MÔ HÌNH HÓA TƯƠNG TÁC NGƯỜI-MÁY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình phân tích thiết kế giao diện người sử dụng phương pháp hướng đối tượng (Trang 46 - 50)

VÀ NHIỆM VỤ NGƯỜI SỬ DỤNG

3.3 MÔ HÌNH HÓA TƯƠNG TÁC NGƯỜI-MÁY

Mô hình hóa nhiệm vụ người dùng là mục tiêu của phân tích nhiệm vụ UI,để thực hiện các phiên của ứng dụng máy tính. Trong suốt thời gian dài vừa qua, mô hình GOMS là chủ đề của các nghiên cứu trong lĩnh vực tương tác người máy. Mô hình GOMS được xây dựng trên nền tảng lý thuyết chắc chắn và có tiềm năng lớn trong nhiều lĩnh vực của phát triển UI. Tuy nhiên mô hình này đòi hỏi phải có chuyên gia phân tích được đào tạo để có thể thực hiện được. Vì lý do này mà kỹ thuật mô hình hóa GOMS không được ứng dụng rộng rãi trong thực tế từ nhiều năm nay. Tuy vậy, ta sẽ chỉ ra rằng mô hình hóa nhiệm vụ trên cơ sở GOMS sẽ đưa ra các thông tin giúp ta phát triển ứng dụng UI.

Nhằm thấy rõ khả năng to lớn của mô hình hóa nhiệm vụ GOMS, Điều đầu tiênlà chúng ta xem xét sơ lược mô hình GOMS, sau đó thử đơn giản hóa nó và mở rộng

để nó trở thành công cụ phân tích phần mềm trong thực tế.

Mô hình hóa nhiệm vụ GOMS

Trong chương II đã mô tả tâm lí người sử dụng, mô hình GOMS dựa trên mô hình của bộ xử lý con người. Mô hình nhiệm vụ GOMS là tiệm cận phân tích nhiệm vụ trên cơ sở mô hình bộ xử lý con người, nó mô hình hóa hành vi con người bởi ba phân hệ tương tác: cảm giác (nhìn và nghe), vận động (cánh tay-bàn tay-ngón tay và chuyển động đầu-mắt) và nhận thức (lập quyết định và xâm nhập bộ nhớ). Ba phân hệ này được biểu diễn như các toán tử mức thấp trong mô hình GOMS. Mô hình GOMS được xây dựng để mô tả đầy đủ hành vi tương tác động giữa người-máy của người sử dụng máy tính. Nó bao gồm bốn thành phần: mục tiêu (goals), thao tác (operators), phương thức (methods) và luật lựa chọn (selection rules).

Mục tiêu (Goals):

Phần mềm ứng dụng được phát triển để giúp người sử dụng hoàn thành các mục tiêu cụ thể (thí dụ viết tài liệu) hay thiết kế một công việc. Để hoàn thiện công việc có thể phải thực hiện nhiều bước. Do đó, ta có thể tách mục tiêu thành các bước của các mục tiêu con. Tiếp theo, các mục tiêu con lại được làm mịn hơn cho đến khi các bước của mục tiêu con là những thao tác cơ bản của con người. Tiến trình tách này hình thành phân cấp mục tiêu và các mục tiêu con của chúng.

Thí dụ:

Một ứng dụng phần mềm đƣợc phát triển để tìm kiếm từ khóa trong CSDL nhân sự. Ta có thể phân tích các mục tiêu của người sử dụng như sau:

Goal: Nhận danh ứng viên

Goal: Nhận danh kỹ năng đòi hỏi

Goal: Duyệt lý lịch để tìm ra kỹ năng phù hợp Goal: Chọn ứng viên

Goal: In lý lịch của ứng viên ....

Mô tả trên đây cho thấy, các mục tiêu mức đỉnh được tách thành các bước của mục tiêu con, và cứ nhƣ thế các mục tiêu mức con lại chia thành các mục

tiêu cấp nhỏ hơn cho đến khi các mục tiêu con thành các thao tác cơ bản của con người.

Thao tác (Operators):

Thao tác là hành động cơ bản của con người mà người sử dụng thực hiện. Có ba loại thao tác để hình thành hành vi chủ yếu của con người:

Thao tác tri giác (Perceptual operator): Thao tác thính giác và thị giác (thí dụ, nghe chuông cảnh báo, nhìn thông tin trên màn hình).

Thao tác vận động (Motor operator): Chuyển động cánh tay-bàn tay-ngón tay và đầu-mắt (thí dụ, nhấn phím, dịch chuột)

Thao tác nhận thức (Cognitive operator): Lập quyết định, lưu trữ truy vấn một mục trong bộ nhớ tạm thời (working memory), truy vấn thông tin từ bộ nhớ lâu dài (long-term memory), thí dụ thẩm tra đầu ra của màn hình máy tính.

Mỗi thao tác trên đây cần khoảng thời gian để con người sử lý, thông thường khoảng vài phần trăm ms cho một thao tác. Tổng các thao tác thao tác này cho phép phân tích viên ước lượng định lượng hiệu quả của thiết kế UI cho con người.

Thí dụ:

Dùng thí dụ mô tả trên đây, ta có thể tách phân cấp các mục tiêu cho đến khi các bước là các thao tác cơ bản chính.

Goal: Nhận danh ứng viên

Goal: Đặc tả tập kỹ năng yêu cầu

Operator: Nhớ lại tập kỹ năng yêu cầu. (Cognitive) Goal: Nhập tập kỹ năng yêu cầu

Operator: Gõ tập yêu cầu kỹ năng. (Motor) Goal: Thẩm tra dữ liệu vào.

Operator: Đọc dữ liệu vào trên màn hình.

(Perceptual)

Operator: So sánh với kỹ năng nhớ lại.

(Cognitive) ...

Mô tả trên đây cho thấy tiến trình tách mục tiêu đƣợc thực hiện cho đến khi các bước là thao tác chính.

Phương thức (Methods):

Phương thức là trình tự các bước để hoàn thành mục tiêu. Phụ thuộc vào mức độ phân rã phân cấp, các bước trong phương thức có thể là mục tiêu con, thao tác hay tổ hợp cả hai. Rất nhiều công việc khi phân tích các nhiệm vụ người sử dụng là thực hiện xác định các bước mà người dùng sẽ thực hiện để hoàn thành mục tiêu.

Thí dụ:

Trong thí dụ trên, các bước cần thực hiện để hoàn thành mục tiêu hình thành phương thức cho mục tiêu đó.

Goal 1: Nhận dạng các ứng viên.

Method for Goal 1.

{

Goal 1.1: Xác định tập yêu cầu kỹ năng.

Method for Goal 1.1:

{

Operator 1.1.1: Nhớ lại tập yêu cầu kỹ năng.

Goal 1.1.2: Nhập tập yêu cầu kỹ năng.

Method for Goal 1.1.2:

{

Operator 1.1.2.1: Gõ tập yêu cầu kỹ năng.

Goal 1.1.2.2: Thẩm tra dữ liệu vào.

Method for Goal 1.1.2.2:

{

Operator 1.1.2.2.1: Đọc dữ liệu vào trên màn hình.

Operator 1.1.2.2.2: So sánh với tập kỹ năng trong trí óc.

} ...

} ...

Luật lựa chọn (Selection Rules):

Có thể có nhiều phương thức để hoàn thiện mục tiêu. Luật lựa chọn xác định một số điều kiện cần thoả mãn trước khi thực hiện phương thức để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu có nhiều phương thức để hoàn thiện mục tiêu, mỗi phương thức có

riêng mục tiêu con, thao tác và luật lựa chọn kết hợp. Luật lựa chọn là câu lệnh điều kiện-hành động, hành động là phương thức được áp dụng. Ví dụ sau đây với các phương thức khác nhau, mỗi phương thức thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt để hoàn thành công việc cụ thể.

Thí dụ:

Tiếp tục với thí dụ trước, có thể có nhiều phương thức để thực hiện mục tiêu nhận danh ứng viên việc làm. Một phương thức (Method A) là xác định tập kỹ năng và sau đó phần mềm ứng dụng làm việc đồng thời với mọi ứng viên có mọi kỹ năng đòi hỏi. Phương thức khác (Method B) là để tìm kiếm theo từng kỹ năng, dần dần đi sâu vào nhóm ứng viên; ta nên tìm trước kỹ năng quan trọng hơn.

Goal: Nhận danh ứng viên

if (mọi kỹ năng đòi hỏi quan trọng như nhau) then (sử dụng Method A)

{ ...

}

if (một vài kỹ năng quan trọng hơn kỹ năng khác) then (sử dụng Method B)

{ ....

}

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình phân tích thiết kế giao diện người sử dụng phương pháp hướng đối tượng (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)