Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững cho huyện Chợ Đồn
3.5.2. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững cho huyện
3.5.2.1. Những quan điểm trong định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Chợ Đồn
Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chợ Đồn nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đưa ra những định hướng trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2021 nhƣ sau:
- Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển nông nghiệp của huyện;
đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu nông thôn; đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp; Mở rộng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn nhƣ gạo bao thai, cam, quýt, hồng không hạt, thuốc lá, chè Shan tuyết...
- Áp dụng khoa học - kỹ thuật, quy trình sản xuất tiến bộ vào sản xuất gạo Bao thai với diện tích từ 2000 ha trở lên tại các xã Đông Viên, Phương Viên, Yên Nhuận, Ngọc Phái, Quảng Bạch...
- Phát triển diện tích trồng cam quýt tại các xã Đông Viên, Rã Bản, Đại Sảo, Yên Mỹ, liên kết vớ các xã của huyện Bạch Thông tạo thành vùng sản xuất quýt hàng hóa. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc cây hồng không hạt tại các xã Ngọc Phái, Nam Cường, Quảng Bạch, Tân Lập....
- Cải tạo lại, trồng bổ sung, đầu tƣ thâm canh thêm 500 ha chè Shan tuyết tại xã Bằng Phúc và mở rộng diện tích tại một số xã có điều kiện tương tự.
- Phát triển, mở rộng thêm diện tích thuốc lá tại các xã Bằng Phúc, Phương Viên, Ngọc Phái, Phong Huân, Yên Nhuận...
3.5.2.2. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững cho huyện Chợ Đồn đến năm 2025
Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, vào quy hoạch sử dụng đất của huyện Chợ Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 và những định hướng sử dụng đất
của Huyện ủy đã trình bày ở trên kết hợp với kết quả đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất gắn với kiểu sử dụng đất và kết quả đánh giá tiềm năng đất theo mức độ thích hợp đối với các kiểu sử dụng đất và áp dụng bài toán tối ƣu đa mục tiêu trong xác định cơ cấu diện tích tối ƣu theo từng kiểu thích hợp (từng đơn vị đất đai) nghiên cứu đã xây dựng được định hướng sử dụng đất bền vững đến năm 2025 huyện Chợ Đồn tại bảng 3.59.
Bảng 3.59. Tổng hợp diện tích các LUT sản xuất nông nghiệp đƣợc đề xuất cho huyện Chợ Đồn đến năm 2025
ĐVT: ha
LUT Kiểu sử dụng đất
Diện tích theo kết quả bài
toán
Đề xuất đến năm 2025 LMU
số
Diện tích
Tiểu vùng 1
Tiểu vùng 2
Tiểu vùng 3 1. Chuyên
lúa
1. Lúa Xuân -
Lúa mùa 2.250,00 4, 9 2.250,00 762,5 586,45 901,05
2. Lúa - màu
2. Lúa Xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông
950,00
3,7,10 ,11,14 ,6,12, 13
950,00 222,5 395,05 332,45 3. Thuốc lá -
Lúa mùa 4.002,78
1,2,5, 15,8,1 6
120,00 35,4 77,5 7,1 3. Chuyên
màu 4. Khoai môn 70,00 17,21 70,00 25,8 12,5 31,7 4. Cây
CNLN 5. Chè 7.319,79
17,21, 24,35, 36,37, 40,42
900,00 20,20 858,71 21,09
5. Cây ăn
quả 6. Cam quýt 12.476,08
24,35, 36,37, 40,42, 28,31, 32
634,00 37 134,3 462,7
7. Hồng 400,00 4,9,18
,19,20 400,00 248,6 113,1 38,3 Tổng diện tích 27.468,65 5.324,00
Qua bảng trên có thể thấy đến năm 2025, các LUT/kiểu sử dụng đất đƣợc đề xuất cụ thể nhƣ sau:
- Loại sử dụng đất chuyên lúa (Lúa xuân - Lúa mùa): với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực trong vùng, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, đặc biệt là
mở rộng diện tích gạo Bao Thai, do vậy đƣợc đề xuất diện tích đến năm 2025 là 2.250,00 ha tại các xã là Đông Viên, Phương Viên, Ngọc Phái, Yên Nhuận, Quảng Bạch ... trên LMU số 4, 9.
- Loại sử dụng đất Lúa - màu:
+ Kiểu sử dụng đất: Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang Đông, diện tích 950,0 ha, đƣợc phân bố cho các tiểu vùng nhƣ sau: tiểu vùng 1 (222,5 ha); tiểu vùng 2 (395,05 ha); tiểu vùng 3 (332,45 ha). Kiểu sử dụng đất này có thể phát triển trên các LMU số 3,7,10,11,14,6,12,13.
+ Kiểu sử dụng đất: Thuốc lá - Lúa mùa, mở rộng diện tích đúng theo quy hoạch và định hướng của huyện là 120,0 ha, được đề xuất phát triển chủ yếu tại tiểu vùng 2, trên các LMU số 1,2,5,15,8,16 bao gồm các xã Bằng Phúc, Phương Viên, Ngọc Phái, Phong Huân, Yên Nhuận...
- Loại sử dụng chuyên màu (Khoai môn): diện tích 70,0 ha, đề xuất phát triển tại các LMU số 17 và 21 tại các xã thuộc tiểu vùng 2 và 3 đó là Rã Bản, Ngọc Phái, thị trấn Bằng Lũng....
- Loại sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm (chè) tập trung mở rộng diện tích tại các xã thuộc tiểu vùng 1 và 2, đặc biệt là tại xã Bằng Phúc, đến năm 2025 dự kiến là 900,0 ha trên các LMU số 17, 21, 24, 35, 36, 37, 40, 42.
- Loại sử dụng đất cây ăn quả:
+ Kiểu sử dụng đất cam, quýt: định hướng đến năm 2025 có diện tích là 634,0 ha, tăng 200,0 ha so với hiện trạng, tập trung chủ yếu tại vùng 3 gồm các xã Đông Viên, Rã Bản, Đại Sảo, Yên Mỹ... trên các đơn vị đất đai số 24,35,36,37,40,42,28,31,32.
+ Hồng không hạt: diện tích 400,0 ha, đề xuất trồng trên các LMU số 4,9,18,19,20. Định hướng của huyện là áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc tại các xã Nam Cường, Quảng Bạch, Ngọc Phái, Tân Lập...
Nhìn chung, kết quả đề xuất diện tích các kiểu sử dụng đất trên là phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các diện tích đề xuất được xác định trên cơ sở định hướng sử dụng đất của huyện và kết quả giải bài toán tối ưu, tìm ra phương án tốt nhất cho sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn theo hướng hiệu quả cao và bền vững.
Hình 3.11. Bản đồ đề xuất bố trí các LUT tối ƣu huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn