VÀ NHIỆM VỤ NGƯỜI SỬ DỤNG
3.1 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM TRƯỚC KHI THIẾT KẾ GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG
Trong quá trình thiết kế giao diện người sử dụng, điều quan trọng nhất và cũng là việc đầu tiên là phải hiểu được người sử dụng. Thiết kế giao diện người sử dụng là tạo cho người sử dụng làm việc một cách có hiệu quả nhất. Để điều này thực hiện được thì bản thân chúng ta xem xét về con người mà họ sẽ sử dụng giao diện phần cứng, phần mềm, tài liệu và được trau dồi mà ta sẽ thiết kế và phát triển phần mềm để cho họ sử dụng. Trước hết ta sẽ khảo sát một số đặc tính ảnh hưởng trực tiếp đến phân tích thiết kế giao diện người dùng, để từ đó có những bước định hướng trong việc thiết kế.
Trước khi đi vào phân tích người sử dụng thì chúng ta cần tìm hiểu xem người sử dụng có những quan hệ như thế nào với công việc của họ, công việc của họ đảm đương thì cần những gì, chính vì lẽ đó ta cần khảo sát người dùng cùng với công việc của họ trước khi đi vào thiết kế. Vì vậy chúng ta phải hiểu được người sử dụng và thấy được những điều sau đây:
Người sử dụng được đào tạo đến đâu? Họ hiểu công việc đến mức độ nào? Họ suy nghĩ như thế nào về công việc của họ?
Người sử dụng công việc vào mục đích gì ? Sản phẩm tạo ra có thường xuyên sử dụng hay không?
Người sử dụng có kinh nghiệm đến đâu trong lĩnh vực sử dụng giao diện, cũng như các kinh nghiệm sử dụng máy tính?
Người sử dụng có những kỹ năng trong công việc đến đâu, tay nghề họ như thế nào?
Khả năng học hỏi kinh nghiệm cũng như sự nghiên cứu học hỏi từ đồng nghiệp như thế nào?
Giữa suy nghĩ và hành động con người có sự kết hợp nhịp nhàng và ăn khớp. Vì là người thiết kế giao diện cho nên trước hết phải quan tâm đến con người trong ngữ cảnh họ làm việc. Dù sao, khi tách người dùng, nhiệm vụ và môi trường trong suy nghĩ sẽ giúp ta tập trung vào các đặc tính quan trọng của mỗi chúng. Chúng ta sẽ tìm ra các câu hỏi hay các điểm liên quan nhiều hơn đến người dùng hay nhiệm vụ hay môi trường.
Người sử dụng cần được quan tâm nhiều nhất, bởi vì người dùng sử dụng các kỹ năng, kỹ xảo cũng như các thói quen để làm việc với các công việc được yêu cầu để tạo ra sản phẩm cần thiết. Các thiết kế không phù hợp người dùng sẽ không được sử dụng vì không đáp ứng được nhu cầu công việc cần thiết. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều sản phẩm được làm ra mà người thiết kế chưa hề gặp gỡ người dùng. Có một số sản phẩm được thiết kế bởi các kỹ sư, lập trình viên..., nhưng cái gì xảy ra khi cạnh tranh với các sản phẩm được thiết kế bởi những người dành thời gian tìm hiểu người dùng?
Khi tiến hành khảo sát người dùng thì phải tìm ra câu hỏi:
Những đặc tính cá nhân nào ảnh hưởng đến hành vi của họ tới phần mềm mà ta thiết kế?
Họ đem theo cái gì trong đầu để thi thành nhiệm vụ đòi hỏi?
Họ mang theo cái gì đáng giá đến thực hiện công việc? Họ khao khát học hỏi?
Họ hy vọng giao tiếp với giao diện sẽ không buồn chán? Họ quan tâm đến tiết kiệm tiền thời gian và trở thành chuyên gia, công việc được dễ dàng thực hiện?
Họ biết cái gì về chủ đề và các công cụ sử dụng ngày nay hay những cái mới được ta đưa vào giao diện?
Kinh nghiệm sử dụng các công cụ và giao diện tương tự của họ là gì?
nhiệm vụ và công việc hiện tại của họ là gì? Tại sao họ lại sử dụng sản phẩm?
Đôi khi trong quá trình phát triển giao diện ta muốn người dùng hoạt động như thiết bị vào thông tin thụ động. Nhưng người dùng luôn đem theo rất nhiều thứ theo họ. Do vậy, càng biết nhiều về họ và các thứ họ đem theo trong đầu thì thiết kế càng thắng lợi.
Những công việc tìm hiểu ở trên cho ta thấy cần hiểu người sử dụng như thế nào?, tại sao lại phải chú ý, quan tâm đến người sử dụng. Việc tiếp theo là sản phẩm tạo ra để phục vụ ai, và chính ai sẽ là người thường xuyên sử dụng phần mềm để tạo ra sản phẩm phục vụ cho mục đích công việc.
Ai là người sử dụng phần mềm để phục vụ công việc, ai là người gián tiếp sử dụng phần mềm, điều này cần phải làm rõ ràng và cụ thể, bởi vì có làm chính xác thì khi đi vào phân tích thiết kế, mới phân định được rõ ràng người thực sự sử dụng sản phẩm để có được kết quả tốt trong công việc.
Mục đích chính là những ai thực sự sử dụng giao diện và thông tin khi sản phẩm tạo ra. Phụ thuộc vào sản phẩm của ta đang phát triển mà người dùng có thể là:
Những cá nhân mua và sử dụng phần mềm ở nhà hay công sở mà không cần tư vấn và trao đổi với người khác.
Các cá thể sử dụng giao diện và thông tin như một bộ phận của công việc họ làm tuy rằng sản phẩm đó do người khác mua.
Nhóm người sử dụng phần mềm và thông tin như một bộ phận của tiến trình tác nghiệp lớn.
Những ai quản trị phần mềm để người khác sử dụng chúng có hiệu quả hay người sử dụng giao diện quản trị.
Các cá thể làm nhiệm vụ sửa chữa sản phẩm khi nó hỏng, là những người sử dụng giao diện và thông tin quản trị.
Là những người cài đặt sản phẩm cho mình và người khác, những người sử dụng giao diện và thông tin cài đặt.
Khách hàng của người dùng và những người khác sử dụng giao diện và thông tin.
Những người dùng trên có thể hiểu thấu đáo giao diện và thông tin mà ta sẽ thiết kế.