Một số giải pháp nâng cao tính bền vững trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 160 - 167)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững cho huyện Chợ Đồn

3.5.3. Một số giải pháp nâng cao tính bền vững trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

3.5.3.1. Giải pháp cho các loại sử dụng đất (cây trồng) a. Giải pháp quy hoạch

Quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng mũi nhọn của huyện nhƣ cam, quýt, gạo Bao Thai, hồng không hạt, Khoai môn, chè Shan tuyết.

Bố trí hợp lý các vùng sản xuất nông nghiệp theo các tiểu vùng nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường.

Chuyển những diện tích đất trồng một vụ lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày hiệu quả cao (thuốc lá, đậu tương).

b. Giải pháp khoa học - kỹ thuật

- Đối với loại sử dụng đất chuyên lúa, lúa màu: Áp dụng khoa học - kỹ thuật, quy trình sản xuất tiến bộ vào sản xuất gạo Bao Thai, từ khâu tuyển chọn giống, phương thức chăm sóc đến chế biến và bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng gạo Bao Thai, tạo và khẳng định thương hiệu trên thị trường.

- Đối với cam, quýt: đƣa khoa học vào trồng, chăm sóc và bảo quản sau thu hoạch. Cải tạo vườn cam quýt, bằng phương pháp trồng lại, ghép, cải tạo.

- Kết hợp sản xuất nông - lâm trong sử dụng đất, với đất dốc trên 80 đảm bảo luôn phủ xanh bề mặt đất, không để đất trống.

- Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhƣ giống, công nghệ sinh học, biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp...

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả khai thác đất nông nghiệp, hình thành và phát triển các khu trồng Hồng không hạt, cam quýt, chè, thuốc lá theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với các nhà máy chế biến nông sản của huyện cũng nhƣ của tỉnh có mặt trên địa bàn huyện, nhằm tăng giá trị sử dụng của nông sản hàng hóa.

c. Giải pháp cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Nâng cấp hệ thống giao thông, khoanh vùng sản xuất. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện gồm có 5 tuyến đường tỉnh lộ đã được kiên cố hóa với tổng chiều dài là 165,4 km; đường huyện có tổng 55 km, trong đó 11,3km là đường cấp phối, 9,3 km đường đất. Đường xã và liên thôn bao gồm các tuyến đường từ xã đi đến các thôn bản, hệ thống các tuyến đường này còn một phần, đường cấp phối đi lại khó khăn. Vì vậy, cần huy động nguồn vốn từ chương trình

xây dƣng nông thôn mới để nâng cấp hệ thống giao thông và phải khoanh vùng sản xuất tập trung để thuận tiện cho việc thu mua nông sản phẩm.

- Thủy lợi: hoàn thiện, nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi tại các vùng chuyên canh lúa Bao thai Chợ Đồn. Xây dựng các thuỷ lợi nhỏ, tăng cường công tác cải tạo, tu bổ hồ đập nhỏ, xây dựng hệ thống kênh mương, tăng hiệu quả của các công trình thuỷ lợi tại các xã Ngọc Phái, Bình Trung, thị trấn Bằng Lũng, Phương Viên... để người dân chủ động nước tưới vào mùa khô.

- Công nghiệp bảo quản chế biến nông sản

Trong giai đoạn tới, huyện cần đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến nông sản. Nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải gắn với công nghiệp chế biến để đảm bảo đầu ra có chất lƣợng cao. Các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến sẽ mang lại giá trị kinh tế cao hơn các sản phẩm thô, sơ chế. Do vậy, cần hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến trong việc tổ chức các vùng sản xuất nguyên liệu theo quy mô công nghiệp, cải tạo và sử dụng các loại giống mới, đầu tƣ thâm canh để nâng cao sản lượng cây trồng, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, bán công nghiệp, công nghiệp.

d. Giải pháp thị trường

- Phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm

- Cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, giúp người dân và các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản.

- Tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Giữ vững và sử dụng có hiệu quả các thương hiệu hàng hoá như chè Shan tuyết Bằng Phúc, Hồng không hạt Chợ Đồn, Quýt ... Đẩy mạnh việc viết tin bài đăng trên trang thông tin điện tử để giới thiệu, quảng bá các mặt hàng nông sản thực phẩm của huyện.

- Thực hiện việc gắn kết trách nhiệm giữa cơ sở chế biến nông, lâm sản với các hộ nông dân trong việc xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng HTX chế biến chè đủ năng lực để thu mua, chế biến sản lƣợng chè trên địa bàn, đồng thời tích cực quảng bá sản phẩm, tìm thị trường ổn định bao tiêu sản phẩm cho nhân dân.

e. Giải pháp quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho nông sản

Xây dựng thương hiệu cho nông sản đang là vấn đề cần thiết nhằm giảm thiết hại cho nông dân, doanh nghiệp, từng bước nâng cao vị thế nông sản của huyện trên thị trường. Để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nông sản có thương hiệu,

những sản phẩm này phải đƣợc phân phối rộng rãi ở các hệ thống chợ, siêu thị và đƣợc bán với chính sách giá cả hợp lý. Bao bì sản phẩm ngoài việc cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm về nguồn gốc xuất xứ thì mẫu mã bao bì đẹp, thu hút cũng tạo được sự yêu thích và tin tưởng của người tiêu dùng.

3.5.3.2.Giải pháp sử dụng cho đất

* Đất có độ dốc trên 150

- Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang: làm ruộng bậc thang trồng lúa nước vừa đáp ứng yêu cầu làm giảm độ dốc tự nhiên, hạn chế xói mòn, rửa trôi, vừa góp phần quan trọng trong việc giải quyết lương thực cho cư dân vùng núi. Qua đó, hạn chế được phá rừng, phát nương làm rẫy. Thực tế cho thấy rằng, 1 ha ruộng nước sẽ cho sản lượng lương thực gấp 3 - 6 lần 1 ha đất nương rẫy.

- Trồng chè: Đây là phương án nhằm khai thác lợi thế và giảm thiểu những bất lợi về điều kiện tự nhiên của huyện. Tập trung ở những vùng chè truyền thống nhƣ Bằng Phúc và góp phần mở rộng các vùng chè chuyên canh.

- Trồng cây ăn quả: cây ăn quả là một trong những lợi thế của huyện Chợ Đồn, đặc biệt là những sản phẩm cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới nhƣ cam, quýt, mận, đào... Vì tính phổ biến của cây ăn quả rộng hơn cây chè nên địa bàn trồng cây ăn quả cũng rộng rãi hơn. Việc trồng cây ăn quả không đòi hỏi khắt khe trồng chè, tuy nhiên vẫn cần lưu ý các vấn đề mang tính kỹ thuật như: Chọn địa bàn trồng; Cải tạo đất và xây dựng thiết kế vườn cây ăn quả (Ở những diện tích đất dốc, đất xấu, trước khi trồng cây ăn quả phải được trồng cây đậu đỗ 1-2 năm); Mật độ tuỳ thuộc loại cây ăn quả (theo nguyên tắc: cây dầy, hàng thƣa).

- Trồng rừng kinh tế và rừng khoanh nuôi tái sinh: Chợ Đồn có trên 1/4 đất nương rẫy có độ dốc trên 250, có thể nói, đây là những diện tích mà hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh nhất. Hơn nữa, đây thường là các diện tích xa khu dân cƣ, không có các điều kiện chăm sóc, năng suất cây trồng hầu hết đều rất thấp, thậm chí có nơi không cho thu hoạch. Một số diện tích ở trạng thái mong manh giữa đất sản xuất và đất trống đồi trọc. Đây là những diện tích cần phải chuyển đổi sang trồng rừng hoặc khoanh nuôi tái sinh. Có thể trồng rừng cây dƣợc liệu nhƣ quế, hồi, thảo quả, giảo cổ lam và trồng măng tre Bát độ.

* Đất nông nghiệp có độ dốc dưới 150

- Trồng ngô: Tập trung thâm canh các diện tích ngô đã có, mở rộng diện tích trên các chân đất ruộng 1 vụ Lúa mùa bằng ngô vụ xuân trên đất chuyên màu bằng ngô vụ xuân hè và ngô vụ hè thu. Đối với đất nương rẫy, chú trọng phát triển ngô các vùng chuyên canh tập trung và các vùng ít đất ruộng, khó khăn về lương thực, giảm diện tích ngô ở các địa bàn cây ngô kém lợi thế cạnh tranh so với cây trồng khác.

- Trồng đậu tương: Đậu tương là cây dễ tính, đất xấu cũng cho thu hoạch.Tuy nhiên, để đạt năng suất cao thì đậu tương nên bố trí ven các chân đồi núi, đặc biệt đậu tương phát triển rất tốt ở chân núi đá vôi. Về lâu dài, tiếp tục nghiên cứu, lai tạo và chọn lọc để có giống chịu hạn, năng suất cao và các giống có thời vụ linh hoạt trên đất dốc. Có thể trồng vụ xuân (trên đất 1 vụ lúa), vừa có thể trồng vụ hè thu. Áp dụng chế độ luân canh cải tiến: Ở một số địa phương, do tiểu khí hậu, đất đai và các điều kiện sinh thái cho phép, có thể trồng đậu tương 2 vụ liên tiếp hoặc với một cây trồng khác nhƣ sau: Ngô Xuân hè + đậu tương (nơi có mƣa sớm); Ngô Xuân hè + gối đậu tương/lạc Đậu tương + đậu tương (nếu mƣa muộn). Đây là chế độ luân canh đảm bảo đƣợc thu nhập trên một đơn vị diện tích và nâng cao độ che phủ mặt đất trong năm.

- Trồng lạc: tăng thêm diện tích lạc trồng xen, trồng gối ở vùng cao, còn lại tập trung thâm canh diện tích lạc hiện có. Diện tích lạc đƣợc mở rộng ở những vùng chuyên canh tập trung và ở các chân đất luân canh với cây vụ xuân hè và trồng xen trong đất sắn: Cây vụ xuân hè + lạc; Sắn + xen lạc.

- Trồng lúa, trồng màu và NTTS: Loại sử dụng đất thích hợp và có hiệu quả quả kinh tế - xã hội cao đối với những diện tích đất nông nghiệp có độ dốc từ 00 - 80 là chuyên trồng lúa; kết hợp trồng lúa với cây màu; chuyên trồng màu và nuôi trồng thủy sản để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong nội bộ xã, huyện đồng thời cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm cho các thị trường ngoài huyện, tỉnh. Các công thức luân canh, xen canh nên áp dụng là: Lúa Xuân - Lúa mùa; Lúa Xuân - Lúa mùa - khoai tây đông; Lúa Xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông; Lúa Xuân - Lúa mùa - đậu đỗ đông; Lúa Xuân - Lúa mùa - Rau Đông; thuốc lá - Lúa mùa; Lúa - cá; chuyên trồng rau; nuôi cá lồng (cá tầm, rô phi đơn tính, trắm,...).

Tóm lại, để quỹ đất của huyện nói chung và đất sản xuất nông nghiệp của huyện nói riêng được sử dụng theo hướng bền vững thì cần có các giải pháp đồng bộ đối với từng mục đích sử dụng và đối với tiềm năng đất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Chợ Đồn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, có tổng diện tích tự nhiên là 91.135,65 ha, trong đó đất nông nghiệp là 85.391,78 ha chiếm 93,70% tổng diện tích đất tự nhiên. Giai đoạn 2010 – 2016, nền kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữa vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện.

2. Kết quả nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho thấy, Huyện Chợ Đồn khá đa dạng về cây trồng và kiểu sử dụng đất với 5 LUT chính và 15 kiểu sử dụng đất nhƣng có sự khác biệt về hiệu quả sử dụng đất giữa các tiểu vùng. LUT 2LM cho hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cao, thu nhập thuần túy giao động từ 70,0 - 90 triệu đồng/ha/năm nhƣng mức đầu tƣ khá lớn. LUT chuyên lúa cho hiệu quả kinh tế thấp nhƣng vẫn là LUT quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Các LUT và các kiểu sử dụng đất được lựa chọn là: LUT chuyên lúa cho các tiểu vùng 1,2,3; LUT cây ăn quả cho tiểu vùng 1,2; LUT chè, khoai môn cho tiểu vùng 3.

3. Kết quả phúc tra xây dựng bản đồ đất cho thấy: đất của huyện Chợ Đồn đƣợc chia thành 3 nhóm: Nhóm đất đỏ vàng chiếm 86,45% diện tích tự nhiên; nhóm đất phù sa chiếm 8,01%; nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chiếm 0,19%

diện tích tự nhiên. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá tiềm năng với 7 chỉ tiêu được lựa chọn tương ứng với 7 bản đồ đơn tính được tạo lập.

Kết quả chồng xếp bản đồ đã xây dựng đƣợc bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1/25.000 với 42 đơn vị đất đai, diện tích các đơn vị bản đồ đất đai giao động từ 8.818,87 ha đến 17,2 ha. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho thấy diện tích rất thích hợp (S1) cho các LUT lần lƣợt là: LUT chuyên lúa 6.621,73 ha, LUT lúa màu 1.256,36 ha, LUT cây ăn quả cam quýt là 50.047,92 ha. Nhƣ vậy, so với hiện trạng sử dụng đất thì tiềm năng đất cây ăn quả của huyện là rất lớn.

4. Kết quả theo dõi 7 mô hình sản xuất nông nghiệp từ năm 2014 đến 2016, so sánh đối chiếu với kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các LUT và các kiểu sử dụng đất đã khẳng định các LUT chè, LUT cây ăn quả (cam, quýt, hồng); LUT chuyên lúa - màu cho hiệu quả cao và đảm bảo tính bền vững, kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa có hiệu quả kinh tế trung bình nhƣng lại có ý

nghĩa quan trọng trọng việc đảm bảo an ninh lương thực cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện.

5. Trên cơ sở định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện, kết quả phân hạng thích hợp đất đai với giải bài tối ƣu đa mục tiêu đã xác định đƣợc quy mô diện tích sử dụng cho các LUT, kiểu sử dụng đất bền vững trên các kiểu/vùng thích hợp. Từ đó, đã định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Đồn cụ thể nhƣ sau: LUT1 (Lúa xuân - Lúa mùa): diện tích 2.250,00 ha đƣợc đề xuất tối ƣu nhất đối với kiểu thích hợp V thuộc các đơn vị đất đai số 18,19,20; LUT2 (Lúa xuân - lúa mùa - Khoai lang Đông): diện tích 950,00 ha đƣợc đề xuất trên các kiểu thích hợp II (439,45 ha) và kiểu III (510,55 ha); LUT3 (Thuốc lá - lúa mùa): đề xuất đến năm 2025 diện tích là 120 ha tối ƣu nhất khi trồng tại kiểu thích hợp IV thuộc LMU số 1,2,5,15,8,16; LUT4 (Khoai môn): diện tích 70,0 ha rất tối ƣu tại đơn vị đất đai số 17, 21 là kiểu thích hợp VII; LUT5 (chè): định hướng đến năm 2025, tăng diện tích chè lên 900,0 ha trên các LMU số 17, 21, 24, 35, 36, 37, 40, 42; LUT6 (cam quýt): có thể mở rộng với diện tích lên 634,0 ha, trên các đơn vị đất đai số 24,35,36,37,40,42,28,31,32; LUT7 (hồng không hạt): diện tích 400 ha đề xuất trồng trên các kiểu thích hợp số V và VI thuộc các đơn vị đất đai 4, 9, 18, 19,20 tại các xã thuộc tiểu vùng 1, 2.

6. Để sử dụng đất theo hướng hiệu quả cao và bền vững theo các định hướng trên huyện Chợ Đồn cần thực hiện đồng bộ giải pháp cho các loại sử dụng đất gồm các nhóm giải pháp chủ yếu là: (i) Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa; (ii) Khoa học - Kỹ thuật (iii) Thị trường; (iv) Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ; (v) Giải pháp về cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp và giải pháp cho sử dụng đất trên các độ dốc.

2. Kiến nghị

- Sử dụng kết quả đánh giá đất đai và phân hạng thích hợp đất đai cho việc xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện qua các năm và phục vụ việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho các giai đoạn tiếp theo.

- Cần có chương trình nghiên cứu chuyên sâu về thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp để làm cơ sở thúc đẩy các mô hình nghiên cứu trên địa bàn huyện.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nông Thị Thu Huyền, Nguyễn Ngọc Nông, Lê Thái Bạt, Lê Văn Thơ (2017),

“Đặc tính lý, hóa học các loại đất chính huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học đất, số 51 (2): 11-16.

2. Nông Thị Thu Huyền, Nguyễn Ngọc Nông, Lê Thái Bạt, Phạm Văn Tuấn, Lê Văn Thơ (2017), “Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ phân hạng thích hợp đất đai huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học đất, số 52 (20): 122 - 128.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 160 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(213 trang)