1.2. Cơ sở thực tiễn về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững
1.3.1. Những nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai tại Việt Nam
Phương pháp đánh giá sử dụng đất thích hợp của FAO đã bắt đầu được nghiên cứu áp dụng đầu tiên ở Việt Nam trong nghiên cứu “Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam” (Bùi Quang Toản và cs, 1986) [83]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này việc đánh giá chỉ dựa vào các điều kiện tự nhiên (Thổ nhƣỡng, điều kiện thủy văn, khả năng tưới tiêu và khí hậu nông nghiệp) và phân cấp dừng lại ở cấp phân vị thích hợp (suitable class).
Trong đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và cs, 1986) [17] đƣợc thực hiện ở tỷ lệ 1/1.500.000 dựa trên phân loại khả năng đất đai (land capability classification) của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhƣỡng và địa hình. Mục tiêu nhằm sử dụng đất đai tổng hợp, có 7 nhóm đất đƣợc phân chia theo mức độ hạn chế, trong đó 4 nhóm đầu có thể sử dụng cho nông nghiệp, nhóm kế tiếp có khả năng cho lâm nghiệp và nhóm cuối cùng cho các mục đích khác.
Năm 1989, Vũ Cao Thái [73] đã lần đầu tiên thử nghiệm nghiên cứu đánh giá, phân hạng sử dụng thích hợp đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè, dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá sử dụng đất của FAO theo kiểu định tính để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng. Trong đề tài này việc phân cấp đƣợc dừng lại ở các phân vị là lớp thích hợp với 4 cấp: rất thích hợp (S1), thích hợp (S2), ít thích hợp (S3), không thích hợp (N). Các kết quả nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá phân hạng đất cho từng loại cây trồng, nhƣng các chỉ tiêu đơn thuần thiên về thổ nhƣỡng, chƣa đề cập đến vấn đề khí hậu, thủy văn và các điều kiện kinh tế xã hội cũng như tác động của môi trường.
Từ năm 1992, phương pháp đánh giá đất theo FAO và các hướng dẫn tiếp theo đƣợc Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong nước áp dụng rộng rãi trong đánh giá đất đai ở các cấp lãnh thổ của Việt Nam. Nét chung của các công trình này là tập trung đánh giá tiềm năng đất, xây dựng đƣợc các bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ thích hợp đất đai, đề xuất sử dụng các loại sử dụng đất chính theo hướng hiệu quả và bền vững.
Các công trình đánh giá đất cấp vùng đƣợc thực hiện bởi các tác giả:
Lê Thái Bạt và cs, năm 1995 [4] ở vùng Tây Bắc; Nguyễn Văn Tân và cs, 1995 [65] ở vùng Đông Bắc; Nguyễn Công Pho và cs, 1995 [50] ở vùng Đồng bằng Sông Hồng; Nguyễn Văn Tuyển, 1995 [94] ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ;
Phạm Dương Ưng và cs, 1995 [102] ở vùng Tây Nguyên; Phạm Quang Khánh và cs, 1994 [33] [34] ở vùng Đông Nam Bộ; Nguyễn Văn Nhân và cs, 1996 [47] ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long; ...
Nguyễn Khang và cs, 1995 [32] đã tổng hợp kết quả đánh giá đất đai của 9 vùng sinh thái nông nghiệp, xác định được trên cả nước có 372 đơn vị đất đai, 90 loại sử dụng đất chính, 41 kiểu thích hợp đất đai. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định
việc vận dụng nội dung, phương pháp đánh giá đất của FAO theo tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp.
Đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO và các phương pháp hiện hành, hiện đại cũng đã đƣợc thực hiện ở các tỉnh bởi các tác giả: Lê Thái Bạt, 1995 [3], Lương Đức Toàn, 2017 [80] ở tỉnh Sơn La; Phan Thị Thanh Huyền, Đỗ Nguyên Hải, Nguyễn Ngọc Nông, 2012 [25] ở tỉnh Thái Nguyên; Trần An Phong, Hà Ban, 2008 [52] ở tỉnh Kon Tum; Nguyễn Quang Thưởng, Phạm Quang Khánh, 2013 [77]
ở tỉnh Cà Mau; Phùng Gia Hƣng, 2012 [30] ở tỉnh Bắc Giang.
Đánh giá chất lƣợng đất cấp tỉnh trong thời gian gần đây có các công trình của các tác giả: Đặng Văn Minh và cs, 2011 [45] ở tỉnh Thái Nguyên; Vũ Xuân Thanh, 2016 [72] ở tỉnh Ninh Bình; Trần Minh Tiến, 2016 [78] ở tỉnh Nam Định.
Nhiều tỉnh đã đƣợc đánh giá thoái hoá đất kỳ đầu. Điển hình là các công trình của các tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang, 2014 [89] ở tỉnh Bắc Kạn; Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2016 [49] ở tỉnh Lạng Sơn; Nguyễn Văn Toàn, 2015 [81] ở tỉnh Tuyên Quang, và năm 2016 [82] ở tỉnh Quảng Ngãi; Nguyễn Tuấn Anh, 2015 [2] ở tỉnh Bắc Ninh; Nguyễn Bá Lâm, 2015 [38] ở tỉnh Phú Thọ; năm 2016 [39] ở tỉnh Lào Cai, Phạm Quang Khánh, 2016 [35] ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Trong 15 năm qua, nhiều công trình đánh giá đất cấp huyện đã đƣợc thực hiện. Điển hình là các công trình nghiên cứu của các tác giả: Lê Thái Bạt, 2003 [5], 2006 [6], 2010 [7] [8]; Lưu Đức Bình và cs, 2012 [9]; Lê Thị Giang, 2011 [20]; Đỗ Nguyên Hải, 2005 [24]; Phạm Quốc Hƣng, 2006 [31]; Vũ Thị Hồng Hạnh, 2015 [22]; Ngô Văn Giới, 2011 [21]; Phan Văn Khuê và cs, 2016 [37]; Lê Tấn Lợi, 2012 [41]; 2015 [42]; Nguyễn Thành Long, 2012 [40]; Nguyễn Thị Hà My, 2014 [44];
Đỗ Văn Nhạ, 2017 [46]; Trần An Phong, 2008 [52], năm 2009 [51]; Đỗ Thị Tám, 2014 [63]; Nguyễn Ích Tân, 2009 [64]; Nguyễn Minh Thanh, Trần Thị Nhâm 2015 [66], năm 2016 [67]; Vũ Thị Thương, 2014 [75]; Đặng Minh Tơn, 2017 [88]; Đàm Xuân Vận, Lê Quốc Doanh, 2009, [103]; Vũ Thị Xuân, 2009 [109]...
Các công trình đánh giá đất cấp huyện đã tập trung phản ánh kết quả nghiên cứu về tiềm năng đất đai, hiệu quả sử dụng đất, xác định các đơn vị đất đai, các loại thích hợp đất đai; lựa chọn các loại, các hệ thống sử dụng đất và mô hình sử dụng đất tối ưu; đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả và bền vững. Trong nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp tiến bộ: Ales, MCE, AHP, GIS, phân tích, đánh giá tính
bền vững trong sử dụng đất. Tuy nhiên hạn chế chính của các công trình này là chƣa làm rõ hiệu quả định lượng về môi trường, về bộ tiêu chí phát triển nông nghiệp bền vững. Đánh giá và đề xuất giải pháp sử dụng đất ứng phó với biến đổi khí hậu chƣa cụ thể và chƣa sâu sắc. Bài toán tối ƣu trong sử dụng đất còn ít đƣợc áp dụng. Việc đề xuất cơ cấu sử dụng đất hợp lý và tối ưu theo hướng hiệu quả và bền vững còn ràng buộc bởi phương án quy hoạch sử dụng đất, các đề xuất sử dụng đất còn dựa chủ yếu vào khả năng thích hợp đất đai, cân đối quỹ đất còn mang tính chủ quan, chƣa có căn cứ thuyết phục… Còn ít công trình đánh giá đất với cách tiếp cận hệ thống, tổng hợp và xuyên ngành.