VÀ NHIỆM VỤ NGƯỜI SỬ DỤNG
3.2 PHÂN TÍCH NGƯỜI SỬ DỤNG
3.2.1 Các nhân tố người dùng
Thiết kế giao diện người sử dụng trên cơ sở vai trò người sử dụng làm tăng khả năng ứng dụng của hệ thống, nó hướng dẫn các quyết định thiết kế trong trong vòng đời tiệm cận hướng đối tượng.
Nếu xem xét trong tổ chức/cơ quan chúng ta thấy rằng nó bao gồm những người cùng làm việc một cách có tổ chức. Tổ chức của cơ quan xác định quan hệ giữa con người trong đó. Mỗi người được giao một nhiệm vụ cụ thể trong cơ quan để giữ các quan hệ tổ chức này.
Vì phần mềm được phát triển theo hướng tích hợp và cộng tác tính toán, do vậy đội ngũ người dùng với các vai trò khác nhau vẫn có thể làm việc cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan. Ví dụ: trong một ứng dụng phần mềm tích hợp, chủ dự án thực hiện chức năng lập kế hoạch dự án tổng thể khác nhau, trong khi các thành viên trong dự án thực hiện các nhiệm vụ riêng, các chức năng lập kế hoạch
nhiệm vụ riêng và lập báo cáo.
Trong phát triển ứng dụng UI, ảnh hưởng trực tiếp của vai trò người sử dụng khác nhau là các nhiệm vụ khác nhau mà họ thực hiện. Một số nhiệm vụ chồng chéo với vai trò của người sử dụng khác, số nhiệm vụ khác là chỉ dành cho nhóm người nhất định. Trong tiếp cận hướng đối tượng, từ các nhiệm vụ người dùng chúng ta phải nhận ra được các đối tượng ứng dụng mà có thể chia sẻ giữa các vai trò người sử dụng hay là duy nhất cho vai trò sử dụng nào đó như mô tả trên hình 3.1
(Hình vẽ 3.1)
Các cơ quan khác nhau có thể có cấu trúc và quan hệ giữa con người trong đó khác nhau để hoàn thành công việc. Phụ thuộc vào lĩnh vực ứng dụng có thể có sự
Người tuyển Người quản lý mộ
nhân viên mới
Các đối tượng ứng dụng
khác nhau đáng kể trong chức năng công việc cũng như khác nhau trong phạm vi chức năng của cùng vị trí.
Thí dụ 1:
Ông quản lý dự án phát triển phần mềm của dự án nhỏ có trách nhiệm lập lịch dự án, theo dõi lịch, thiết kế kiến trúc hệ thống và nhiệm vụ viết mã trình. Ông quản lý dự án lớn phát triển phần mềm có thể chỉ có trách nhiệm lập lịch dự án và theo dõi lịch dự án. Tuy nhiên các nhiệm vụ lập lịch và theo dõi lịch có thể nhƣ nhau, trong dự án lớn hơn có phạm vi lớn hơn dự án nhỏ. Phần mềm quản lý dự án cho dự án nhỏ phải linh hoạt, nhưng đó chỉ là phiên bản đơn người dùng với các yêu cầu tài nguyên tính toán nhỏ hơn. Mặt khác, dự án lớn đòi hỏi phần mềm quản lý dự án phải hỗ trợ đa người dùng và yêu cầu tài nguyên tính toán lớn hơn.
Cơ quan có thể tái tổ chức thường xuyên để tăng hiệu quả và tính cạnh tranh. Tái tổ chức lôi kéo thay đổi mục tiêu, cấu trúc và con người. Kết quả tái tổ chức, các nhiệm vụ của vị trí và phạm vi của mỗi nhiệm vụ có thể thay đổi sau.
Thí dụ 2:
Nhân viên kế toán trong phòng tài vụ nhỏ có trách nhiệm quản lý chi trả, các tài khoản chi và tài khoản nhận. Khi cơ quan lớn lên, khối lƣợng công việc tăng nhanh.
Phòng tài vụ sẽ tái tổ chức để bãi bỏ nhiệm vụ chi trả bằng cách thuê dịch vụ bên ngoài chi trả. Nó chia các chức năng tài khoản chi và tài khoản thu thành hai vị trí.
Kế toán mới đƣợc tuyển dụng để quản lý các tài khoản thu, còn kế toán cũ phụ trách tài khoản chi.
Việc tái tổ chức này ảnh hưởng tức thì đến việc nâng cấp phần mềm ứng dụng kế toán đơn người dùng thành đa người dùng.
Trình độ sử dụng máy tính của người sử dụng
Người dùng cần phải có những kỹ năng sử dụng máy tính để sử dụng ứng dụng giao diện đồ hoạ. Chúng ta có thể đo kỹ năng sử dụng máy tính của người dùng thông qua mức độ thành thục sử dụng các thiết bị vào (chuột, bàn phím) và quen thuộc với môi trường UI. Người sử dụng có thể thu thập kỹ năng máy tính từ các
kinh nghiệm với các ứng dụng UI trước đó hay thường xuyên sử dụng ứng dụng. Ta có thể phân ra cấp độ, kỹ năng sử dụng máy tính của người sử dụng theo từng cấp độ như sau, để từ đó thấy được khả năng của con người trong quá trình thực hiện công việc:
Người mới bắt đầu
Người bắt đầu có ít hiểu biết về môi trường giao diện đồ hoạ, hoặc ít kinh nghiệm sử dụng các thiết bị tương tác với máy tính. Những người này cần được giúp đỡ học tăng cường (trợ giúp trực tuyến, học kèm) và có những bước đi chậm trong việc cập nhật thông tin từ các chức năng. Các hỗ trợ học chỉ cho người sử dụng cách tương tác với ứng dụng UI và toàn bộ môi trường UI.
Người học việc
Những người này có một vài kinh nghiệm sử dụng máy tính, cho dù họ có thể không quen thuộc với các môi trường GUI cụ thể. Với giới hạn về kỹ năng sử dụng máy tính, họ có thể phạm nhiều lỗi khi tương tác với GUI. Họ cần phải sử dụng các công cụ học giống như những người mới bắt đầu với GUI.
Người có kinh nghiệm
Những người này có kinh nghiệm đáng kể với các ứng dụng GUI. Những người mới sử dụng sẽ có kinh nghiệm hơn nếu họ dùng các ứng dụng thường xuyên để có thực tế. Những người có kinh nghiệm không cần đến sự hỗ trợ như người mới học và họ thích tương tác nhanh với ứng dụng.
Những người thành thạo
Những người thành thạo có nhiều kinh nghiệm với nhiều ứng dụng GUI. Những người này cần giao diện người dùng mạnh với khả năng sử dụng phím cấp tốc.
Người thành thạo đạt được hiệu năng cao thông qua các thao tác ngắn gọn và tương tác nhanh với các ứng dụng.
Các kỹ năng trong lĩnh vực ứng dụng
Một kỹ năng quan trọng của người sử dụng là cấp độ hiểu biết về lĩnh vực ứng
dụng của họ. Vì ứng dụng được phát triển để giúp người dùng thực hiện nhiệm vụ của họ, những người dùng cần có đủ hiểu biết về nhiệm vụ mà họ thực hiện và thực hiện chúng như thế nào. Với nhiều ứng dụng chuyên nghiệp như công cụ thiết kế điện tử tự động hoặc công cụ thiết kế phần mềm, kỹ năng lĩnh vực ứng dụng của người sử dụng cần phải được huấn luyện vài năm.
Ta có thể phân chia các kỹ năng lĩnh vực ứng dụng của người dùng vào bốn cấp độ sau:
Người mới bắt đầu
Không có những hiểu biết trước đó về lĩnh vực ứng dụng. Họ cần giúp đỡ học tích cực, chỉ ra thực hiện các nhiệm vụ của ứng dụng cụ thể như thế nào và nó khác xa với kỹ năng chung sử dụng máy tính. ứng dụng nên cung cấp thông tin trạng thái phong phú để hướng dẫn người mới bắt đầu thông qua những phiên ứng dụng của họ. Thông báo rõ ràng gợi ý phục hồi lỗi cần có để giúp người mới bắt đầu khôi phục lỗi do họ gây ra thường xuyên.
Người mới vào nghề
Người sử dụng mới vào nghệ có một vài hiểu biết về lĩnh vực ứng dụng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công việc vẫn có nhiều lỗi xảy ra. Họ vẫn cần cùng các công cụ học như người bắt đầu.
Người có kinh nghiệm
Những người này có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực ứng dụng. Họ hiểu biết tốt cách thực hiện các nhiệm vụ bằng ứng dụng.
Người đã thành thạo
Với nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực ứng dụng. Họ đề ra các cách thức mới thực hiện nhiệm vụ ứng dụng. Họ cần phương tiện mạnh để sửa đổi và mở rộng khả năng ứng dụng vấn đề.
Số lần sử dụng ứng dụng
Phụ thuộc vào tần xuất sử dụng ứng dụng GUI mà kỹ năng máy tính của con người tăng nhanh. Sử dụng càng thường xuyên thì người dùng sẽ đạt tới mức độ kỹ
năng cao hơn, thu được nhiều kinh nghiệm hơn. Ta có thể chia số lần sử dụng máy tính theo hai loại như sau:
Người dùng thỉnh thoảng
Những người thỉnh thoảng sử dụng không có sự tiến bộ về kỹ năng sử dụng máy tính theo thời gian. Họ duy trì được kỹ năng đang có hay có thể mất đi kỹ năng theo thời gian vì họ thiếu thực tiễn.
Người dùng thường xuyên
Những người thường xuyên sử dụng có nhiều thực tiễn theo thời gian. Cấp độ kỹ năng sử dụng máy tính của họ được tăng theo thời gian, trong khi ràng buộc của họ vào hỗ trợ học và trợ giúp trực tuyến giảm và kỹ năng tương tác mạnh của họ tăng cao.
Khi đã hiểu được người dùng sử dụng phần mếm với mục đích nào, thấy rõ được người nào là sử dụng phần mềm vào thực hiện mục đích công việc, vai trò của người sử dụng máy tính trong côngviệc thực hiện, và đánh giá mức độ thực hiện của người sử dụng máy tính ở các góc độ khác nhau. Từ đó chúng ta thực hiện phân tích người sử dụng.