Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Chợ Đồn là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên là 91.135,65 ha, chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh, gồm 21 xã và 01 thị trấn. Vị trí địa lý nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp huyện Ba Bể và huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Đông giáp huyện Bạch Thông và huyện Chợ Mới.
- Phía Nam giáp huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang.
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Với vị trí nhƣ trên, Chợ Đồn có nhiều điều kiện để phát huy tiềm năm đất đai cũng nhƣ các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hoà nhập với nền kinh tề thị trường, phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.1.2. Địa hình
Huyện có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến:
Địa hình núi đá vôi: Các xã phía Bắc của huyện thuộc cao nguyên đá vôi Lang Ca Phu kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng. Địa hình chia cắt phức tạp bởi những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1000 m (núi Phia Khao xã Bản Thi) xen giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 250 đến 300. Đây là nơi đầu nguồn của các sông chảy về hồ Ba Bể.
Địa hình núi đất: bao gồm các xã ở phía Nam thị trấn Bằng Lũng phần lớn là núi đất có độ cao phổ biến 400 m đến trên 600 m, độ dốc bình quân từ 200 đến 250. Địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối khá dày đặc.
Địa hình thung lũng: phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy núi cao. Các điều kiện tự nhiên nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển canh tác nông lâm nghiệp kết hợp cây ăn quả, cây đặc sản.
3.1.1.3. Khí hậu
Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối;
mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mƣa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,2oC (Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5oC và thấp nhất là 20,8oC). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (28oC - 29oC), nhiệt độ trung bình thấp nhất vào các tháng 1 và 2 (13,5oC), có năm xuống tới -2oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5oC. Tổng tích nhiệt cả năm bình quân đạt 6800oC - 7000oC. Mặc dù nhiệt độ còn bị phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhƣng không đáng kể.
Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu Chợ Đồn còn có những đặc trưng khác như sương mù. Một năm bình quân có khoảng 87 - 88 ngày
sương mù. Vào các tháng 10, 11 số ngày sương mù thường cao hơn. Về mùa đông các xã vùng núi đá vôi thường xuất hiện sương muối; từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau bình quân xuất hiện 1 - 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 1- 3 ngày. Mƣa đá là hiện tƣợng xảy ra không thường xuyên, trung bình 2 - 3 năm một lần vào các tháng 5 và 6.
Lƣợng mƣa thuộc loại thấp, bình quân 1.115 mm/năm. Các tháng có lƣợng mƣa lớn là tháng 6 và 7 có ngày mƣa tới 340 mm/ngày; thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1 năm sau 1,5 mm/ngày. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75- 80% lƣợng mƣa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 82%, thấp nhất vào tháng 2 với 79% và cao nhất vào tháng 7 tới 88%.
Lƣợng bốc hơi trung bình năm là 830 mm, thấp nhất vào tháng 1 với 61 mm và cao nhất là 88 mm vào tháng 6. Tổng số giờ nắng trung bình đạt 1586 giờ, thấp nhất là tháng 1 có 54 giờ, cao nhất là 223 giờ vào tháng 8.
Chế độ gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí lạnh và gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông, tạo ra các trận mưa lớn về mùa hè.
Những đặc điểm trên rất thích hợp cho trồng các loại cây nhiệt đới và á nhiệt đới, là điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ; tuy nhiên cũng cần đề phòng mƣa lũ và hạn hán.
3.1.1.4. Thủy văn
Huyện Chợ Đồn có hệ thống sông suối khá dày đặc nhƣng đa số là các nhánh thƣợng nguồn sông Cầu, sông Phó Đáy, sông Bình Trung với đặc điểm chung là đầu nguồn, lòng sông ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Giao thông đường sông ít phát triển do sông suối dốc, lắm thác ghềnh. Một số suối cạn nước vào mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh có thể xảy ra lũ quét ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê của Phòng Thống kê huyện (năm 2016), tổng diện tích tự nhiên của Chợ Đồn là 91.135,65 ha, trong đó: sử dụng vào mục đích nông nghiệp có 85.391,78 ha, chiếm 93,70% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp có 4.573,42 ha, chiếm 5,02% tổng diện tích tự nhiên; đất chƣa sử dụng có 1.170,47ha, chiếm 1,28% tổng diện tích tự nhiên.
Về thổ nhƣỡng, theo báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh Bắc Kạn tỷ lệ 1/100.000 của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Đồn có các nhóm đất nhƣ sau:
+ Nhóm đất phù sa: Có diện tích 9.642,75 ha, chiếm 10,53% diện tích tự nhiên, là các dải hẹp phân bố ven các con sông suối trong huyện và các phụ lưu của các sông suối.
Nhóm đất này đƣợc hình thành do quá trình bồi đắp của phù sa sông suối, quá trình thổ nhƣỡng xảy ra yếu cho nên có đặc tính xếp lớn, địa hình khá bằng phẳng, ở thượng nguồn phần lớn có thành phần cơ giới nhẹ, phân lớp tương đối rõ, độ phì thấp, lẫn nhiều sỏi sạn, ở cuối nguồn thành phần cơ giới nặng hơn, ít sỏi sạn hơn, đất hơi chua, hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, thích hợp cho trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, lạc, đậu tương...
+ Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 59.851,35ha chiếm 65,38% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã huyện. Đây cũng là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông lâm nghiệp của địa phương.
Đất phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau từ đá cát có thành phần cơ giới nhẹ đến đất đá sét, đá vôi có thành phần cơ giới nặng.
Nhóm đất này ít thích hợp cho các loài cây lương thực, thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở những nơi có độ dốc thấp, gần nguồn nước có thể trồng cây ăn quả.
+ Nhóm đất thung lũng: có diện tích 168,86 ha, chiếm 0,19% diện tích tự nhiên, phân bố dải rác tại một số xã như Nam Cường, Đồng Lạc, Bình Trung.... Do địa hình thung lũng nên đặc điểm của loại đất này phụ thuộc nhiều vào tính chất đất đai của các vùng đồi núi xung quanh thung lũng nhƣ thành phần cơ giới, độ chua, mức độ lẫn đá và sỏi sạn…
Nhìn chung, tài nguyên đất đai của huyện khá phong phú, với nhiều kiểu địa hình khác nhau, thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi.
b. Tài nguyên nước
* Nước mặt
Do địa hình phân cắt mạnh nên huyện Chợ Đồn có nhiều khe suối. Các khe suối có nguồn nước mặt khá dồi dào. Tuy nhiên, do địa hình núi đá vôi, độ dốc lớn
nên vùng núi phía Bắc thường thiếu nước, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Mặc dù nguồn nước khá phong phú nhưng do khả năng điều tiết của rừng kém, địa hình dốc, thảm thực vật bị suy giảm, thực bì nhỏ, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng nhiều nên mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, mùa khô thiếu nước, đất bị xói mòn, rửa trôi ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi.
* Nước ngầm
Độ dày tầng chứa nước biến động từ 60-160m, trung bình 100m và giảm dần từ Bắc xuống Nam.
Mực nước ngầm phong phú, có thể khai thác phục vụ sản xuất nông, công nghiệp và dân sinh, bổ sung cho nguồn nước mặt ở những vùng khó khăn.
Thời gian gần đây do canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản nên mực nước ngầm và chất lượng nước đã thay đổi. Trong nước có Nitric và Nitrat hàm lượng thấp do bón phân vô cơ cho cây thấm xuống đất, hiện nay chưa ảnh hưởng đến việc sử dụng nước ngầm. Tuy nhiên, nếu không bảo vệ môi trường, xử lý chất thải thì nước ngầm sẽ bị ô nhiễm.
c. Tài nguyên rừng
Năm 2016 huyện có 78.749,00 ha đất lâm nghiệp, chiếm 86,41% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó rừng sản xuất có 54.573,58 ha, chiếm 59,88% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, rừng phòng hộ có 19.776,68 ha, chiếm 21,70% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, rừng đặc dụng có 4.398,75 ha chiếm 4,83% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích rừng của huyện Chợ Đồn khá nhiều, độ che phủ đạt trên 57%, phân bố trên tất cả các xã, thị trấn. Tập đoàn cây rừng hiện có chủ yếu là cây gỗ tạp, tre, nứa, Keo, Mỡ và một số loại gỗ quý hiếm.
Về chất lƣợng, một phần diện tích rừng ở Chợ Đồn hiện nay thuộc loại rừng non tái sinh, chất lƣợng và trữ lƣợng thấp, chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp chất đốt. Tài nguyên rừng đang bị xuống cấp về chất lƣợng, phẩm chất cây cũng nhƣ tỷ lệ các cây gỗ có giá trị cao ít (rừng nguyên sinh còn rất ít, hiện tại chủ yếu là còn rừng non, rừng tái sinh và rừng nghèo). Rừng giàu với các loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao nhƣ lát, nghiến, táu, đinh... tập trung ở một số địa bàn khu vực hiểm trở.
Để phát triển đƣợc quỹ rừng, đƣợc sự hỗ trợ của Trung ƣơng, tỉnh và các tổ chức quốc tế, huyện Chợ Đồn đã tiến hành nhiều chương trình, dự án, trong đó có các chương trình 135, 134, dự án 327, dự án PAM 5322, dự án hợp tác Lâm nghiệp Việt Nam - Hà Lan, dự án 661, dự án 147, định canh định cƣ, đầu tƣ cơ sở hạ tầng nông thôn.... kết quả độ che phủ đã đƣợc tăng lên hơn 57%.
d. Tài nguyên khoáng sản
Chợ Đồn là một trong hai khu vực tập trung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn (Chợ Đồn và Ngân Sơn - Na Rì). Những khoáng sản có tiềm năng hơn cả là sắt, chì, kẽm và vật liệu xây dựng có trữ lƣợng lớn. Những mỏ đã đƣợc thăm dò và có trữ lƣợng lớn là mỏ Bằng Lũng khoảng 5.032 nghìn tấn có hàm lƣợng Pb 3,71 - 4,61% và Zn 1,31 - 1,60% với quặng ôxít và Pb 5,51 - 9,5% Zn 3,33 - 4,25% với quặng sunphua, mỏ Chợ Điền thuộc xã Bản Thi khoảng 10 triệu tấn với hàm lƣợng 3-24% (Pb+Zn). Nhóm phi kim loại theo đánh giá sơ bộ huyện có nhiều núi đá vôi, đất sét, đá hoa cương... Tại vùng Bản Khắt (xã Quảng Bạch) có khoảng 200 triệu m3 chiếm gần 70% trữ lƣợng đá vôi của tỉnh, thôn Phiêng Liềng ( xã Ngọc Phái) triệu 32 m3, Bản Nà Lƣợc 21 triệu m3, đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, Chợ Đồn còn có các loại khoáng sản khác, nhƣng trữ lƣợng không nhiều (UBND huyện Chợ Đồn, 2016) [99].
Đây là những lợi thế lớn để Chợ Đồn có thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng, từng bước tích luỹ và xây dựng các ngành công nghiệp khác sau này.