CHƯƠNG III. MỘT SỐ TIẾP CẬN TRONG BÀI TOÁN QUYẾT ĐỊNH TẬP THỂ 50 III.1. Vai trò của bài toán quyết định tập thể
III.2. Tổng quan về mô hình bài toán quyết định tập thể
Chúng ta không cần định nghĩa chi tiết và phức tạp thế nào là bài toán hỗ trợ quyết định bởi cái tên của nó cũng đã giải thích cho chúng ta điều đó. Thế nhƣng hỗ trợ tập thể là gì thì chúng ta cũng phải nói đến:
III.2.1. Mô hình quyết định tập thể
Trong thực tế, khi phải quyết định một việc gì đó hay nói cách khác là phải trả lời một câu hỏi nào đó thì nếu câu hỏi đó là một vấn đề rõ ràng và cụ thể (rõ ràng và cụ thể ở đây hiểu theo nghĩa là câu hỏi có thể trả lời bằng số đƣợc và chắc chắn hay ít ra cũng đƣợc đồng ý là đúng nhƣ các công thức, định lý trong khoa học tự nhiên hoặc qui tắc hay quan niệm của xã hội loài người) thì chúng ta có thể trả lời
minh nếu nhƣ nó không phải là cái gì đó hiển nhiên hoặc đã đƣợc chấp nhận). Ví dụ như người ta hỏi 1 cộng 1 là bao nhiêu thì tất nhiên trả lời ngay là bằng 2 . Thế nhƣng sẽ phải trả lời nhƣ thế nào khi có câu hỏi kiểu nhƣ sau: Có nên mua đất x mét vuông ở trong ngõ n của phố Y với giá m triệu không?
Muốn trả lời đƣợc câu hỏi này dĩ nhiên chúng ta phải nên đi hỏi ý kiến của rất nhiều người. Nhưng chúng ta lại nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau, thế thì sẽ xử lý nhƣ thế nào khi nhận đƣợc các câu trả lời nhƣ sau :
- Mua với giá đấy hơi đắt
- Giá đấy cũng hơi rẻ nhưng khu vực đấy môi trường không tốt lắm - Nếu nó là 2*x mét vuông với giá 2*m triệu thì hay hơn
- Thế có phải là đất qui hoạch không?, nếu không thì mới nên mua - Mua đƣợc đấy, giá cả có vẻ hợp lý
- Rẻ quá, mua ngay đi - ……
Chính chúng ta sẽ phải tự quyết định việc có nên hay không nên mua mảnh đất đó bằng cách tổng hợp các ý kiến đã thu thập đƣợc.
Toàn bộ công việc theo trình tự như trên người ta gọi là bài toán quyết định tập thể (hình III.1)
Hình III.1: Mô hình bài toán quyết định tập thể Câu hỏi
Bộ các ý kiến đánh giá
Tổng hợp ý kiến
Phương án nhất trí
Ví dụ trên chỉ là dùng để giới thiệu thế nào là bài toán quyết định tập thể tức là quyết định đƣợc tổng hợp từ ý kiến của tập thể
Việc lấy ý kiến tập thể trên thực tế người ta thấy có 2 dạng: bằng TỪ và bằng SỐ Để giải thích kỹ hơn chúng ta để ý câu hỏi sau: Độ rủi ro khi mua mảnh đất đó là nhƣ thế nào?
sẽ có 2 cách trả lời:
- Thứ nhất: bộ ý kiến đánh giá có dạng (ta gọi là tập S)
S={rất thấp, thấp, ít nhiều thấp, hơi thấp hơn mức bình thường, bình thường, hơi cao hoặc thấp hơn mức cao bình thường, ít nhiều cao, cao, rất cao…}
Cách trả này người ta gọi là bằng TỪ hay mô hình gọi là bài toán quyết định tập thể với bộ ý kiến đánh giá bằng từ (hình III.2)
Hình III.2: Mô hình bài toán quyết định tập thể với bộ ý kiến đánh giá cho bằng từ
- Thứ hai: mỗi người sẽ trả lời 1 ý kiến khác nhau, người cho rằng rủi ro 90%, người cho rằng là 50%… cách trả lời như vậy người ta gọi là trả lời bằng số và mô
Câu hỏi
Bộ các ý kiến đánh giá bằng TỪ
Tổng hợp ý kiến
Phương án nhất trí
Hình III.3: Mô hình bài toán quyết định tập thể với bộ ý kiến đánh giá cho bằng số
Một vấn đề chính và quan trọng bây giờ là ở bước tổng hợp ý kiến như thế nào? Có nhiều phương pháp để tổng hợp ý kiến, ví dụ như: Tính toán độ trội của từng ý kiến đƣa ra sau đó gom nhóm, tức là tập hợp các thông tin riêng lẻ dạng từ có trọng số. Đánh trọng số cho những người ra ý kiến, trọng số ở đây hiểu theo nghĩa trình độ hiểu biết của ai hơn và độ tin cậy của ý kiến đó. Ngoài ra có thể dùng cả trí tuệ nhân tạo, qui hoạch tuyến tính, thống kê,… và còn rất nhiều phương pháp khác nữa đƣợc dùng để tổng hợp ý kiến
III.2.2. Tiếp cận lý thuyết trong bài toán quyết định tập thể Trước hết ta trình bày một số lý thuyết cơ bản về tập mờ.