Chương 3 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
3.2. Thực trạng thu hút vốn FDI vào nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng
3.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng đồng bằng sông Hồng 3.2.1.1. Quy mô vốn, số dự án FDI
Vùng ĐBSH là một trong những vùng có nhiều chủ trương tích cực trong hoạt động thu hút vốn FDI ngay từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào năm 1987. Tính đến 31/12/2017, vùng ĐBSH đã thu hút được 7852 dự án FDI với tổng số vốn 88.787.844.278 USD. Nếu so với cả nước thì tổng số dự án chiếm 31,66%
và tổng vốn FDI chiếm 27,78%. Trong giai đoạn 15 năm từ 2003 đến năm 2017, vốn FDI đăng ký của khu vực đã tăng 16,01 lần từ 750.045.654 USD năm 2003 lên 12.006.584.696 USD năm 2017.
Trong giai đoạn 2003-2017, vốn FDI đăng ký vào vùng ĐBSH có nhiều biến động. Giai đoạn từ 2003- 2008, lượng vốn FDI đăng ký tăng liên tục và đặc biệt tăng cao vào năm 2007 và 2008. Đây là thời điểm khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, lượng vốn FDI vào Việt Nam cũng gia tăng mạnh. Năm 2008 đạt số vốn FDI đăng ký cao nhất trong giai đoạn này và cao thứ hai của cả giai đoạn 2003- 2017 với số vốn lên tới 9.463.268.800 USD. Tuy nhiên, sang năm 2009, do ảnh hưởng
của suy thoái toàn cầu, lượng vốn FDI đăng ký giảm mạnh, giảm 82% so với năm 2008. Từ năm 2009-2017, lượng vốn FDI dần phục hồi và liên tục gia tăng. Trong cả giai đoạn, năm 2017 thu hút FDI cao nhất, gấp 16,01 lần so với năm 2003 và gấp 1,27 lần năm 2008. Kết quả này là do môi trường đầu tư của vùng được cải thiện tích cực và trong năm thu hút được nhiều dự án lớn như dự án Samsung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh; dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1 có tổng vốn đầu tư 2,07 tỷ USD…[PHỤ LỤC 4].
Đơn vị tính: USD
Hình 3.2. Vốn FDI đăng ký vào vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003-2017 Nguồn: Tổng cục Thống kê Về số dự án, trong cả giai đoạn 2003-2017, nhìn chung số dự án có xu hướng gia tăng. Năm 2017 với 998 dự án tăng 5,51 lần so với năm 2003 là 181 dự án. Mặc dù, năm 2009 so với năm 2008, vốn đăng ký giảm mạnh (82%) nhưng số lượng dự án FDI tuy có giảm nhưng chỉ giảm ở mức 26,3%. Qua đó có thể thấy, quy mô dự án nhỏ và giảm đáng kể.
Hình 3.3. Số dự án FDI vào vùng đồng bằng sông Hồng
Nguồn: Tổng cục Thống kê
3.2.1.2.Cơ cấu vốn FDI
Thứ nhất, Cơ cấu vốn FDI theo ngành
Tính đến hết 31/12/2017, vốn FDI đầu tư vào vùng ĐBSH có mặt ở tất cả các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp…Tuy nhiên, quy mô vốn và số dự án đầu tư vào các ngành có sự chênh lệch rõ rệt và mất cân đối. Vốn FDI tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ; còn nông nghiệp số vốn FDI đầu tư vào ngành rất khiêm tốn.
Tính lũy kế đến 31/12/2017, ngành công nghiệp và xây dựng thu hút vốn FDI nhiều nhất, với 4.503 dự án (chiếm 57,35% tổng dự án FDI đầu tư vào ĐBSH) với tổng vốn FDI là 76.501.168.953 USD chiếm 86,16% tổng vốn FDI của vùng ĐBSH.
Tiếp đến là ngành dịch vụ với 3290 dự án (chiếm 41,90% tổng số dự án) và 11.826.246.197 USD (chiếm 13,32% tổng vốn FDI của ĐBSH), trong khi đó ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ thu hút được 59 dự án với tổng vốn đăng ký là 460.429.128 USD chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,52%) [PHỤ LỤC 30]. Trong giai đoạn 2003-2017, vốn FDI đầu tư vào các ngành của vùng ĐBSH có sự chuyển dịch nhất định song chưa thực sự mạnh mẽ. Mặc dù, chủ trương của Chính phủ có xu hướng giảm vốn đầu tư công nghiệp và xây dựng, tăng vốn đầu tư vào dịch vụ và nông nghiệp, nhưng về cơ bản công nghiệp và xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong khi vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp không những có xu hướng giảm mà còn thiếu tính ổn định.
Hình 3.4. Tỷ trọng vốn FDI đầu tư vào các ngành của vùng đồng bằng sông Hồng Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
Nhìn vào hình 3.4 và PHỤ LỤC 31 ta thấy, về cơ bản tỷ trọng vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp và xây dựng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất và cao hơn rất nhiều so với các ngành còn lại (từ 71% đến 94%). Ngoại trừ hai năm 2010 và năm 2011 vốn FDI vào ngành dịch vụ vượt lên dẫn đầu (năm 2010 là 62% trong khi FDI vào ngành công nghiệp và xây dựng là 37,60% và năm 2011 là 54,45% trong khi ngành công nghiệp và xây dựng là 45,55%). Ngành nông nghiệp vẫn chưa nhận được sự đầu tư đúng mức của các doanh nghiệp FDI. Năm 2003, ngành nông nghiệp thu hút được 08 dự án FDI với tổng vốn đầu tư chiếm 2,19% vốn FDI của toàn vùng; năm 2017 cả vùng chỉ thu hút được 02 dự án, vốn đầu tư chiếm 0,20%. Tính đến 31/12/2017, vốn FDI đầu tư vào 19 lĩnh vực của vùng ĐBSH, trong đó, ngành thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của nhà đầu tư nước ngoài là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 3.494 dự án chiếm 44,50% tổng số dự án đầu tư vào vùng và quy mô vốn lên tới 53.798.971.112 USD chiếm 60,59% tổng vốn FDI cả vùng [PHỤ LỤC 33].
Xét về số dự án, ngành xây dựng, kinh doanh và sửa chữa ô tô, xe máy cũng thu hút được lượng dự án tương đối lớn (số dự án ngành xây dựng chiếm 10,0% và ngành kinh doanh, sửa chữa ô tô, xe máy chiếm 11,91%). Nhóm ngành thu hút được số dự án thấp nhất gồm có sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa (33 dự án chiếm 0,42%);
y tế và các hoạt động trợ giúp xã hội (33 dự án chiếm 0,42%); nông nghiệp (59 dự án chiếm 0,75%) và đặc biệt cấp nước và xử lý chất thải (chỉ thu hút được 27 dự án chiếm 0,34%); khai khoáng (chỉ thu hút được 9 dự án, chiếm 0,11%)
Xét về quy mô vốn của từng ngành, 04 ngành có tỷ trọng vốn cao nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa; và xây dựng. Trong nhóm này quy mô vốn của công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao tuyệt đối với 60,59% gấp 4,6 lần quy mô vốn ngành kinh doanh BĐS, gấp 8,1 lần ngành sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa và gấp 12,8 lần ngành xây dựng. Các ngành còn lại trong nền kinh tế của vùng chiếm tỷ trọng khá thấp từ 0,01% đến dưới 3% [PHỤ LỤC 33].
Thứ hai, Cơ cấu vốn FDI đầu tư vào ĐBSH phân theo địa phương
Tính đến 31/12/2017, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đầu tư vào tất cả 11 tỉnh/thành phố của vùng ĐBSH. Trong đó, thành phố Hà Nội là địa phương thu hút được số dự án FDI và tổng vốn FDI đăng ký nhiều nhất trong vùng. Tính đến 31/12/2017, Hà Nội thu hút được 4.504 dự án chiếm 56,46% tổng số dự án FDI và
27.340.771.537 USD chiếm 30,79% tổng vốn FDI đăng ký của vùng. Xếp thứ hai cả về số dự án và tổng vốn FDI đăng ký của vùng là tỉnh Bắc Ninh với 1.140 dự án (chiếm 14,52% tổng số dự án FDI của vùng) và 16.343.581.168 USD (chiếm 18,41%
tổng vốn FDI của vùng). Hải Phòng là địa phương đứng thứ 3 trong vùng với số dự án FDI thu hút được là 599 dự án mặc dù chỉ chiếm 7,63% nhưng tỷ lệ vốn lại chiếm 18,11% so với tổng số vốn FDI trong vùng. Trong khi đó, các địa phương thu hút được ít nhất dự án FDI là Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam và đây cũng là ba địa phương có tổng vốn FDI đăng ký thấp nhất [PHỤ LỤC 34, PHỤ LỤC 35].
So với các địa phương trong vùng, nhìn vào hình 3.5 và PHỤ LỤC 35 dễ dàng thấy được sự chênh lệch rõ rệt về số dự án cũng như tổng số vốn FDI đầu tư vào thành phố Hà Nội so với các địa phương khác. Là thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị… Hà Nội có nhiều lợi thế cực kỳ thuận lợi hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài Hà Nội, thì Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương cũng đều là những địa phương có lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng phát triển và đồng bộ, thu nhập của người lao động cao, dung lượng thị trường lớn tạo lực hút vốn FDI mạnh và nhiều hơn địa phương khác. Điều này có thể làm mất cân đối trong thu hút vốn FDI giữa các địa phương trong vùng, gây tình trạng tụt hậu tương đối giữa các địa phương so với Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương …
Hình 3.5. Tỷ trọng số dự án, vốn FDI đăng ký theo địa phương của vùng đồng bằng sông Hồng tính đến 31/12/2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
Cơ cấu vốn FDI phân theo địa phương cũng có sự thay đổi trong giai đoạn 2003-2017. Trong hình 3.6, ở nửa đầu giai đoạn, vốn FDI chủ yếu tập trung vào thành phố Hà Nội, các tỉnh/thành phố còn lại như Bắc Ninh ít hơn khá nhiều, thậm chí có tỉnh không thu hút được một dự án FDI nào như Nam Hà, Ninh Bình. Nhưng nửa sau của giai đoạn này, nhiều tỉnh/ thành phố đã thu hút được lượng lớn vốn FDI, nhiều năm vượt qua thành phố Hà Nội như Bắc Ninh (năm 2013, năm 2015, năm 2017), Hải Phòng năm 2012, năm 2013 và năm 2016), Quảng Ninh (năm 2010), Hải Dương (năm 2011)…Điều này là do các địa phương đã xây dựng, cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thuận lợi hơn rất nhiều cho nhà đầu tư nước ngoài. Riêng Nam Định là địa phương thu hút được ít vốn FDI hơn nhưng trong năm 2017 có sự tăng trưởng đột biến, vươn lên xếp thứ 3 trong vùng là do thu hút được 1 dự án vốn đầu tư lớn của Singapore vào lĩnh vực nhiệt điện.
Hình 3.6. Tỷ trọng vốn FDI của các địa phương qua các năm
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả Thứ ba, Cơ cấu vốn FDI đầu tư vào vùng ĐBSH phân theo hình thức đầu tư Tính đến 31/12/2017, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng ĐBSH được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như 100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng BOT, BT, BTO, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong đó, phần lớn các dự án được thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 6.545 dự án (chiếm 83,35%
tổng số dự án của vùng) và tổng số vốn đăng ký là 66.922.087.052 USD (chiếm 75,37% tổng số vốn FDI của vùng). Đứng thứ 2 là hình thức liên doanh với 1.235 dự án và 16.588.089.307 USD chiếm 15,73% tổng số dự án và 18,68% tổng số vốn đăng
ký. Tiếp theo là hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO và cuối cùng là hợp đồng hợp tác kinh doanh với 65 dự án chiếm 0,83%, vốn đăng ký là 417.962.838 USD chiếm 0,47% [PHỤ LỤC 7].
Qua các năm, cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư cũng chuyển dịch từ các hình thức như liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh sang 100% vốn nước ngoài. Năm 2003, hình thức liên doanh chiếm 22,93%; hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 74,93% thì đến năm 2016, hình thức liên doanh giảm xuống chỉ còn 8,46%; 100% vốn nước ngoài tăng lên 88,49% . Riêng năm 2017 do vốn FDI đầu tư theo hình thức 100%
vốn nước ngoài giảm là do vốn đăng ký giảm đồng thời đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO tăng mạnh (Hình 3.7). Cơ cấu này cho thấy khả năng gây ảnh hưởng hay chi phối của phía Việt Nam là rất hạn chế và ngày càng thu hẹp mạnh mẽ.
Hình 3.7. Cơ cấu vốn FDI của vùng đồng bằng sông Hồng theo hình thức đầu tư (Giai đoạn 2003-2017)
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả Thứ tư, Cơ cấu vốn FDI đầu tư vào vùng ĐBSH phân theo đối tác đầu tư
Tính đến 31/12/2017, vùng ĐBSH thu hút FDI của 87 quốc gia. Hàn Quốc là đối tác đầu tư đứng đầu trong tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào vùng ĐBSH với tổng dự án là 2.842 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 26.254.606.974 USD (chiếm 36,19% tổng số dự án và 29,57% tổng vốn FDI của vùng). Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 với 1.484 dự án (chiếm 18,90%) và 15.925.540.073 USD (chiếm 17,94% tổng vốn FDI của vùng). Đứng thứ 3 về vốn là Singapore với tổng vốn đầu tư là 13.999.527.346 USD chiếm 15,77%. Ngoài ra, các đối tác đầu tư được coi là đối tác truyền thống của Việt Nam
như Hà Lan, BritishVirginIslands và Luxembourg cũng là ba đối tác đầu tư lớn. Bên cạnh các nhà đầu tư trên thì hầu hết các nhà đầu tư lớn khác đều đến từ châu Á như Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan [PHỤC LỤC 8].
Qua các năm, vốn FDI từ các đối tác đầu tư có xu hướng tăng. Bên cạnh các quốc gia luôn có lượng vốn FDI đầu tư vào vùng lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore thì các quốc gia châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc ngày càng quan tâm nhiều đến Việt Nam. So với năm 2012 thì năm 2016 vốn FDI của Trung Quốc tăng hơn 16 lần, Malaysia tăng vốn đầu tư gần 10 lần, Đài Loan tăng hơn 4 lần. Năm 2017 có giảm nhưng nhìn cả giai đoạn, so với 2003 vẫn gia tăng đáng kể [PHỤ LỤC 9]. Các nhà đầu tư này chủ yếu khai thác lợi thế về nguồn lực sẵn có của Việt Nam như lao động, đất đai…Vì vậy, việc đổi mới, chuyển giao công nghệ cũng như trao đổi kinh nghiệm, năng lực quản lý cho Việt Nam từ những quốc gia này thấp hơn so với các quốc gia châu Mỹ, châu Âu khác.
3.2.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng Vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp của vùng ĐBSH từ năm 2003 đến năm 2017 tính theo giá so sánh năm 2010 về cơ bản tăng liên tục, từ 5.130 tỷ đồng (năm 2003) lên 14.763 tỷ đồng (năm 2017) tăng 2,88 lần.Vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp của vùng ĐBSH bao gồm vốn từ các nguồn như vốn từ NSNN, vốn tín dụng, vốn ODA, vốn FDI và vốn từ các nguồn khác như vốn của doanh nghiệp nông nghiệp ngoài quốc doanh, vốn của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp… Trong số đó, vốn từ các nguồn khác là chủ yếu và tăng mạnh trong những năm gần đây. Vốn từ các nguồn như vốn tín dụng, vốn ODA và FDI rất khiêm tốn. Vốn NSNN liên tục tăng trong giai đoạn 2003 – 2017, tăng từ 411 tỷ đồng (năm 2003) lên 5.734 tỷ đồng (năm 2017), tăng gấp 13,94 lần. Vốn tín dụng liên tục tăng trong giai đoạn 2003 – 2017 từ 363 tỷ đồng (năm 2003) lên 1.302 tỷ đồng (năm 2017) tăng 3,59 lần. Vốn ODA đầu tư vào nông nghiệp của vùng cũng khá thấp và không ổn định qua các năm. Từ năm 2003 – 2007 lượng vốn này liên tục tăng, nhưng sang năm 2008 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên lượng ODA có giảm nhẹ nhưng ngay năm 2009 đã tăng trở lại. Tuy nhiên, lượng vốn này giảm mạnh trong từ 2010 đến 2016, đây cũng là xu hướng cắt giảm ODA nói chung khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp là thấp nhất trong số các nguồn vốn trên. Trong giai đoạn 2003-2017, lượng FDI thu hút được chỉ giao động từ 69 tỷ đồng đến 468 tỷ đồng và xu hướng qua các năm tăng, giảm cũng không ổn định [PHỤ LỤC 10].
Xét về tỷ lệ từng loại vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp, tỷ lệ vốn đầu tư vào nông nghiệp từ các nguồn khác nhau có sự chênh lệch rõ rệt. Vốn FDI chỉ chiếm từ 0,83% (năm 2011) đến 5,09% (năm 2003) và luôn ở mức thấp nhất trong các nguồn vốn. Vốn ODA và vốn tín dụng qua các năm cũng chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn, phần lớn chưa đến 10%. Vốn NSNN về cơ bản chiếm tỷ lệ tăng dần từ 8,02% (năm 2003) đến 38,84% (năm 2017). Điều này chứng tỏ, nhà nước đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam nói chung và của vùng ĐBSH nói riêng. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn là khá thấp so với vốn từ các nguồn khác. Vốn từ các nguồn khác luôn chiếm tỷ lệ vượt trội từ 43,03% (năm 2017) đến 73,55% (năm 2003).
Hiện nay, sau khi Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thì lượng vốn ODA dành cho Việt Nam đang giảm. Vì vậy, với tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp của vùng, khu vực FDI đầu tư vào nông nghiệp vẫn là một hướng đi để thu hút thêm nguồn lực từ bên ngoài nhằm phát triển ngành này. Và việc tăng cường thu hút vốn FDI vào nông nghiệp của vùng trở thành chiến lược phát triển ngành của vùng [PHỤ LỤC 36].
Bảng 3.2.Tốc độ phát triển liên hoàn vốn đầu tư thực hiện ngành nông nghiệp phân theo nguồn vốn giai đoạn 2003-2017 (Theo giá so sánh năm 2010)
Đơn vị tính: %
Năm Vốn từ NSNN
Vốn
tín dụng ODA FDI
Vốn từ các nguồn
khác
2003 - - - - -
2004 118,6 97,6 202,2 48,1 105,1
2005 121,3 122,8 103,7 114,9 100,0
2006 150,2 105,4 94,2 237,2 115,2
2007 105,5 109,2 156,1 73,9 117,0
2008 139,5 126,6 78,9 72,6 103,2
2009 108,6 109,2 108,6 125,0 105,4
2010 122,0 95,6 31,6 58,0 101,7
2011 106,4 98,4 89,5 52,5 95,1
2012 96,6 97,8 124,0 99,2 91,9
2013 126,7 109,8 85,1 163,4 111,9
2014 93,4 79,2 111,7 88,4 88,4
2015 140,3 126,3 114,7 219,4 118,8
2016 109,1 97,8 133,0 47,2 126,3
2017 177,6 190,2 213,0 206,5 82,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
Xét về tốc độ phát triển liên hoàn của các nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp của vùng, từ năm 2003 đến 2017 có nhiều biến động. Đầu tiên phải kể đến vốn từ NSNN.
Ngoại trừ năm 2012 và 2014, thì giai đoạn 2003 – 2017, vốn từ NSNN liên tục tăng. Vốn tín dụng liên tục tăng trong giai đoạn 2004-2009 nhưng giai đoạn từ 2010 đến 2014 lại có xu hướng giảm và tăng mạnh vào năm 2017. Vốn ODA và vốn FDI đều có tốc độ phát triển liên hoàn biến động trong cả giai đoạn 2003-2017. Riêng vốn FDI có tốc độ tăng/giảm liên hoàn biến động nhiều nhất. Năm 2006, tốc độ tăng liên hoàn là 237,2% so với năm 2005; năm 2015 tốc độ tăng liên hoàn là 219,4% so với năm 2014. Nhưng trong các năm 2004, 2007, 2008, 2010, 2011 và 2016 đều giảm. Như vậy, vốn FDI đầu tư vào ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng vốn đầu tư vào ngành này của vùng và tốc độ phát triển không ổn định.
3.2.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
3.2.3.1. Quy mô vốn FDI và số lượng dự án FDI
Bảng 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp các vùng kinh tế và cả nước (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2017)
STT Tên vùng Số dự án Tỷ trọng
(%)
Vốn FDI (USD)
Tỷ trong (%)
1 Đồng bằng sông Hồng 59 11,97 460.429.128 13,60
2 Trung du và miền núi phía Bắc 27 5,48 185.235.828 5,47 3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung 110 21,91 821.815.419 24,28
4 Tây Nguyên 68 14,40 378.070.370 11,17
5 Đông Nam Bộ 185 37,53 1.337.306.960 39,51
6 Đồng bằng sông Cửu Long 44 8,72 201.703.300 5,96
7 CẢ NƯỚC 493 100,00 3.384.561.005 100,00
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả Cùng với chủ trương thu hút vốn FDI vùng ĐBSH, nông nghiệp của vùng cũng là một trong các ngành được khuyến khích thu hút vốn FDI bên cạnh việc thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước khác đầu tư vào ngành này. Tính lũy kế đến 31/12/2017, số dự án FDI còn hiệu lực đầu tư vào nông nghiệp của vùng ĐBSH là 59 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 460.429.128 USD, chiếm 11,97% về số dự án và chiếm 13,60%
về vốn FDI so với FDI nông nghiệp cả nước. Trong 6 vùng kinh tế của cả nước, ĐBSH