Trải qua nhiều năm hoạt động, công ty luôn cố gắng giải quyết những vấn đề khó khăn, từng bước thích nghi và khẳng định mình trên thị trường. Quy mô kinh doanh của công ty không ngừng được mở rộng, từ chỗ Nhà nước phải cấp vốn hoàn toàn, nay công ty đã chủ động vốn của mình để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Dưới đây là một số chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được trong 2 năm gần đây
Bảng 01: Bảng so sánh một số chỉ tiêu quan trọng qua các năm
Chỉ tiêu ĐV 2008 2009 2010
Tổng doanh thu Tr.đ 157.682 176.095 202.586
Tổng lợi nhuận trước thuế Tr.đ 11.202 10.434 10.415
Các khoản phải nộp NSNN Tr.đ 2.683 1.826 2.603
Tổng lợi nhuận sau thuế Tr.đ 8.518 8.608 7.811
Vốn kinh doanh bình quân Tr.đ 168.458 188.906 209.731
Vốn lưu động bình quân Tr.đ 56.722 57.062 65.700
Vốn cố định bình quân Tr.đ 111.736 131.844 144.031
Số lao động Người 260 265 275
Thu nhập bq/người/tháng Tr.đ 5,0 5,3 5,5
Biểu đồ 01: Doanh thu thuần và vốn kinh doanh bình quân của công ty qua các năm
Qua bảng trên có thể thấy qua 3 năm, vốn kinh doanh và doanh thu liên tục tăng. Năm 2009, vốn kinh doanh bình quân của công ty tăng 99.892 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 91.26%, năm 2010 vốn kinh doanh bình quân tăng 20.825 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 11.024%…. Vốn kinh doanh tăng lên là minh chứng cho sự tăng lên mạnh về quy mô sản xuất của công ty đáp ứng được nhu cầu càng tăng của thị trường đối với các sản phẩm in ấn trong lĩnh vực tài chính cũng như các lĩnh vực khác. Doanh thu năm 2008 là 157.682 triệu đồng (tăng 11.781 triệu đồng, tỷ lệ tăng 8.07%), năm 2009 là 176.095 triệu đồng (tăng 30.194 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 20.7% so với năm 2007), năm 2010 là 202.586 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 15% so với năm 2009. Điều này cho thấy nhu cầu về sản phẩm của thị trường và công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng tăng và hiệu quả.
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty là khá biến động qua 4 năm. Năm 2009, lợi nhuận của công ty đã tăng thêm 90 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 1.06%, năm 2010 lợi nhuận công ty giảm 797 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 9.25% so với năm 2009. Điều này được giải thích bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào cuối năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, tham gia vào một sân chơi kinh tế mang tính toàn cầu nên hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng sẽ là một điều tất yếu. Năm 2008, lạm phát cao ở Việt Nam chính là nguyên nhân khiến cho chi phí lãi vay tăng, giá cả các yếu tố đầu vào tăng (đặc biệt là giấy) và đây cũng chính là nguyên nhân gây suy giảm chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty. Năm 2009 nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, sức sống của công ty có dấu hiệu phục hồi được ghi nhận bởi sự tăng lên của tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế.Năm 2010 chỉ tiêu lợi nhuận suy giảm 797 triệu đồng so với năm 2009, điều này cho thấy trong năm 2010, khả năng sinh lời của doanh nghiệp đã giảm.
Số lao động hàng năm của công ty tăng không nhiều nhưng thu nhập bình quân/người/tháng của công ty là tương đối cao so với thu nhập bình quân của ngành và thu nhập bình quân của những ngành khác. Số lượng người lao động năm 2010 là 270 người, mức lương trung bình ở mức 5.5 triệu đồng tăng 0.2 triệu đồng so với năm 2009.
Để có thể có những đánh giá và nhận xét chi tiết, chính xác hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và những nguyên nhân nào gây ra sự biến động âý ta sẽ đi vào phân tích tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2009 – 2010.
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty In Tài chính
2.2.1 Phân tích khái quát tình hình của công ty thông qua Báo cáo Tài chính
2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty qua Bảng cân đối kế toán:
a. Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản của công ty
Biểu đồ 02: Sự biến động về cơ cấu tài sản của công ty In Tài chính trong năm 2010
Qua bảng số 02 và biểu đồ 01, nhận thấy tổng tài sản của công ty có sự biến động nhưng mức độ biến động là không lớn lắm. Tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm 2010 (31/12/2010) gần 210,11 tỷ đồng, tăng 0.32 % so với thời điểm đầu năm 2010 với lượng tăng tuyệt đối gần 756,92 triệu đồng. Tổng tài sản của công ty có sự biến động như trên là do cả hai khoản mục tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty đều có sự biến động. Nhìn chung tài sản dài hạn của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lượng tài sản ngắn hạn cả hai thời điểm tuy nhiên về cuối năm thì tỷ trọng này có sự biến đổi đáng kể. Tại thời điểm đầu năm, tài sản ngắn hạn của công ty là 57,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 27.42%, tài sản dài hạn của công ty là 151.9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 72.58%. Đến thời điểm cuối năm, tỷ trọng của tài sản dài hạn chỉ còn 64.78%, giảm 7.8% tương ứng với lượng giảm tuyệt đối là gần 15 tỷ đồng. Đồng thời, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn tăng thêm 7.8% (tăng 16 tỷ đồng) so với thời điểm đầu năm, có nghĩa tại thời điểm cuối năm lượng tài sản ngắn hạn của công ty đã
là 74 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35.22% trong tổng tài sản. Để lý giải nguyên nhân của sự biến đổi này, ta sẽ đi vào nghiên cứu và phân tích các khoản mục sau:
• Về cơ cấu tài sản ngắn hạn
So với đầu năm, tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên 16,598.84 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 7.8% chiếm tỷ trọng 35.22% trong tổng tài sản của công ty. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn và yếu tố hàng tồn kho tăng.
Về tiền và các khoản tương đương tiền: Như đã nhận xét, trong năm 2010 lượng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng lên là do lượng tiền mặt của công ty đã tăng gần 39.17% so với đầu năm (lượng tăng tương đối là
Sinh viên: Nguyễn Thu Trang – CQ 45/11.02... 41
TÀI SẢN Số cuối năm Tỷ trọng Số đầu năm Tỷ trọng So sánh cuối năm và đầu năm Số tuyệt đối Tỷ lệ Tỷ trọng
Triệu đồng (%) Triệu đồng (%) Triệu đồng (%) (%)
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 74,000.07 35.22 57,401.24 27.42 16,598.84 28.92 7.80
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 14,390.36 19.45 10,339.88 18.01 4,050.48 39.17 1.43
1.Tiền 14,390.36 100.00 10,339.88 100.00 4,050.48 39.17 0.00
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 5,000.00 6.76 - - 5,000.00 - 6.76
1. Đầu tư ngắn hạn 5,000.00 100.00 - - 5,000.00 - 100.00
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 26,733.44 36.13 20,849.07 36.32 5,884.38 28.22 (0.20)
1. Phải thu khách hàng 25,827.07 96.61 18,546.21 88.95 7,280.86 39.26 7.65
2. Trả trước cho người bán 813.24 3.04 2,276.77 10.92 (1,463.53) (64.28) (7.88)
5. Các khoản phải thu khác 93.13 0.35 26.09 0.13 67.04 256.94 0.22
IV. Hàng tồn kho 26,901.95 36.35 24,258.42 42.26 2,643.52 10.90 (5.91)
1. Hàng tồn kho 26,901.95 100.00 24,258.42 100.00 2,643.52 10.90 -
V. Tài sản ngắn hạn khác 974.32 1.32 1,953.86 3.40 (979.54) (50.13) (2.09)
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 777.21 79.77 448.51 22.96 328.70 73.29 56.81
2. Thuế GTGT được khấu trừ - - 5.28 0.27 (5.28) (100.00) (0.27)
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước - - 1,337.56 68.46 (1,337.56) (100.00) (68.46)
4. Tài sản ngắn hạn khác 197.11 20.23 162.52 8.32 34.60 21.29 11.91
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 136,109.84 64.78 151,951.76 72.58 (15,841.91) (10.43) (7.8)
II. Tài sản cố định 136,109.84 100.00 151,951.76 100.00 (15,841.91) (10.43) 0.00
1. Tài sản cố định hữu hình 64,316.53 47.25 71,165.98 46.83 (6,849.45) (9.62) 0.42
- Nguyên giá 235,323.44 365.88 229,515.18 322.51 5,808.26 2.53 43.38
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (171,006.91) (72.67) (158,349.20) (222.51) (12,657.71) 7.99 149.84
2. Tài sản cố định thuê tài chính 45,769.32 33.63 58,218.71 38.31 (12,449.39) (21.38) (4.69)
- Nguyên giá 75,329.29 164.58 75,329.29 129.39 - 0.00 35.19
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (29,559.97) (39.24) (17,110.58) (29.39) (12,449.39) 72.76 (9.85)
3. Tài sản cố định vô hình 21,265.59 15.62 22,525.14 14.82 (1,259.55) (5.59) 0.80
- Nguyên giá 24,520.85 115.31 24,520.85 108.86 - 0.00 6.45
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (3,255.26) (15.31) (1,995.71) (8.86) (1,259.55) 63.11 (6.45)
4,050.48 triệu đồng). Tỷ trọng của tiền mặt đầu năm là 18.02%, cuối năm là 19.45%, tăng 1.43%. Tiền mặt của công ty có xu hướng tăng vào cuối năm là minh chứng cho thấy trong năm 2010, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khá ổn định, khách hàng có xu hướng thanh toán hợp đồng với công ty vào thời điểm cuối năm.
Các khoản đầu tư tài chính (các khoản đầu tư ngắn hạn) vào cuối năm 2010 ở mức 5 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Thực chất khoản đầu tư tài chính của công ty đến từ việc công ty huy động những tài khoản tiền nhàn rỗi, những khoản tiền chưa đến hạn thanh toán hoặc phải trả để thực hiện gửi tiết kiệm trong thời gian ngắn hạn. Chuyển đổi từ việc để tiền nhàn rỗi, chịu lãi suất không kỳ hạn thành các khoản tiền gửi ngắn hạn, mang lại cho công ty một lượng lợi ích đáng kể. Năm 2010, công ty đã thu được hơn 251.8 triệu đồng từ lãi tiền gửi ngân hàng, tăng gần 100 triệu so với năm 2009.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây là một khoản chiến tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngăn hạn. Đầu năm, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 36.32%, cuối năm là 36.13% (tuy vậy lượng tuyệt đối vẫn tăng 5,884 triệu đồng, tốc độ tăng là 28.22% và tỷ trọng giảm 0.2% so với đầu năm). Các khoản phải thu ngắn hạn giảm là do trả trước cho người bán giảm 1,463.5 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 64.28% và giảm 7.88% so với đầu năm. Bên cạnh đó, khoản phải thu của khách hàng cũng có những biến động đáng kể.
Đầu năm, tỷ trọng của khoản phải thu của khách hàng là 88.95%, đến cuối năm, tỷ trọng này tăng lên đến 96.61% với lượng tăng tuyệt đối là 7,280.8 triệu đồng. Điều đó cho thấy rõ trong năm công ty đã thực hiện những chính sách ưu đãi thương mại cho khác hàng nhằm tạo uy tín cũng như thu hút lượng cầu lớn, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty trên thị trường. Bên cạnh đó, do
đặc trưng của hoạt động sản xuất đó là làm theo đơn đặt hàng, nên thời điểm công ty được thanh toán tiền hàng thường lâu hơn so với thời điểm trả hàng. Trong khi đó, nhu cầu in ấn các sản phẩm như ấn chỉ, tem phiếu, lịch… trong năm 2010 tăng lên rõ rệt, vì thế khoản phải thu của khách hàng có biến động như vậy hoàn toàn hợp lý và tích cực. Chỉ tiêu trả trước cho người bán của doanh nghiệp giảm cho thấy sự thay đổi chiến lược rõ rệt của công ty, giảm lượng cung đầu vào do giá nguyên liệu tăng cao, nhắm mục tiêu và khuyến khích và hỗ trợ khách hàng mua và đặt hàng sản phẩm của mình.
Hàng tồn kho: Qua bảng phân tích trên, ta thấy sản lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp 2,643.5 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 10.9%. Tuy nhiên tỷ trọng của hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn lại có sự biến đổi ngược lại. Thời điểm đầu năm 2010, tỷ trọng hàng tồn kho là 42.26%, cuối năm là 36.35% (giảm 5.91%). Hàng tồn kho của doanh nghiệp chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất do đặc điểm của hoạt động doanh nghiệp là sản xuất theo đơn đặt hàng, sau khi ra sản phẩm là xuất ngay. Vào cuối năm 2010, lượng hàng tồn kho tăng lên chủ yếu là do doanh nghiệp tích trữ nguyên liệu giấy, phục vụ cho quá trình sản xuất qúy I năm 2011, tránh việc vào thời điểm đầu năm, lạm phát gia tăng, đẩy giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, gây ra tìnht rạng khan hiếm giả tạo từ đó khiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn. Bên cạnh đó, hàng tồn kho thời điểm cuối năm còn tăng do lượng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty tăng vào thời điểm cuối năm nằm ở những sản phẩm đang sản xuất dở dang, chưa hoàn thành hoặc chưa xuất bán cho khách hàng.
Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp cuối năm 2010 có giảm so với đầu năm với lượng giảm tuyệt đối là 979.5 triệu đồng, tỷ lệ
giảm lên đến 50.13%. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp giảm chủ yêu là do Thuế GTGT được khấu trừ và Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước giảm, điều này chứng tỏ trong năm, doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán thuế với Nhà nước khá đầy đủ, tận dụng triệt để các nguồn, không để nguồn tiền nhàn rỗi, các bút toán khấu trừ GTGT được thực hiện đầy đủ, gọn gàng và kịp thời.
• Về cơ cấu tài sản dài hạn:
Tổng tài sản cuả doanh nghiệp cuối năm 2010 có xu hướng giảm so với đầu năm (cả về tỷ trọng so với tổng tài sản của doanh nghiệp và lượng tuyệt đối). Cụ thể, so với đầu năm, tài sản dài hạn của doanh nghiệp đã giảm gần 15,842 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 10,43%. Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản đầu năm 2010 là 72.58%, cuối năm đã giảm 7.8%, chỉ còn 64.78%. Nguyên nhân là do lượng tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp giảm vào cuối năm (lần lượt giảm 9.62%, 21,38% và 5.59% so với đầu năm). Giá trị của các tài sản cố định giảm chủ yếu là do giá trị hao mòn lũy kế của doanh nghiệp tăng nhanh hơn là nguyên giá tài sản cố định tăng. Nguyên nhân của việc giảm tài sản cố định của doanh nghiệp là do trong năm 2010, doanh nghiệp bên cạnh việc mua sắm thêm các trang thiết bị mới, phục vụ cho quá trình hiện đại hóa thì công ty còn tiến hành thanh lý các thiết bị, máy móc cũ, không còn đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả.
Trong năm 2010, công ty cũng tiến hành xây dựng thêm một nhà xưởng mới, phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc chi phí xây dựng cơ bản của công ty đã tăng 3.47% so với đầu năm.
Tóm lại: Tổng tài sản của doanh nghiệp trong năm 2010 đã tăng nhẹ, nguyên nhân tăng chủ yếu là do tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng, thể hiện ở việc tăng đáng kể về lượng của khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền, Đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu khách hàng. Điều này thể hiện trong năm qua, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tương đối ổn định, lượng tiền mặt được duy trì đảm bảo, chính sách ưu đãi và hỗ trợ khách hàng được doanh nghiệp rất quan tâm, là điều kiện để doanh nghiệp tăng doanh thu, giữ thị phần và tăng tính cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Việc giảm các khoản trả trước cho người bán giúp công ty tránh được việc bị chiếm dụng vốn, tận dụng triệt để được các nguồn vốn nhàn rỗi, phục vụ hoạt động sản xuất. Về lâu dài, cơ cấu tài sản công ty là hợp lý hay chưa thì chúng ta sẽ phải làm rõ thông qua việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ở phần sau.
b. Phân tích sự biến động và cơ cấu nguồn vốn của công ty
Biểu đồ 03: Sự biến động về cơ cấu tài sản của công ty In Tài chính trong năm 2010
(Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán công ty TNHH MTV In Tài Chính ngày 31/12/2010)
Bảng 03: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn công ty In Tài chính năm 2010
NGUỒN VỐN Số cuối năm Tỷ trọng
Số đầu năm Tỷ trọng
So sánh cuối năm và đầu năm Số tuyệt đối Tỷ lệ Tỷ trọng Triệu đồng (%) Triệu đồng (%) Triệu đồng (%) (%) A- NỢ PHẢI TRẢ 129,472.54 61.62 134,394.55 64.20 (4,922.01) (3.66) (2.57) I. Nợ ngắn hạn 56,625.31 43.74 42,530.26 31.65 14,095.05 33.14 12.09
1. Vay và nợ ngắn hạn 7,838.22 13.84 17,744.69 41.72 (9,906.47) (55.83) (27.88)
2. Phải trả người bán 17,285.87 30.53 10,862.44 25.54 6,423.44 59.13 4.99