Phân tích và đánh giá dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu và xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác thẩm định tín dụng Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG II. THỰC TẾ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

II.2. Đánh giá khách hàng và phân tích đánh giá dự án

II.2.2. Phân tích và đánh giá dự án

Bước này đánh giá trực tiếp dự án tức là đánh giá về hoạt động và mô hình cụ thể của dự án. Tuy nhiên bước này cũng chỉ là phân tích những yếu tố mà chỉ mang tính định tính chứ không ra đƣợc những số liệu và con số cụ thể

II.2.2.1. Xem xét và đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án - Mục tiêu đầu tƣ của dự án

- Sự cần thiết đầu tƣ dự án

- Qui mô đầu tƣ: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm

- Qui mô vốn đầu tƣ: Tổng vốn đầu tƣ, cơ cấu vốn đầu tƣ theo các tiêu chí khác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí, vốn cố định và vốn lưu động). Phân khai/ phương án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có, vốn đƣợc cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết..

- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án

II.2.2.2. Phân tích thị trường về khả năng tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án

a) Đánh giá tổng quan về nhu cầu của sản phẩm dự án

- Phân tích quan hệ Cung - Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án - Định dạng sản phẩm của dự án

- Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịnh vụ đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định

- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Ƣớc tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm của dự án. Trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng

- Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như:

+) Sự cần thiết phải đầu tƣ trong giai đoạn hiện nay +) Sự hợp lý của qui mô đầu tƣ, cơ cấu sản phẩm

+) Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tƣ (phân kỳ đầu tƣ, mức huy động công suất thiết kế)

b) Đánh giá về cung sản phẩm

- Xác định năng lực sản xuất, cung cấp nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm có ưu thế cạnh tranh hơn

- Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án

- Sản lƣợng nhập khẩu trong nhƣng năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới

- Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước khu vực và quốc tế (AFTA,WTO,APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ..) đến thị trường sản phẩm của dự án

- Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ

c) Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án

Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không.

Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường cần xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:

*) Thị trường nội địa:

- Hình thức, mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thê nào, có ưu điểm gì không

- Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ, xu hướng tiêu thụ hay không

- Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không

*) Thị trường nước ngoài:

- Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không (tiêu chuẩn chất lƣợng, vệ sinh..)

- Qui cách, chất lƣợng, mẫu mã, giá cả có những ƣu thế nhƣ thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu

- Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không

- Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chƣa, kết quả thế nào.

d) Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

- Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không

- Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không. Cần lưu ý trong trường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng, mạng lưới phân phối đóng vai

trò khá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần đƣợc xem xét, đánh giá kỹ.

- Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến có khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động.

- Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể xảy ra việc bị ép giá hay không. Nếu đã có đơn hàng cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện

e) Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

- Sản lƣợng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm

- Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm

II.2.2.3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án

- Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm

- Các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm - Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên vật liệu đầu vào (nếu có).

- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu

Các phân tích trên để nhằm mục đích:

+) Dự án có chủ động đƣợc nguồn nguyên nhiên vật liệu đầu vào hay không?

+) Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động đƣợc nguồn nguyên nhiên vật liệu đầu vào

II.2.2.4 Đánh giá và nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật a) Địa điểm xây dựng

- Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không.

- Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tƣ thế nào, đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác

- Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ

b) Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án

- Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ.. hay không

- Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường - Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm nhƣ thế nào

- Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không c) Công nghệ, thiết bị

- Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới - Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do

lựa chọn công nghệ này

- Phương thức chuyển giao công nghệ có phù hợp hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tƣ nắm bắt và vận hành đƣợc công nghệ hay không

- Xem xét, đánh giá về số lƣợng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất

- Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng đƣợc hay không

- Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không

- Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không

- Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không

d) Quy mô, giải pháp xây dựng

- Quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có

- Tổng dự toán/ dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tƣ mà chƣa đƣợc dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chƣa cần thiết phải đầu tƣ hay không.

- Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không

- Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước…

e) Môi trường, PCCC

Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chƣa

II.2.2.5. Đánh giá về phương diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án

- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tƣ dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án

- Xem xét năng lực, uy tín các nhà thầu: tƣ vấn, thi công, cung cấp thiết bị, công nghệ..(nếu đã có thông tin)

- Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất - Đánh giá về nguồn lực của dự án: số lƣợng lao động dự án cần, đòi hỏi về

tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án

II.2.2.6. Đánh giá tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn a) Tổng vốn đầu tƣ dự án

Xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tƣ của dự án đã đƣợc tính toán hợp lý chƣa, tổng vốn đầu tƣ đã tính đủ các khoản cần thiết chƣa, cần xem xét các yếu tố các yếu tố làm tăng chi phí do trƣợt giá, phát sinh thêm khối lƣợng, dự phòng việc thay đổi tỉ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ…

b) Xác định nhu cầu vốn đầu tƣ theo tiến độ thực hiện dự án

- Cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn nhƣ thế nào, có hợp lý không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước

- Xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả

c) Nguồn vốn đầu tƣ

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tƣ đƣợc duyệt, rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tƣ để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tƣ và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu và xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác thẩm định tín dụng Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)