Phân tích bài toán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu và xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác thẩm định tín dụng Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG III. MỘT SỐ TIẾP CẬN TRONG BÀI TOÁN QUYẾT ĐỊNH TẬP THỂ 50 III.1. Vai trò của bài toán quyết định tập thể

IV.2. Phân tích bài toán

Bài toán đánh giá khách hàng có hai nội dung chính là phân tích tài chính dựa vào các báo cáo tài chính và đánh giá các yếu tố phi tài chính. Ở đây chúng ta lựa chọn phương pháp chấm điểm khách hàng. Nghĩa là mỗi chỉ tiêu tài chính và mỗi chỉ tiêu phi tài chính khi tính toán hoặc lựa chọn sẽ đƣợc một giá trị nào đó.

Dựa vào kinh nghiệm của chuyên gia và số liệu thống kê sẽ quyết định cho một mức điểm nào đó, kết hợp với tỉ trọng của chỉ tiêu đó trên cả chỉ tiêu lớn (tài chính và phi tài chính) để quyết định cho đƣợc điểm là bao nhiêu. Tổng hợp các điểm đƣợc chấm đó sẽ ra tổng số điểm của đánh giá. Từ đó có thể phân thành các mức rủi ro khác nhau, thường thì điểm càng cao thì được đánh giá rủi ro càng thấp.

Ta sẽ giải thích ý nghĩa tỷ trọng của một chỉ tiêu, đơn giản chỉ tiêu nào có ý nghĩa ảnh hưởng đến việc cho vay lớn hơn thì tỉ lệ phải được cao hơn. Ví dụ chỉ tiêu

“Năng lực của người quản lý trực tiếp doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng” thì đƣợc tỉ lệ điểm cao hơn là chỉ tiêu “Các chính sách bảo hộ/ƣu đãi của nhà nước”, nếu được đánh giá cao thì điểm sẽ tăng ngược lại đánh giá thấp thì điểm sẽ giảm nhiều do tỉ lệ của nó lớn hơn. Hơn nữa việc đánh giá tỉ trọng này phải đƣợc cụ thể theo từng ngành. Với mỗi ngành khác nhau sẽ đƣợc đánh giá tỉ lệ khác nhau theo kinh nghiệm của chuyên gia. Ví dụ doanh thu tăng 10% của ngành sản xuất muối thì chƣa chắc đã bằng tăng 2% của ngành sản xuất xi măng vì ý nghĩa kinh tế khác nhau. Hơn nữa dựa vào qui mô của từng doanh nghiệp mới biết thực ra doanh nghiệp nào phát triển kinh tế tốt hơn. Dĩ nhiên hoàn toàn do đánh giá theo kinh nghiệm của chuyên gia và phải dựa vào số liệu thống kê. Kinh tế nước Mỹ mong muốn tăng trưởng được 3% năm mà chưa bao giờ đạt được trong khi kinh tế Việt Nam năm nào cũng tăng 10 đến 15% thì hỏi rằng nền kinh tế Việt Nam phải chăng là mạnh hơn nền kinh tế Mỹ?

Người ta cũng cho rằng đánh giá các yếu tố tài chính không được coi trọng bằng việc đánh giá phi tài chính bởi lý do bước đánh giá khách hàng là nhận định về khách hàng, thế thì phần phi tài chính thực ra là quan sát và đánh giá doanh nghiệp còn các báo cáo tài chính có thể không chính xác. Dĩ nhiên người ta cũng phải để ý rằng khi báo cáo tài chính có đƣợc kiểm toán thì ý nghĩa của nó sẽ đƣợc đảm bảo hơn. Hơn nữa các chỉ tiêu tài chính đều dựa vào số liệu thống kê thực tế chứ không thể dùng ý kiến chuyên gia đƣợc do đó là những con số cụ thể và phụ thuộc từng ngành nghề. Ví dụ ngành sản xuất hàng tiêu dùng cần khả năng thanh toán nhanh để có thể luân chuyển vốn, trong khi ngành xây dựng thì lại cần tỉ lệ nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu. Nhƣng dù sao tỉ lệ điểm giành cho đánh giá phi tài chính vẫn đƣợc đánh giá cao hơn điểm giành cho yếu tố tài chính trong bước đánh giá khách hàng.

Sau đây chúng ta sẽ giải thích cụ thể hơn ý nghĩa của việc phân tích tài chính và phân tích phi tài chính.

IV.2.1. Phân tích tài chính doanh nghiệp

Như đã trình bày ở chương II, các chỉ tiêu dùng để phân tích tài chính đều là phép tính tỉ lệ. Từ đó ta hiểu rằng phân tích tài chính đa phần dùng để do tốc độ phát triển. Ở đây ta không nhắc lại nội dung của các loại báo cáo tài chính nữa vì nó đã được trình bày ở chương II. Có 5 phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp đƣợc chủ yếu sử dụng:

- Phương pháp so sánh với kỳ trước - Phương pháp phân tích xu hướng

- Phương pháp so sánh nội ngành (so sánh theo ngành nghề)

- Phương pháp phân tích theo tỉ lệ chung: là các báo cáo tài chính được thiết kế theo dạng tỉ lệ phần trăm so với qui mô chung.

- Phương pháp phân tích chỉ tiêu: đặt ra các chỉ tiêu dựa vào các báo cáo tài chính rồi tìm ra đƣợc 1 hệ số nào đó.

Dưới đây là các chỉ tiêu được dùng để đánh giá tình hình tài chính, các giá trị trong các công thức đều đƣợc lấy ra từ các báo cáo tài chính. Tuy nhiên ta không trình

bày tất cả các chỉ tiêu mà chỉ trình bày một vài chỉ tiêu quan trọng và giải thích ý nghĩa của nó.

IV.2.1.1. Hệ số thanh toán nhanh

Tài sản lưu động - Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = ---

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh dùng để đánh giá khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp.Tử số xác định được tiền sẵn sàng hoặc tương đương tiền (như cổ phiếu chẳng hạn). Nợ là các khoản phải trả. Nhƣ vậy nợ ngắn hạn là khoản phải trả đƣợc ngay. Ta cũng có thể dùng công thức sau:

Tiền + chứng khoán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh=---

Nợ ngắn hạn

IV.2.1.2. Vốn lưu động

Vốn lưu động = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn

Công thức về hệ số thanh toán thể hiện khả năng thanh toán hay xác suất thanh toán được. Nhưng công thức về vốn lưu động thể hiện bằng giá trị. Đôi khi khả năng thanh toán cao nhƣng mà lƣợng tiền lại ít thì cũng không đánh giá đƣợc thực chất của doanh nghiệp.

Ngoài ra công thức vốn lưu động còn có ý nghĩa thể hiện khả năng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu có hoạt động mà không phải tăng thêm số tiền vay vốn thì hoạt động là tốt.

IV.2.1.3. Số vòng quay tài sản

Doanh thu Số vòng quay tài sản =---

Tài sản

Tài sản hiểu theo nghĩa rất rộng, tất cả mọi thứ liên quan đến tiền của doanh nghiệp đều là tài sản, kể cả tiền mặt và các khoản công nợ. Ví dụ cho vay 2 triệu, có giấy biên nhận. Mặt dù không là tiền nhưng chứng từ biên nhận tương đương tiền mặt.

Chỉ tiêu trên nói lên cường độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Số vòng quay càng lớn thể hiện hoạt động của doanh nghiệp càng tốt. Nhưng lưu ý trường hợp tài sản cố định. Nếu doanh nghiệp có số lƣợng tài sản cố định quá nhiều thì ta phải quan tâm đến cả công thức:

Doanh thu

Số vòng quay tài sản cố định =--- Tài sản cố định

Ta giải thích đơn giản là: doanh nghiệp làm việc trong ngành công nghiệp nặng thì nhiều máy móc thiết bị và trị giá lớn, thời gian sử dụng lâu. Do đó số vòng quay nhỏ, nhƣ vậy thì không thể đánh giá là hoạt động kém hơn doanh nghiệp bán lẻ (ví dụ đại lý bán hàng tiêu dùng).

IV.2.1.4. Số vòng quay vốn lưu động

Doanh thu

Số vòng quay vốn lưu động =--- Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Công thức này thể hiện được hiệu quả sử dụng vốn lưu động

IV.2.1.5. Số vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn bán hàng Số vòng quay hàng tồn kho = ---

Hàng tồn kho bình quân Độ đo này thể hiện đƣợc tốc độ luân chuyển hàng hoá nhanh hay chậm

IV.2.2. Phân tích phi tài chính

Việc phân tích phi tài chính đối với khách hàng là việc ngân hàng đƣa ra các nhận xét, nhận định bằng quan sát hoặc ít nhất cũng bằng kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định. Người ta sẽ đặt ra một bộ chỉ tiêu phi tài chính, càng nhiều chỉ tiêu thì càng chính xác hơn cho đánh giá. Việc đặt trọng số cho từng chỉ tiêu thì hoàn toàn cũng do kinh nghiệm của chuyên gia nhƣng cũng phải nên theo một nguyên tắc là cơ hội càng lớn thì rủi ro càng cao và ngược lại. Ở chương II ta đã có ví dụ về một bộ chỉ tiêu phi tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu và xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác thẩm định tín dụng Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1 01 10 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)