Đánh giá tiềm năng đất đai tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 37 - 43)

1.2. Cơ sở thực tiễn về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững

1.2.3. Đánh giá tiềm năng đất đai tại Việt Nam

1.2.3.1. Sơ lực về tài nguyên đất đai của Việt Nam

Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.096.700 ha, trong đó 30.619.800 ha đất đã đƣợc sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp, chiếm 92,52% tổng diện tích tự nhiên; còn 2.476.900 ha đất chƣa đƣợc sử dụng, chiếm

S1 S2 S3

S2t S2i S2e

S2i - 1 S2i - 2

N1

N2

N1i

N1s

7,48% tổng diện tích tự nhiên (Tổng cục Thống kê, 2016) [87]. Kết quả cụ thể tại bảng 1.3.

Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam năm 2014 Thứ

tự Loại đất Diện tích

(nghìn ha)

Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 33.096,7 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 26.822,9 81,04

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 10.231,7 30,91

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 15.845,2 47,88

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 707,9 2,14

1.4 Đất làm muối LMU 17,9 0,05

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 20,2 0,06

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.6.1.96,9 11,47

2.1 Đất ở OCT 702,3 2,12

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.904,6 5,75

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 10,7 0,03

2.4 Đất tín ngƣỡng TIN 4,6 0,01

2.5

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễ, NHT NTD 102,0 0,31

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 822,4 2,48

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 245,8 0,74

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 4,5 0,01

3 Đất chưa sử dụng CSD 2.476,9 7,48

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 224,9 0,68

3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng DCS 1.987,4 6,00

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 7,4 0,02

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2016)[87]

Với 33 triệu ha diện tích tự nhiên, đất đai của nước ta rất đa dạng về loại hình thổ nhƣỡng, địa hình, độ dốc cùng với các yếu tố nhƣ khí hậu, lƣợng mƣa, nhiệt độ... tạo nên các vùng sinh thái khác nhau thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi.

Đất vùng đồng bằng có khoảng 8 triệu ha, chủ yếu ở các đồng bằng thuộc các con sông lớn nhƣ dồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và một số con sông ở Bắc và Nam Trung bộ. Những diện tích này hiện nay đã đƣợc khai thác hết để trồng lúa, nuôi trồng thủy sản với năng suất cao (Vũ Năng Dũng, 2015) [16].

Đất vùng đồi núi ở nước ta có khoảng 23,4 triệu ha, là vùng có địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn. Diện tích có độ dốc trên 25độ chiếm 10,9 triệu ha, đại bộ phận là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ. Diện tích còn lại có độ dốc nhỏ hơn 25độ là 12,5 triệu ha, phần lớn đang đƣợc khai thác để trồng cây công nghiệp lâu năm, cây hoa màu hàng năm và trồng rừng (Vũ Năng Dũng, 2015) [16].

Đất đồi núi tuy dốc, song có tới 17,3 triệu ha có tầng đất mặt dày trên 50 cm có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Trong tương lai đất đồi núi là đối tượng chính để khai thác mở rộng sản xuất nông nghiệp (Vũ Năng Dũng, 2015) [16].

Tuy nhiên, Việt Nam là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng. Biến đổi khí hậu làm cho thiên tai đặc biệt là bão, lũ, lụt, hạn hán ngày càng gia tăng về cường độ, tần suất và quy mô ở nhiều nơi trong cả nước nên dẫn đến nguy cơ khan hiếm và thiếu hụt đất sản xuất nông nghiệp. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, đến năm 2020 nước biển dâng lên khoảng 12 cm, diện tích đất lúa bị ảnh hưởng 6 nghìn ha (vùng Đồng bằng sông Cửu Long gần 4 nghìn ha); đến năm 2030 nước biển dâng 17 cm, diện tích đất lúa bị ảnh hưởng khoảng 20 nghìn ha (vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 15 nghìn ha) và đến cuối thế kỷ, khi nước biển dâng 70 cm sẽ có xấp xỉ 16% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập và có tới 15% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trên 5% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo cảnh báo của UNDP, nếu mực nước biển tăng 1 m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lƣợng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội (Nguyễn Đình Bồng & cs, 2015) [12]. Do vậy, việc đánh giá tiềm năng đất đai để sử dụng hợp lý, hiệu quả là vấn đề cấp thiết.

1.2.3.2. Đánh giá tiềm năng đất đai ở Việt Nam

Việc đánh giá đất đúng tiềm năng đất đai để sử dụng hợp lý, hiệu quả đƣợc Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm. Vấn đề đánh giá đất, đánh giá tiềm năng đất đai đã đƣợc thể hiện trong hệ thống văn bản nhƣ: Luật Đất đai 2003, 2013, Nghị định, Thông tƣ, …

Quốc hội đã xác định công tác điều tra cơ bản về đất đai là một nhiệm vụ quan trọng, nhƣ là một trong những giải pháp thực hiện chiến lƣợc phát triển bền vững: “Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra cơ bản về đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai…” (Quốc hội, 2011) [59].

Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI chỉ đạo tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó nêu rõ “Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá chất lượng, tiềm năng đất đai đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng đất, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững” (Quốc hội, 2012) [60].

Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án nâng cao năng lực ngành quản lý đất đai đã xác định một trong các nhiệm vụ của ngành là “Tập trung điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng và chất lượng tài nguyên đất đai toàn quốc, trong đó chú trọng việc điều tra các vùng đặc thù về thoái hóa, xâm nhập mặn, ngập úng, khô hạn, hoang mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm đất phục vụ quản lý, sử dụng đất bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu” (Chính phủ, 2012) [13].

Để cụ thể hóa Nghị quyết nêu trên, Luật Đất đai năm 2013 đƣợc Quốc hội thông qua trong đó những quy định về điều tra, đánh giá đất đai là những nội dung hoàn toàn mới. Tại Khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai bao gồm: điều tra, đánh giá về chất lƣợng đất, tiềm năng đất đai;

điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp;

thống kê, kiểm kê đất đai; điều tra, thống kê giá đất, theo dõi biến động giá đất; xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất. Tại Khoản 2 Điều 32 đã quy định việc điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các nội dung: lấy mẫu, phân tích, thống kê số liệu quan trắc đất đai; xây dựng bản đồ về chất lƣợng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất; xây dựng báo cáo đánh giá về chất lƣợng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất; xây dựng báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, báo cáo về giá đất và biến động giá đất. Tại Điều 33 đã quy định rõ về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh trong việc tổ chức thực hiện, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai và định kỳ tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá đất đai theo định kỳ 05 năm một lần.

Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về đất đai và hoàn thành tổng điều tra về đất đai trong năm 2015, trong đó tập trung điều tra chi tiết một số loại đất quan trọng; đánh giá tiềm năng và chất lƣợng tài nguyên đất, đặc biệt chú trọng đến các vùng có nguy cơ thoái hóa, xâm nhập mặn, ngập úng, khô hạn, hoang mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm đất (Chính phủ, 2014) [15].

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19 đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý, sử dụng đất đai, trong đó nhấn mạnh: “tăng cường công tác điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên đất phục vụ quản lý, sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu;

thực hiện tổng điều tra về đất đai, trong đó tập trung xác định diện tích một số loại đất quan trọng; đánh giá tiềm năng và chất lƣợng tài nguyên đất, đặc biệt chú trọng đến các vùng có nguy cơ thoái hóa, xâm nhập mặn, ngập úng, khô hạn, hoang mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm đất”.(Chính phủ, 2014) [14].

Nhƣ vậy hoạt động điều tra, đánh giá đất đai đƣợc xác định là một nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh theo định kỳ 5 năm một lần đã đƣợc Trung ƣơng Đảng chỉ đạo, Quốc hội chính thức phê chuẩn và Chính phủ yêu cầu phải thực hiện thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Điều này cho thấy đã đến lúc cần thiết phải đƣa việc điều tra, đánh giá đất đai thành một nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của ngành, là một trong những mục tiêu của chiến lược nâng cao năng lực ngành quản lý đất đai và chiến lƣợc sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu có tính toàn cầu.

Để thực hiện đƣợc chiến lƣợc này nhất thiết phải có cuộc tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất toàn quốc (lần đầu tiên) nhƣ là một lần tổng kiểm kê về chất lƣợng, tính chất, đặc điểm đất đai song song cùng với việc kiểm kê đất đai về số lƣợng đã đƣợc tiến hành. Kết quả thực hiện sẽ giúp Quốc hội, Chính phủ, cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và địa phương nắm chắc quỹ đất cả về số lượng, chất lƣợng, tiềm năng, xu thế suy thoái đất theo mức độ và theo từng khu vực (đối với cấp vùng), vị trí đặc thù (đối với cấp tỉnh).

Đồng thời phải đẩy mạnh điều tra, đánh giá đất đai kết hợp giám sát tài nguyên đất theo định kỳ hàng năm và 5 năm một lần với mục tiêu chính là cơ sở để

xây dựng chiến lƣợc sử dụng đất bền vững, lâu dài cũng nhƣ quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất theo từng kế hoạch ngắn, trung và dài hạn, đáp ứng với số lƣợng, chất lƣợng đất phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà đất đai là tài nguyên quý vừa đƣợc khai thác sử dụng vừa đƣợc cải tạo và bảo vệ.

Điều tra đánh giá đất đai định kỳ cần đƣợc đẩy mạnh nhằm đảm bảo các mục tiêu cụ thể sau:

+ Đánh giá đầy đủ toàn diện, chính xác, khoa học nguồn tài nguyên đất đai của cả nước và các vùng kinh tế - xã hội để quản lý chặt chẽ, khai thác sử dụng có hiệu quả về số lƣợng, chất lƣợng tài nguyên đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Đánh giá đầy đủ, toàn diện, chính xác, khoa học nguồn tài nguyên đất đai toàn quốc; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến chất lƣợng tài nguyên đất đai và đánh giá tác động, ảnh hưởng của chính sách, pháp luật về đất đai đến tài nguyên đất đai để đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ, nâng cao chất lƣợng tài nguyên đất đai, góp phần hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai hiện đại, tập trung, thống nhất.

+ Đánh giá thực trạng chất lƣợng đất, tiềm năng đất đai và phân hạng đất nông nghiệp của các loại đất theo mục đích sử dụng (diện tích, phân bố) làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp bảo vệ, định hướng khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.

+ Đánh giá thực trạng thoái hóa đất; xác định cụ thể nguyên nhân cũng nhƣ xu thế và các quá trình thoái hóa đất làm cơ sở đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi và khai thác sử dụng đất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Cung cấp dữ liệu về tài nguyên đất để tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia (nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về điều tra đánh giá đất đai trên phạm vi cả nước) nhằm giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến chất lượng tài nguyên đất đai; góp phần hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai hiện đại, tập trung, thống nhất và phục vụ đa mục tiêu.

+ Cung cấp thông tin, số liệu tài liệu làm căn cứ lập, điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 - 2030.

+ Cung cấp số liệu cho hệ thống theo dõi quản lý sử dụng đất và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và phục vụ nhu cầu thông tin về tài nguyên đất cho các hoạt

động kinh tế, xã hội, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác của Nhà nước (Nguyễn Thị Thu Trang, 2015) [124].

Trên cơ sở thực hiện các mục tiêu trên, ngày 15/12/2015, Bộ Tài nguyên Môi trường đã có Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT Quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai (Bộ TNMT, 2015) [10]. Trong đó, nội dung công tác đánh giá tiềm năng đất đai được hướng dẫn cụ thể tại Chương 3, mục 1 của Thông tư với 10 Điều (từ Điều 12 đến Điều 21).

Ngoài ra, công tác đánh giá đất đai nói chung và tiềm năng đất đai nói riêng còn đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Việt Nam biên soạn,Tổng cục tiêu chuẩn Chất lƣợng Việt Nam ban hành các Tiêu chuẩn ngành (TCN) và Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về “Quy trình Điều tra, thành lập bản đồ đất”, “Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp”

nhƣ: 10 TCN 68-84 thực hiện xây dựng bản đồ thổ nhƣỡng phục vụ đánh giá đất đai (Tiêu chuẩn ngành, 1984); Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp ban hành năm 1999 (số 10 TCN 343-98); Quy trình đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ban hành năm 2010 (TCVN 8409-2010); Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp đƣợc ban hành năm 2012 (TCVN 8409- 2012); Quy trình Điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn ban hành năm 2012 (TCVN 9487 - 2012) (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng Việt Nam, 2010, 2012) [84], [ 85], [86].

Năm 2015, Hội Khoa học Đất Việt Nam (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cũng đã ban hành “Sổ tay Điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá đất đai” hướng dẫn chi tiết, đầy đủ quy trình Điều tra, đánh giá, phân loại đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp cho phạm vi cấp huyện, tỉnh (Hội khoa học Đất Việt Nam, 2015) [28].

1.3. Những nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(213 trang)