Khó khăn của doanh nghiệp nông nghiệp trong tích tụ đất phát triển

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng (Trang 150 - 163)

PACIFIC Hòa Bình ký hợp đồng với khoảng 600 nông dân trồng dưa chuột trên 350ha và trải rộng trên nhiều tỉnh.

Nguồn: Nguyen Thi Duong Nga (2012), “Agriculture in Investment Trends – The Role of Public and Private Sector in VietNam”[38].

Ngoài ra, để tiếp cận được với đất trực tiếp từ chính phủ, đặc biết liên quan đến đất, nguồn cung thấp và lợi nhuận tiềm năng của đất có thể dễ xảy ra những quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, gây khó dễ cho nhà đầu tư. Ngoài ra, để được cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục hành chính về đất đai tốn thời gian, tạo điệu kiện cho những nhũng nhiễu cho nhà đầu tư. Đây cũng là một trong những vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài quan ngại.

Ba là, cơ sở hạ tầng nông thôn tuy được đánh giá tốt nhưng vẫn còn một số điểm chưa tạo điều kiện trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, thậm chí do chưa có sự đầu tư phát triển đồng bộ nên không phát huy được những lợi thế của vùng.

+ Mặc dù được đánh giá là vùng kinh tế có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng song hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn của vùng chủ yếu phát triển tập trung nhiều ở các trung tâm, thành phố, thành thị. Kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật ở nông thôn của vùng ĐBSH chưa đồng bộ khiến cho nhiều nhà đầu tư buộc phải đầu tư thêm nhiều hạng mục công trình ngoài dự kiến với chi phí khá lớn, nếu có nhu cầu triển khai dự án, điều này khiến cho các nhà đầu tư có tâm lý e ngại. Một số địa phương trong vùng như Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam… không đủ năng lực để xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật ngoài hàng rào như cung cấp điện, cấp thoát nước, giao thông đường bộ…điều này khiến công tác thu hút đầu tư rất khó. Vấn đề này có nguyên nhân sâu xa từ chính sách lẫn thực tế phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn đều chưa rõ ràng và yếu kém. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triên nông thôn, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn ngày càng giảm về tỷ trọng, nếu như năm 1990 nguồn vốn này là

20% thì đến năm 2001 là 10%, đến giai đoạn hiện này 2010-2015 chỉ còn 8%, mức đầu tư này mới chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu của khu vực nông nghiệp.

+ So với cả nước thì, ĐBSH có đầy đủ cả bốn hình thức hệ thống giao thông:

đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Hệ thống giao thông được đánh giá phát triển nhưng chủ yếu dựa vào đường bộ cao hơn nhiều so với các phương thức vận tải rẻ hơn như đường sắt. Trong khi số lượng phương tiện vận tải đường bộ ngày càng gia tăng, cơ sở hạ tầng giao thông không đủ đáp ứng, gây áp lực lớn trong lưu thông, vận chuyển, gia tăng chi phí, từ đó tăng giá nông sản, giảm sức cạnh tranh về giá…

Ngoài ra, xét về mặt chất lượng đường bộ thì so với nhiều thành phố, các quốc gia trên thế giới, hệ thống đường của ĐBSH nói riêng và Việt Nam nói chung chưa được đánh giá cao. Điều này phần nhiều là do tình trạng “rút ruột công trình” vẫn còn tồn tại nhiều trong quản lý sử dụng vốn đầu tư. Theo đánh giá xếp hạng của WEF về chất lượng cơ sở hạ tầng năm 2013, (dựa vào trụ cột thứ hai trong số 12 trụ cột để đánh giá năng lực cạnh tranh của quốc gia), Việt Nam đứng thấp nhất về chất lượng đường khi so sánh phần lớn các nền kinh tế trong khu vực và là một trong những nước thấp nhất về cảng biển và chất lượng vận tải hàng không [121].

+ ĐBSH có hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và nhiều ao hồ nên được đánh giá có nguồn nước dồi dào nhưng so với thế giới thì vẫn còn thiếu và hệ thống cấp thoát nước có nhiều công trình đã có 30-40 năm tuổi và gặp nhiều khó khăn vì chi phí vận hành và bảo trì không đầy đủ, hệ thống xử lý chất thải còn thiếu và yếu [40], trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài nếu tự đầu tư thì sẽ đẩy chi phí đầu tư lên cao.

Thứ tư, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đã qua đào tạo rất nhỏ so với tổng lao động đã qua đào tạo của vùng; năng suất lao động nông nghiệp cũng thấp hơn so với các ngành khác và so với các nước trong khu vực.

Bảng 3.34. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo

Đơn vị tính:%

Khu vực 2010 2013 2014 2015 2016

Cả nước 14,6 17,9 18,2 19,9 20,6

Vùng ĐBSH 20,7 24,9 25,9 27,5 28,4

Trung du và miền núi phía Bắc 13,3 15,6 15,6 17,0 17,5 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 12,7 15,9 16,4 19,4 20,0

Tây Nguyên 10,4 13,1 12,3 13,3 13,1

Đông Nam Bộ 19,5 23,5 24,1 25,3 26,2

ĐBSCL 7,9 10,4 10,3 11,4 12,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2016 và tính toán của tác giả [47]

Nếu so sánh với cả nước và các vùng kinh tế thì ĐBSH đứng thứ nhất về tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (Hình 3.34). Nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tào từ 15 tuổi trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp đạt khá thấp: 2,4% (năm 2010); 3,5% (năm 2013) và 4.1 (năm 2016) [47]. Thêm vào đó, năng suất lao động nói chung của toàn Việt Nam (trong đó có ĐBSH) ở lĩnh vực nông nghiệp thấp hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác trong nước và thấp hơn so với các nước khu vực. Đồng thời, năng suất lao động của Việt Nam so với các nước trong khu vực cũng rất thấp và thấp hơn nhiều nước trong đó có cả Lào. Năm 2015 nếu so sánh về năng suất lao động thì 1 lao động của Singapore sẽ bằng 14 lao động Việt Nam; 1 lao động của Trung Quốc, Thái Lan bằng 3 lao động của Việt Nam; 1 lao động của Malaysia bằng 6 lao động của Việt Nam và 1 lao động của Lào bằng 1,2 lao động của Việt Nam [PHỤ LỤC 12].

Bảng 3.35. Năng suất lao động của các ngành và nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1998 – 2016

(Đơn vị tính: triệu VNĐ) Năm Nông nghiệp, lâm

nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ Nền kinh tế

1998 10,7 77,9 48,3 27,4

2000 11,3 83,6 53,3 29,7

2002 12,2 78,7 55,3 32

2004 13,4 76,1 56,3 34,9

2006 14,5 82,9 57,0 38,1

2008 15,9 80,8 61,5 41,4

2010 16,3 67,5 55,0 44,0

2012 17,5 73,5 56,5 46,9

2014 18,5 79,8 60,5 51,1

2016 21 80,9 66,2 57,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê Hiện nay, người lao động có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác ổn định hơn, nhất là vào các khu công nghiệp mới mọc lên tại các địa phương vì thu nhập của người lao động tại các doanh nghiệp nông lâm nghiệp thường thấp hơn so với các thu nhập của các ngành nghề khác. Do đặc tính của sản xuất nông nghiệp mang tính

thời vụ nên nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp không ổn định, lúc nhàn rỗi, lúc khẩn trương đã làm cho các lao động không yên tâm làm việc trong doanh nghiệp nông nghiệp.

Thứ năm, một số yếu tố vốn vùng có lợi thể nhưng do việc tiếp cận khó khăn nên làm gia tăng chi phí cho sản xuất nông nghiệp.

Chi phí luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu khi doanh nghiệp lên kế hoạch sản xuất, đặc biệt đặt trong tương quan so sánh giữa chi phí đầu vào với hiệu quả đầu ra và so sánh hiệu quả đầu tư với các ngành kinh tế khác. Do hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác thấp nên doanh nghiệp FDI thường lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, bất động sản thay vì nông nghiệp.

Hiệu quả đầu tư chung qua hệ số ICOR thể hiện sự kém hiệu quả trong đầu tư của FDI nông nghiệp vùng ĐBSH. Sự kém hiệu quả này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để tạo ra một đồng doanh thu. Thông qua hiệu quả đầu tư chung của nông nghiệp khu vực FDI của vùng (ICOR) ta thấy, có năm hệ số này lên tới trên 60. Hệ số này càng cao nghĩa là để tạo ra được 1 đồng giá trị tăng thê thì phải bỏ ra càng nhiều vốn đầu tư. Mặt khác, trong giai đoạn nghiên cứu thì có đến 8 năm hệ số này nhiều năm ở mức âm, điều này có nghĩa là mức độ thâm dụng vốn rất cao. Cụ thể, một số chi phí về điện, cước vận tải, chi phí về giống, phân bón…cũng có nhiều bất cập.

+ Giá điện, nước, cước phí vận tải

Giá điện dùng trong sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành sản xuất khác có xu hướng gia tăng. Trước đây chỉ áp dụng một mức giá nhưng từ 2014 áp dụng hình thích khuyến khích lắp công tơ ba giá cho mục đích sản xuất và khuyến khích người sản xuất sử dụng điện vào khung giờ từ 21h đêm hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau.

Điều này đã làm gia tăng chi phí điện sản xuất bởi đa số các cơ sở sản xuất nông nghiệp đều cơ mức tiêu thụ điện ở ngưỡng chịu mức giá cao và không phải lúc nào cũng chỉ tiêu thụ điện vào khung giờ khuyến khích. Như trường hợp phải chiếu sáng sưởi ấm vật nuôi, cây trồng vào mùa đông lạnh, tưới tiêu cho cây trồng kịp thời khi tiết trời nắng nóng, khô hạn…nên thường xuyên phải chi trả giá điện theo giờ bình thường, thậm chí cả giờ cao điểm [PHỤ LỤC 13].

Bảng 3.36. Tiếp cận điện của một số quốc gia năm 2014 Quốc gia Xếp hạng Thủ tục2 Thời gian3

(Ngày)

Chi phí4 (USD)

Indonesia 121 6 101 370,6

Malaysia 21 5 32 49,1

Philippines 33 5 42 118,2

Thái Lan 12 4 35 67,3

Việt Nam 156 6 115 1726,4

Nguồn: World Bank [123]

Mặc dù, điện khí hóa được coi là một lĩnh vực mà ĐBSH và Việt Nam làm khá tốt. Tuy nhiên, mức chi phí cũng như các vấn đề khác về tiếp cận điện lạ làm cho nhà đầu tư nước ngoài nản lòng. Trong một báo cáo hoạt động kinh doanh ở Việt Nam của WB (2014) thì Việt Nam đứng ở cuối cùng trong số các nước ASEAN về số lượng các thủ tục, thời gian, và các chi phí của một doanh nghiệp để tiếp cận điện khi so sánh với các doanh nghiệp trong khu vực.

Bên cạnh chi phí về giá điện thì chi phí vận chuyển của vùng cũng như của Việt Nam là khá cao, cao hơn 4% mức bình quân toàn cầu; cao hơn gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và chí phí vận chuyển chiếm khoảng 18-20% GDP [33].

+ Chi phí giống: Giống cây trồng (chủ yếu là lúa,rau…), vật nuôi (lợn), thủy sản…của vùng nhìn chung chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu nên vẫn phải nhập khẩu. Trong 5 năm từ 2008 đến 2013, tổng giá trị ước tính của thị trường giống tăng trưởng 1.7%, nhưng thị trường truyền thống trong nước chỉ tăng 0,7% [40].

Nhiều giống lứa lai, ngô, rau… có nguồn gốc từ Trung Quốc… Ngoài ra còn nhập khẩu giống từ các nước khác như Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Xét ở một góc độ nào đó từ phạm vi của vùng và Việt Nam thì việc nhập khẩu giống để tiếp cận với những giống mới có chất lượng và năng suất hơn là việc có lợi ích nhưng đứng trên góc độ nhà đầu tư nước ngoài họ sẽ đưa yếu tố này để tính toán thật kỹ lưỡng bởi sự bền vững, ổn định và sẵn có của giống sẽ ổn định đầu vào sản xuất hơn.

2 Số lượng thủ tục đề cập đến sự tương tác giữa nhân viên công ty và các bước liên quan đến hệ thống điện nội bộ.

3 Thời gian được ghi lại trong những trong lịch và đó là thước đo để tính thời gian trung bình mà các tiện ích điện và các

chuyên gia chỉ ra sự cần thiết trong thực tế hơn là theo yêu cầu của Luật để hoàn thành mà không phải trả thêm tiền.

4 Chi phí được ghi nhận như là một tỷ lệ phần trăm thu nhập kinh tế bình quân đầu người. Tất cả các khoản phí và chi phí liên

quan đến hoàn tất các thủ tục để kết nối điện đã được lưu lại

+ Chi phí phân bón, thức ăn chăn nuôi

Phân bón, thức ăn chăn nuôi là yếu tố đầu vào vẫn phải mua chính và chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Ví dụ, trước đây, phải nhập khẩu phân bón khá nhiều (năm 2011 là 50%). Song khoảng ẵ tổng lượng nhập khẩu là từ Trung Quốc do giỏ rẻ hơn so với các nơi khác thậm chí rẻ hơn cả sản xuất trong nước. Vì vậy, chi phí phân bón hay thức ăn chăn nuôi cũng khá cạnh tranh so với mua trong nước nhưng phải dựa khá nhiều vào nguồn từ bên ngoài về lâu về dài cũng ảnh hưởng tới sự ổn định, bền vững của ngành.

Thứ sáu, tiêu thụ hàng nông sản thiếu ổn định, bị chèn ép về giá nên sản xuất nông nghiệp kém “sức hút” hơn.

Vấn đề tiêu thụ hàng nông sản được là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc thu hút FDI nông nghiệp của không chỉ vùng ĐBSH mà còn là vấn đề của nông nghiệp cả nước. Hiện tượng nông sản “được mùa mất giá” vẫn thường xảy ra gây tổn thất cho người sản xuất nông nghiệp. Sở dĩ tiêu thụ nông sản thiếu bền vững là vì chất lượng nông sản chưa cao, tình trạng lạm dụng tràn lan, thiếu kiểm soat thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất không rõ nguồn gốc để bảo quản nông sản gây phương hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người đã làm mất lòng tin của người tiêu dùng trong nước; sản xuất không đúng quy định, đặc biệt các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật,chất lượng chưa đáp ứng tốt yêu cầu của những thị trường khó tính như EU, Mỹ… nên Trung Quốc vẫn là thị trường chính cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Sự phụ thuộc này khiến nông sản của Việt Nam thường bị ép giá bởi các thương lái Trung Quốc.

Đồng thời, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, phần lớn người sản xuất phải tự bán lẻ do liên kết, tham gia trong chuỗi giá trị còn yếu, nên tiêu thụ qua thương lái bị chèn ép về giá là điều khó tránh khỏi.

Mặt khác, tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu về nguyên liệu cho chế biến nông sản diễn ra phổ biến, liên tục và ngày càng nan giải. Vùng chưa thiết lập được mối quan hệ gắn bó lâu dài, bền vững giữa các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp với các doanh nghiệp thu mua, chế biến trên địa bàn vùng. Ngoài ra, vùng chưa phát huy hết vai trò của các Hiệp hội theo ngành hàng để điều tiết chung các hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Ngoài ra trong vùng chưa có sự gắn kết thường xuyên giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn với các địa phương để chọn lựa giới thiệu với các nhà đầu tư nước ngoài các dự án FDI ưu tiên trong lĩnh vực Nông nghiệp.

Tình trạng nông dân không gắn hoạt động sản xuất nông sản nguyên liệu của họ với hoạt động thu mua, chế biến của các doanh nghiệp đang đẩy tới tình trạng tranh chấp trong mua – bán nguyên liệu vừa đẩy giá nguyên liệu lúc lên cao, lúc xuống thấp diễn ra phổ biến gây bất lợi cho cả người nông dân sản xuất, các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và cả lĩnh vực nông nghiệp nói chung. Phần lớn nông sản (tới 90%) được tiêu thụ ở dạng tươi sống và chế biến thô, giá trị gia tăng thấp và không có thương hiệu, nguồn gốc Việt Nam. Ngoài ra, thông tư số 08/2013/TT-BTC, cấm các doanh nghiệp chế biến mua bán nguyên liệu thô, điều này càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp FDI muốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản.

Thứ bảy, công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế.

Hoạt động xúc tiến đầu tư gồm tám nội dung, trong đó có nội dung hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu tiềm năng thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư, triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư… Có khá nhiều nội dung mà doanh nghiệp cần tìm hiểu, hỗ trợ trước khi đưa ra quyết định đầu tư nhưng trên thực tế sự thiếu vắng một cơ quan đủ mạnh và độc lập chuyên về xúc tiến đầu tư như hiện nay dẫn đến công tác xúc tiến chưa thực sự hiệu quả. Đứng trước rất nhiều chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ đầu tư, các thủ tục đầu tư cũng như các vấn đề khác liên quan, nhà đầu tư khó có thể tiếp cần nhanh chóng, dễ dàng và điểm gặp gỡ giữa hai bên là khó xác định. Hiện nay, việc xúc tiến đầu tư được phối hợp thực hiện bởi nhiều cơ quan gồm Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viet-Trade thuộc Bộ Công Thương, Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông và các phòng, ban xúc tiến đầu tư của tỉnh. Trong điều kiện chủ trương tinh giản biên chế như hiện nay, có lẽ sẽ khó xây dựng một cơ quan độc lập và chuyên trách về hoạt động này.

Thứ tám, các khoản hỗ trợ đầu tư đang được thực hiện khác nhau về mức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, lĩnh vực hỗ trợ theo từng địa phương nên một mặt không những không góp phần phân bổ nguồn lực, phát triển chuyên môn hóa trong vùng mà còn tăng tính cạnh tranh nội vùng.

Bên cạnh các ưu đãi trong chính sách đầu tư mà Chính phủ đưa ra và triển khai về từng địa phương thực hiện thì các khoản hỗ trợ đầu tư mà từng địa phương áp dụng đã hỗ trợ đầu tư nông nghiệp rất nhiều, góp phần chia sẻ áp lực tới NSTW. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các địa phương trong vùng chưa có sự phối hợp, “mạnh ai địa phương đó làm”, điều này góp phần tạo ra sự mất cân đối giữa các lĩnh vực trong nông

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng (Trang 150 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(281 trang)