy tín của doanh nghiệp.
Trên đây là các biện pháp tài chính mà các nhà quản trị doanh nghiệp thường sử dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên tùy theo tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà các nhà quản trị lại có những giải pháp chi tiết và phù hợp hơn.
Nắm bắt thực trạng của mỗi doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của các đối tác, đối thủ cạnh tranh, người lao động và ngay cả khách hàng. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và nhạy cảm. Do đó, cần phải sử dụng các công cụ phân tích tài chính phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN TÀI CHÍNH
2.1 Một số nét khái quát công ty In tài chính