Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty qua các hệ số tài chính đặc trưng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên in tài chính bản gốc (Trang 64 - 67)

2.2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty qua các hệ số tài chính đặc trưng chính đặc trưng

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ

Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty đó là sản xuất các sản phẩm in theo đơn đặt hàng, thời gian nhận tiền bán hàng và thời gian giao hàng là khác nhau vì thế công ty thường phát sinh các khoản phải thu và phải trả. Trong quá trình hoạt động cần tránh tình trạng để các khoản phải thu đã đến hạn hoặc quá hạn chưa đòi được cũng như các khoản nợ đã đến hạn trả mà chưa trả được bởi vì bị chiếm dụng vốn quá lâu không những làm cho đồng vốn ấy không sinh lời mà còn dẫn đến thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, buộc công ty phải huy động từ nguồn đi vay khác, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Nợ đến hạn mà chưa trả sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín và khả năng thanh toán của công ty vì vậy công ty cần phải có công tác lập kế hoạch trả nợ tốt.

(Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán công ty THHH MTV In Tài chính ngày 31/12/2010)

Bảng 06: Bảng phân tích tình hình công nợ công ty TNHH MTV In Tài chính năm 2010

I. CÔNG NỢ PHẢI THU Cuối năm Đầu năm So sánh cuối năm/đầu năm

(Triệu đồng) (Triệu đồng) Số tuyệt đối(Tr.đồng) Tỷ lệ (%)

1. Phải thu của khách hàng 25827.07 18546.21 7280.86 39.26

2. Trả trước cho người bán 813.24 2276.77 (1463.53) (64.28)

3. Các khoản phải thu khác 93.13 26.09 67.04 256.94

TỔNG CỘNG 26733.44 20849.07 5884.38 28.22

II. CÔNG NỢ PHẢI TRẢ

1. Vay và nợ ngắn hạn 7838.22 17744.69 (9906.47) (55.83)

2. Phải trả cho người bán 17285.87 10862.44 6423.44 59.13

3. Người mua trả tiền trước 16888.17 699.69 16188.48 2313.66

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 3126.38 16467.41 (13341.03) (81.01)

5. Phải trả người lao động 4082.22 4192.44 (110.22) (2.63)

6. Chi phí phải trả 329.29 (329.29) (100.00)

8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 120.25 648.79 (528.53) (81.46)

9. Vay và nợ dài hạn 70614.11 89770.10 (19155.98) (21.34)

10. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 2233.12 2094.20 138.93 6.63

TỔNG CỘNG 122188.36 142809.05 (20620.68) (14.44)

Về công nợ phải thu: Công nợ phải thu của công ty bao gồm 3 khoản mục: Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác. Trong đó, phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là khoản phải thu có tỷ lệ tăng khá cao trong năm 2010. Cụ thể, phải thu khách hàng đã tăng 7280.86 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 39.26%. Các khoản phải thu khác là khoản mục phải thu có tỷ lệ tăng cao nhất trong năm 2010. Năm 2010, khoản phải thu khác của công ty là 93.13 triệu đồng, tăng 256.94% so với năm 2009. Riêng khoản trả trước cho người bán năm 2010 đã giảm 64.28% tương ứng với giảm 1463.53 triệu đồng.

Về công nợ phải trả: Vay và nợ ngắn hạn giảm 9906.47 triệu đồng với tỷ lệ giảm 55.83%. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 13341.03 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 81.01% .Phải trả lao động giảm 110.22 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 2.63%. Chi phí phải trả của năm 2010 giảm 329.29 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 100%. Phải trả và phải nộp khác giảm 528.53 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 81.46%, Vay và nợ dài hạn giảm 19155.98 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 21.34%. Một số khoản tăng như: Phải trả cho người bán tăng 6423.44 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 59.13%; người mua trả tiền trước tăng 16188.48 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 2313.22%; dự phòng trợ cấp mất việc làm tăng 138.93 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 6.63%.

Thời điểm cuối năm với thời điểm đầu năm 2010 ta thấy công nợ phải thu tăng 5884.38 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 28.22% trong khi công nợ phải trả lại giảm 20620.68 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 14.44%. So sánh chênh lệch công nợ phải thu và phải trả ta có:

• Đầu năm = 20849.07 - 142809.05 = -121959.98 (triệu đồng)

Như vậy ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm, công nợ phải thu đều nhỏ hơn phải trả và có xu hướng tăng vào cuối năm, điều này cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, lượng vốn công ty chiếm dụng được vẫn cao hơn mức bị chiếm dụng nhưng lại có xu hướng giảm vào cuối năm. Sự biến động này có hợp lý hay không và có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty hay không cần phải nghiên cứu một số các chỉ tiêu tài chính sau.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên in tài chính bản gốc (Trang 64 - 67)