1.2. Cơ sở thực tiễn về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững
1.2.2. Đánh giá tiềm năng đất đai của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (Food
Thấy rõ đƣợc tầm quan trọng của công tác đánh giá, phân hạng đất đai là cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất, tổ chức FAO đã tập hợp các nhà khoa học đất và các chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kết quả và kinh nghiệm đánh giá đất đai của các nước và thấy rõ cần phải có những nỗ lực không chỉ đơn phương ở từng quốc gia riêng rẽ, mà phải thống nhất các nguyên tắc và tiêu chuẩn đánh giá đất đai trên phạm vi toàn cầu. Kết quả là Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất đã đƣợc thành lập tại Rome (Italia) của tổ chức FAO đã cho ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972. Sau đó đã đƣợc Blikman và Smyth biên soạn và cho in ấn chính thức vào năm 1973. Năm 1975 bản dự thảo đã đƣợc các chuyên gia đánh giá đất hàng đầu của tổ chức FAO tham gia đóng góp, đến năm 1976 "Đề cương đánh giá đất đai - A Framework for Land Evaluation, 1976” đã được biên soạn. Sau đó FAO đã đưa ra các bản hướng dẫn đánh giá đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (FAO, 1983, 1985, 1986, 1988, 1989, 1990, 1993) [111], [112], [113], [114], [115], [116], [117].
Đề cương và hướng dẫn của FAO là khái quát toàn bộ những nội dung, các bước tiến hành, những gợi ý, ví dụ nêu ra để minh họa và tham khảo. Trên cơ sở đó tùy điều kiện cụ thể của từng nơi mà vận dụng cho sát đúng và phù hợp (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 2000) [74].
Yêu cầu và nội dung chính trong đánh giá đất của FAO là gắn liền đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất đai, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất đai (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2015) [28].
Quy trình đánh giá đất của FAO đƣợc thực hiện theo sơ đồ sau:
Hình 1.1. Trình tự hoạt động đánh giá đất theo FAO, 1976 [110]
Tính chất và chất lƣợng
đất đai
TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
Cải tạo đất đai KHỞI ĐẦU
(a) Mục tiêu
(b) Số liệu và giả thiết (c) Lập kế hoạch đánh giá
LOẠI SỬ DỤNG ĐẤT Loại sử dụng đất chủ yếu hay loại
hình sử dụng đất cụ thể
ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI
Khảo sát tài nguyên đơn vị bản đồ đất đai
SO SÁNH SỬ DỤNG ĐẤT VỚI ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI (a) Đối chiếu
(b) Tác động môi trường (c) Phân tích kinh tế - xã hội
Phân loại khả năng thích hợp đất đai thao điều kiện tự nhiên
Kiểm chứng
Yêu cầu giới hạn của việc sử dụng đất
Phương pháp đánh giá đất theo FAO là dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai (Land suitability classification). Nền tảng của phương pháp này là so sánh, đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu cầu của các loại sử dụng đất (Land Use Type) với chất lƣợng đất và đặc tính vốn có của đơn vị bản đồ đất (Land Mapping Unit), kết hợp với việc phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến sử dụng đất để lựa chọn phương án sử dụng đất tốt nhất. Nguyên tắc đánh giá đất đai của tổ chức FAO là đánh giá đất đai phải gắn với loại sử dụng xác định, có sự so sánh giữa lợi nhuận thu đƣợc và đầu tƣ cần thiết. Đánh giá đất liên quan chặt chẽ với các yếu tố môi trường tự nhiên của đất và các điều kiện kinh tế, xã hội. Cụ thể khi thực hiện đánh giá đất cần tuân thủ theo 6 nguyên tắc sau:
- Mức độ thích hợp của đất đai đƣợc đánh giá và phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể.
- Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu đƣợc và đầu tƣ cần thiết (phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, máy móc...) trên các loại đất đai khác nhau.
- Đánh giá đất yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp, nghĩa là phải có sự phối hợp và tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học.
- Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng/ khu vực đất nghiên cứu.
- Khả năng thích hợp đƣa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải đƣợc dùng để quyết định.
- Đánh giá đất có liên quan tới việc so sánh nhiều loại sử dụng đất với nhau.
(FAO, 1976) [110].
Phân hạng đất theo FAO đƣợc chia ra các kiểu:
- Phân hạng định tính và phân hạng định lƣợng.
- Phân hạng thích hợp hiện tại và tiềm năng.
Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: bậc, hạng, hạng phụ và đơn vị thích hợp. Có 2 bậc: bậc thích hợp (S) và bậc không thích hợp (N). Trong bậc thích hợp thường chia làm 3 hạng: Rất thích hợp (S1), thích hợp trung bình (S2) và ít thích hợp (S3). Bậc không thích hợp chia làm 2 hạng: Không thích hợp tạm thời (N1) và không thích hợp vĩnh viễn (N2). Hai hạng thích hợp trung bình và ít thích hợp đƣợc chia ra nhiều hạng phụ để chỉ rõ bản chất của các yếu tố hạn chế (Ví dụ: S2i - thích hợp trung bình, hạn chế về chế độ tưới). Từ hạng phụ lại chia nhỏ ra các đơn vị đất thích hợp nhằm chỉ rõ các yêu cầu chi tiết hơn về quản lý, sử dụng.
Hạng (Categories)
Bộ (Order) Lớp (Clas) Lớp phụ (Subclass) Đơn vị (Unit)
S - Thích hợp
N - Không thích hợp
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc phân hạng thích hợp đất đai theo FAO (FAO, 1976)[110]
Có thể đánh giá: Phương pháp đánh giá đất của FAO là phương pháp đánh giá đất mang tính quốc tế đã giúp các nhà khoa học có đƣợc tiếng nói chung, gạt bớt được các trở ngại trên các phương diện trao đổi thông tin cũng như kiến thức trong đánh giá sử dụng đất giữa các quốc gia trên thế giới. Một điểm ƣu việt nổi bật khác là phương pháp đánh giá đất của FAO rất coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất đai nhằm tập trung những giải pháp cho mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn thế giới cũng nhƣ trong từng quốc gia riêng rẽ.