VÀ NHIỆM VỤ NGƯỜI SỬ DỤNG
3.6 KÝ PHÁP VĂN BẢN CHO MÔ HÌNH HÓA NHIỆM VỤ
Mô hình nhiệm vụ đã được đơn giản hoá nhưng để biểu diễn về nó thì rất còn dài. Những nỗ lực phát triển trong tiến trình tách mục tiêu, mô tả phương thức, định nghĩa luật lựa chọn tăng theo kích thước và độ phức tạp của ứng dụng. Để biểu diễn mô hình hoá nhiệm vụ một cách ngắn gọn, sau đây là ký pháp văn bản đơn giản để mô tả một cách hệ thống mô hình nhiệm vụ phức tạp. Ký pháp mô hình nhiệm vụ bao gồm các phần tử được trình bày như sau.
3.6.1 Vai trò người sử dụng
Với ứng dụng hỗ trợ đa vai trò người dùng thì các qui tắc sau đây được sử dụng để làm tài liệu mô hình nhiệm vụ:
Phân biệt vai trò người sử dụng được biểu thị bằng biểu tượng UR tiếp theo là số chỉ ra các vai trò người dùng khác nhau.
Thí dụ:
Người quản lý tuyển dụng UR1, người tuyển dụng UR2, các thành viên khác
của hội đồng tuyển chọn UR3.
Việc xác định các vai trò người dùng là phần thứ nhất của mô tả mô hình nhiệm vụ người sử dụng. Mô tả bằng lời vắn tắt có thể được gắn theo khi lần đầu xác định vai trò người sử dụng.
Thí dụ:
Người quản lý tuyển dụng (UR1): Là trưởng phòng, ban cần tuyển nhân viên cho vị trí trống.
Dấu chấm phảy (;) sau đặc tả vai trò để tách vai trò khỏi ký pháp khác của mô hình nhiệm vụ.
Thí dụ:
Câu lệnh cho người quản lý tuyển dụng như sau:
UR1;...
Trong thân của mô tả mô hình nhiệm vụ, nếu mục tiêu được sử dụng cho nhiều vai trò người dùng thì sử dụng dấu phẩy (,) để tách chúng.
Thí dụ:
Câu lệnh mục tiêu áp dụng cho cả người quản lý nhân viên tuyển dụng (UR1) và người tuyển dụng (UR2) là như sau:
UR1, UR2;...
Dấu sao (*) được sử dụng nếu câu lệnh mục tiêu được mọi vai trò người dùng sử dụng.
Thí dụ:
Câu lệnh áp dụng cho mọi vai trò người dùng như sau:
*; ...
3.6.2 Câu lệnh mục tiêu
Mỗi bước trong phương thức được đánh số theo trình tự, mỗi mức của phân rã được tách bởi dấu chấm (.). Giới hạn của đánh số mục tiêu là dấu hai chấm (:) và tên riêng.
Thí dụ:
Mục tiêu của người tuyển chọn có thể là duyệt hồ sơ ở mức nào đó của phân rã đƣợc ký hiệu nhƣ sau:
UR2; 2.1: Duyệt hồ sơ.
Chú thích bắt đầu bằng hai ký tự // và kết thúc tại cuối dòng Thí dụ:
// Duyệt hồ sơ để tìm ra ứng viên có kỹ năng, tuổi và kinh nghiệm... phù hợp.
UR2; 2.1: Duyệt hồ sơ.
3.6.3 Các phương thức và luật lựa chọn
Nếu mục tiêu có thể hoàn thành bởi nhiều phương thức, biểu tượng theo thức tự abc bắt đầu từ chữ A tiếp theo là số thứ tự gán cho mục tiêu hiện hành.
Thí dụ:
UR2; 2: Cung cấp hồ sơ các ứng viên có triển vọng. (Goal) UR2; 2A: .... (Phương thức A)
UR2; 2B: .... (Phương thức B)
Chúng ta mô tả luật lựa chọn và phương thức liên quan như cặp điều kiện. Sau cặp này là số hiệu. Câu lệnh hành động là mô tả vắn tắt các phương thức của nó.
Thí dụ:
UR2; 2A: if (yêu cầu cấp bách)
then (tìm kiếm hồ sơ trong tệp)
Tương tự câu lệnh mục tiêu, lời chú thích bắt đầu bằng // và kết thúc tại cuối dòng.
Thí dụ:
// Tìm kiếm hồ sơ trong tệp để có được các ứng viên triển vọng để // thu ngắn lại tiến trình tuyển chọn.
UR2; 2A: if (yêu cầu cấp bách)
then (tìm kiếm hồ sơ trong tệp) 3.6.4 Tái sử dụng các câu lệnh mục tiêu
Một mục đích quan trọng của các ký pháp đề xuất trong chương này là cho phép
mục tiêu (goal) có thể tái sử dụng. Để tái sử dụng mục tiêu, đơn giản là sử dụng cùng nhãn đánh số của mục tiêu đã tồn tại trước. Đảm bảo chắc chắn rằng vai trò người sử dụng là nhất quán với ngữ cảnh hiện hành. Trình tự đánh số cho các mục tiêu khác trong phương thức là để tái sử dụng mục tiêu.
Thí dụ:
UR2; 2.1: Duyệt hồ sơ (Mục tiêu đã có trước) ...
UR1, UR3; 3: Chọn ứng viên từ danh sách ứng viên.
UR1, UR3; 3.1: Nhận hồ sơ ứng viên.
UR1, UR3; 2.1: Duyệt hồ sơ (Mục tiêu tái sử dụng)
UR1, UR3; 3.3: Đánh dấu các ứng viên đã lựa chọn. (Trình tự giữ nguyên) 3.6.5 Các nguyên tắc bổ sung
Vì mỗi mục tiêu đều liên quan đến vai trò người sử dụng và số hiệu trình tự, tài liệu phân tích nhanh bị lộn xộn khi mô hình hóa nhiệm vụ. Với các ứng dụng lớn, mô hình nhiệm vụ được phát sinh có thể rất khó theo dõi. Các nguyên tắc sau đây giúp ta tránh sản sinh ra mô hình nhiệm vụ lộn xộn.
Gói mọi bước của phương thức vào {} để chỉ ra đó là blốc phương thức.
Thí dụ:
UR2; 2: Cung cấp hồ sơ của các ứng viên có triển vọng.
UR2; 2A: ... // Câu lệnh điều kiện-hành động {
// Các bước của phương thức A ...
}
Trong ứng dụng đơn vai trò người dùng, không cần gộp vai trò người dùng khi xác định mục tiêu.
Bên trong mức phân rã nơi mục tiêu đều có cùng tiền tố, chỉ số hoá trình tự mức hiện hành là cần thiết.
Nguyên tắc trên đây cũng được áp dụng làm ký hiệu cho vai trò người dùng, bao gồm các trường hợp nơi mà mục tiêu là tái sử dụng.
Để tái sử dụng mục tiêu có trước đòi hỏi nhãn của mục tiêu này được đánh số đây đủ.
Thí dụ:
UR1, UR3; 3: Chọn ứng viên từ danh sách 1: Chọn ứng viên từ danh sách
2.1: Duyệt hồ sơ 3: Chú thích về hồ sơ.