Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
4.1. Bối cảnh quốc tế, Việt Nam và sự cần thiết phải tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
4.1.1. Bối cảnh quốc tế
+ Xu hướng FDI trên thế giới
Xu hướng FDI trên thế giới mà tác giả đề cập trong nội dung này gồm xu hướng dịch chuyển về lượng vốn và hình thức đầu tư.
Theo Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2018 do Văn phòng Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố, dòng vốn FDI trên toàn cầu trong giai đoạn 2015-2017 có xu hướng giảm nhưng dự báo sẽ tăng nhẹ khoảng 5% trong năm 2018 lên ngưỡng khoảng 1500 tỷ USD.
Bảng 4.1. FDI vào các nền kinh tế và khu vực giai đoạn 2015-2017 và dự báo 2018 Đơn vị tính: Tỷ USD Nhóm nền kinh tế/khu vực 2015 2016 2017 Dự báo 2018
Toàn cầu 1921 1868 1430 1450 đến 1570
Các nước phát triển 1141 1133 712 740 đến 800
Châu Âu 595 565 334 ~380
Bắc Mỹ 511 494 300 ~320
Các nước đang phát triển 744 670 671 640 đến 690
Châu Phi 57 53 42 ~50
Châu Á 516 475 476 ~470
Mỹ Latinh và Caribe 169 140 151 ~140
Các nền kinh tế chuyển đổi 36 64 47 50 đến 60
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2018 [116]
Dòng FDI giai đoạn 2015-2017 có xu hướng giảm ở toàn cầu và hầu hết các nước, khu vực. Cụ thể: So với 2016, năm 2017, FDI toàn cầu vào các quốc gia giảm 23%. FDI vào các nước phát triển cũng liên tục giảm và giảm mạnh trong năm 2017.
So với 2016, năm 2017 FDI vào các nước phát triển giảm 41% ở khu vực châu Âu;
giảm 39% ở khu vực Bắc Mỹ và tại các nước đang phát triểm khu vực châu Phi lượng vốn FDI giảm 21%. Chỉ riêng khu vực châu Á, FDI năm 2016 giảm 8% so với năm 2015 nhưng vẫn duy trì ở mức ~475 tỷ USD trong năm 2017 và dự báo năm 2018.
Dự báo năm 2018 dòng vốn FDI vào các khu vực có sự khởi sắc. Hầu hết các vùng và nhóm nước đều gia tăng. Riêng các nước châu Á vẫn duy trì ở mức 470 tỷ USD. Nhưng đây cũng là mức cao nhất so với các khu vực khác. Dự kiến, dòng chảy FDI vào các nước ASEAN vẫn sẽ tăng trưởng, đặc biệt tại các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia. Đồng thời, Trung Quốc sẽ vẫn là đối thủ lớn cạnh tranh thu hút FDI với các nước ở khu vực châu Á. Vốn FDI được đầu tư bởi chủ đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cho khu vực châu Á vẫn tiếp tục gia tăng.
Hình 4.1. Lựa chọn các ngành hứa hẹn nhất trong thu hút vốn FDI của cơ quan xúc tiến đầu tư (IPAs) tại các nước đang phát triển và nước có nền kinh tế chuyển đổi
(% các IPAs phản hồi)
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2018 [116]
Trong số các cơ quan xúc tiến đầu tư (IPAs) của các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi phản hồi thông tin điều tra của UNCTAD về các lĩnh vực hứa hẹn thu thú FDI nhiều nhất tại các quốc gia này thì nông nghiệp, thực
Thực phẩm và đồ uống Nông nghiệp
Thông tin và truyền thông Dịch vụ tiện ích Xây dựng Dược phẩm
48 48 41 23
23 23
phẩm và đồ uống là hai lĩnh vực chiếm tỷ lệ đánh giá cao nhất là 48%. Điều này cho thấy, các nước hầu hết xác định được định hướng đầu tư và phát triển ngành nông nghiệp trong cơ cấu đầu tư các ngành kinh tế.
Những năm gần đây, với sự nổi lên của các chuỗi giá trị toàn cầu, FDI có thêm hình thức đầu tư mới như hợp đồng gia công, sản xuất theo giấy phép, thuê ngoài…
Tuy dữ liệu đáng tin vậy về hình thức này còn hạn chế nhưng theo đánh giá của UNCTAD (2010) thì một số cơ chế đầu tư theo hình thức mới này đã tạo ra khoảng 2.000 tỷ USD doanh thu và đối với các nước đang phát triển, hình thức đầu tư mới này đem đến cơ hội lớn nhưng thường bị bỏ lỡ để kết nối với các tập đoàn đa quốc gia và chuỗi giá trị toàn cầu.
+ Cách mạng Công nghiệp 4.0 thúc đẩy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tự động hóa
Cách mạng Công nghiệp 4.0 ban đầu được dẫn dắt bởi các hãng ô tô của Đức và Nhật Bản, nhưng trong thời gian tới sẽ được mở rộng phạm vi, lĩnh vực và lãnh thổ một cách mạnh mẽ. Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất sẽ có sự thay đổi lớn nhờ công nghệ. Nhờ đó, năng suất tăng và gia tăng giá trị nông sản. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã thành công ở các nước trên thế giới sẽ tiếp tục được phát triển, nhân rộng. Và tự động hóa là xu hướng phát triển trong tương lai.
+ Nhu cầu lương thực toàn cầu gia tăng
Theo báo cáo về ngành nông nghiệp toàn cầu đến năm 2050 của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) thì đến năm 2050 dân số toàn cầu đạt ngưỡng 9 tỷ người. Dân số tăng đồng nghĩa với nhu cầu về lương thực tăng vọt, tạo ra một áp lực lớn đối với hệ thống cung cấp lương thực thế giới. Theo ướng tính, nguồn cung đối với tất cả các loại lương thực thiết yếu phải tăng 70%-100% vào năm 2050 mới có thể đáp ứng được nhu cầu của nhân loại [88]. Song song với sự tăng trưởng dân số là quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở các vùng nông nghiệp và nông thôn, ước đoán tỷ lệ đô thị hóa trung bình toàn thế giới sẽ tăng đến 70% vào năm 2050. Quá trình này thường xảy ra ở các khu đất nông nghiệp có năng suất cao. Chính những điều này tạo ra gánh nặng đối với an ninh lương thực toàn cầu.
+ Xu hướng biến đổi khí hậu toàn cầu
Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục đe dọa nghiêm trọng tới an ninh lương thực. Trái đất nóng dần lên, băng tan và nước biển dân sẽ thúc đẩy nhanh quá trình xâm
nhập mặn, đặc biệt đối với diện tích đất nông nghiệp. Mỗi năm, khoảng 12 triệu ha đất nông nghiệp bị thu hẹp với giá trị sản xuất tương đương 20 triệu tấn ngũ cốc [85]. Cùng với những đe dọa về tình trạng xâm nhập mặn, thiên tai và những hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, bão hay lốc xoáy sẽ liên tiếp xảy ra. Theo thống kê của Oxfam, trong một vài năm trở lại đây, mỗi năm trung bình có khoảng 500 đợt thiên tai liên quan tới yếu tố thời tiết xảy ra. Con số này thời kỳ những năm 1980 chỉ rơi vào khoảng 120. Sự biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và khiến nhà đầu tư càng e dè khi đầu tư vào lĩnh vực này.
4.1.2. Bối cảnh Việt Nam
+ Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều dự án vào các lĩnh vực ưu tiên (gồm cả nông nghiệp)
Khi đối chiếu với cách phân loại ngành của FDImarket thì trong số 6 nhóm lĩnh vực được ưu tiên (gồm công nghệ cao, sản xuất, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, máy và hạ tầng sản xuất, dịch vụ) thì Việt Nam có sự gia tăng của các dự án trong 4/6 nhóm lĩnh vực trong giai đoạn 2011-2016 với tốc độ nhanh hơn trong giai đoạn 2006-2011.
Cụ thể, trong lĩnh vực công nghệ cao, chế biến/chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp [18].
+ Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại có ý nghĩa lớn
Mạng lưới hiệp định thương mại của Việt Nam mang đến cơ hội tiếp cận những thị trường quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, điều này không chỉ có vai trò quan trọng đối với xuất khẩu của Việt Nam mà còn hấp dẫn của FDI. Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm hiệu quả sẽ hướng đến việc sản xuất những hàng hóa hoặc dịch vụ ở Việt Nam để xuất khẩu sang các thị trường thứ ba. Do vậy, cơ hội tiếp cận thị trường có ưu đãi và được đảm bảo do mạng lưới FTA mà Việt Nam ký kết đêm lại là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư.
Một số hiệp định mà Việt Nam ký kết gần đây có ý nghĩa lớn trong thương mại như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam với EU, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á Âu, và là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN…Điều này mở ra thị trường lớn cho Việt Nam không chỉ ở châu Á mà còn ở ra cơ hội tiếp cận thị trường với các nước châu Âu, đây là lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Trung Quốc, nước chưa có FTAs với các nước EU.
Hình 4.2. Các hiệp định thương mại của Việt Nam
Nguồn: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2018)[18]
+ Ngành nông nghiệp là ngành cần được ưu tiên đầu tư, phát triển
Bảng 4.2. Chỉ số lan toả về kinh tế và chỉ số kích thích nhập khẩu của một số ngành
Lĩnh vực
Chỉ số lan toả về kinh tế
Chỉ số kích thích nhập khẩu
Trồng trọt và chăn nuôi 1.0293 0.9643
Thuỷ sản 1.3505 1.0276
Lâm nghiệp 0.8934 0.9959
Khai khoáng khai thác 0.7774 1.0039
Công nghiệp chế biến thực phẩm 1.4492 0.9564
Công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng 1.2093 1.3754 Công nghiệp chế biến nguyên vật liệu 1.2644 1.3595
Máy móc thiết bị 1.2475 1.3279
Điện 0.7220 0.9011
Nguồn: Bùi Trinh và công sự [111]
Trong một nghiên cứu về tái cơ cấu ngành, thông qua mô hình I-O, nhóm tác giả Bùi Trinh và cộng sự đã chỉ ra ngành nông nghiệp là ngành cần được ưu tiên đầu tư. Với kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu, có thể thấy là nhóm ngành Nông nghiệp có chỉ số lan toả về kinh tế tốt (lớn hơn 1), mà lại không kích thích nhập khẩu cao (nhỏ hơn 1). Đối với nhóm ngành công nghiệp như chế biến hàng tiêu dùng, chế biến nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nếu có tập trung phát triển thì cũng lại càng phải nhập khẩu nhiều. Điều này là hoàn toàn không tốt. Vì vậy, trong cơ cấu ngành thì ngành nông nghiệp Việt Nam là ngành được ưu tiên và cần thu hút đầu tư cho ngành này.
+ Xu hướng biến đổi khí hậu ở trong nước
Việt Nam là một trong mười quốc gia được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Phần lớn dân số và tài sản kinh tế tập trung tại các đồng bằng ven biển và châu thổ các sông, trong đó có đồng bằng sông Hồng. Nhiệt độ trung bình tăng 0,26oC mỗi thập kỷ kể từ năm 1971 [107]. Mức tăng này cao gấp đôi so với tốc độ tăng bình quân trên toàn cầu. Kết quả dự báo cho thấy các đợt nóng, lạnh sẽ gia tăng, mực nước biển sẽ dâng cao thêm 28-33 cm tại các vùng biển. Biến thiên lượng mưa giữa các mùa sẽ tăng.
Mùa mưa sẽ mừa nhiều hơn và mùa khô sẽ khô hơn. Mưa lớn và lũ lụt sẽ xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt tại các tỉnh phía Bắc bao gồm các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.
Trong điều kiện đó, nông nghiệp sẽ bị ảnh ưởng trực tiếp rất nặng nề, trồng trọt giảm năng suất, hệ sinh thái thực vật và hệ sinh thái biển cũng sẽ bị tác động lớn.
4.1.3. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
Nông nghiệp là lĩnh vực đầu tư có nhiều rủi ro. Lịch sử phát triển kinh tế các nước cho thấy, xu thế chính vẫn là tăng đầu tư vào khu vực công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, cần phải tăng cường thu hút vốn FDI vào nông nghiệp nói chung và vùng ĐBSH nói riêng xuất phát từ các luận điểm sau đây.
+ Đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.
Để đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai, nông nghiệp vẫn là ngành cần thu hút đầu tư hơn nữa. Trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam với vai trò quan trọng của dòng vốn FDI (chiếm 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp 20% GDP) nhưng FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH chỉ chiếm từ 0,9% (năm 2011 và năm 2012) đến 4,4% (năm 2015) và luôn ở mức thấp nhất trong các nguồn vốn [PHỤ LỤC 36], thì cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp để thu hút được FDI cho nông nghiệp của
vùng. Ngoài ra, xu hướng FDI vào vùng đang có xu hướng gia tăng nên việc tăng cường thu hút vốn FDI vào nông nghiệp vùng là việc làm cần thiết để đón đầu dòng vốn này.
+ Nông nghiệp là ngành có cơ cấu đóng góp cao trong tổng sản phẩm của vùng.
Mặc dù tổng đầu tư xã hội vào nông nghiệp của vùng không lơn nhưng giá trị tổng sản phẩm luôn chiếm một tỷ lệ tương đối cao. Bình quân giai đoạn 2010- 2016 tổng sản phẩm lĩnh vực nông nghiệp của Ninh bình chiếm 18%; Hưng Yên là 15,5%; Hải Dương là 12%; Hà Nam là 14%; Thái Bình giai đoạn 2012-2016 chiếm 27%; Hà Nam giai đoạn 2005-2016 là 26%... [47]. Vì vậy, nông nghiệp vùng vẫn được đánh giá là ngành có đóng góp lớn trong tổng giá trị sản phẩm của các địa phương cũng như toàn vùng. Và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là chủ trương quan trọng trong phát triển kinh tế vùng được đề cập đến trong Quyết định số 795/2013/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSH [16].
+ Tăng trưởng vốn có hiệu quả trong đóng góp vào tăng trưởng VA nông nghiệp.
Trong nội dung 3.2.3.3, NCS đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2006-2010 và 2011-2016, tăng trưởng vốn có hiệu quả trong đóng góp vào tăng trưởng VA nông nghiệp của khu vực FDI nhiều hơn so với tăng trưởng lao động và tăng trưởng TFP. Vì vậy, tăng cường thu hút vốn FDI là cần thiết để góp phần tăng VA nông nghiệp của vùng ĐBSH.
+ Đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động nông nghiệp.
Tỷ lệ lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp hiện chiếm 40,3% [47].
Vì vậy, tăng cường thu hút đầu tư cho nông nghiệp không chỉ đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, gia tăng đóng góp vào giá trị tổng sản phẩm mà còn có ý nghĩa mang tính an sinh xã hội cho lao động khu vực nông nghiệp, từ đó góp phần đảm bảo an ninh xã hội.
+ Thu hút FDI để tiếp thu KHCN, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng 4.0.
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng sản xuất phát triển tất yếu bởi những kết quả do cuộc cách mạng công nghiệp mang lại. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã thành công khi ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Thu hút FDI là hướng đi tắt để vùng có thể tận dụng được những tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp. Để đạt được điều này đòi hỏi vùng phải có một chiến lược định hướng thu hút tập trung vào các nước có thế mạnh về khoa học công nghệ và phải có sự lựa chọn, sàng lọc dự án đầu tư kỹ lưỡng.