VÀ NHIỆM VỤ NGƯỜI SỬ DỤNG
3.2 PHÂN TÍCH NGƯỜI SỬ DỤNG
3.2.2 Thực hiện phân tích người sử dụng
Việc mô tả người sử dụng ở đặc tả yêu cầu sơ bộ là bắt đầu công việc phân tích người dùng. Thông qua phỏng vấn người sử dụng, ta có thể thu lượm các thông tin quan trọng cho việc phân tích tiếp theo. Một khi có đủ thông tin về người sử dụng phần mềm, ta sẽ thực hiện các bước sau đây của hoạt động phân tích người dùng.
Nhận biết các nhân tố quan trọng với ứng dụng
Khảo sát các thông tin người dùng để nhận biết các nhân tố quan trọng với ứng dụng.
Thí dụ:
Yêu cầu sơ bộ: Hệ thống ứng dụng kế toán đơn người dùng được xây dựng cho các hãng kế toán nhỏ trong thị trường Việt Nam.
Có nhiều câu lệnh chính trong đặc tả yêu cầu sơ bộ chứa các nhân tố phân
tích quan trọng.
“đơn người dùng” bao hàm vai trò của một người, nó có thể bị loại trừ khỏi phân tích.
“hãng kế toán nhỏ” nó bao hàm đặc tính cơ quan.
“trong thị trường UI” chỉ ra nền tảng văn hóa thống nhất của người sử dụng.
Các nhân tố quan trọng sẽ còn phân tích là kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng lĩnh vực vấn đề và tần suất sử dụng phần mềm.
Phát hiện các nhân tố quan trọng khác
Có nhiều nhân tố quan trọng với ứng dụng. Tìm kiếm để phát hiện ra các nhân tố khác để bổ xung vào kết quả phân tích người sử dụng.
Thí dụ:
Trong thí dụ trên yêu cầu sơ bộ không đề cập đến môi trường tính toán của phần mềm. Thực tế, người sử dụng có sở thích môi trường UI riêng. Ta xem nhân tố này cũng quan trọng với ứng dụng
ước lượng phân bổ người dùng cho mỗi nhân tố quan trọng
Tìm kiếm sự phân bổ người dùng cho mỗi nhóm người dùng theo nhân tố quan trọng với ứng dụng. Việc cẩn thận điều tra người dùng có thể cho ta nhiều thông tin về vấn đề này.
Thí dụ:
Xét thí dụ trên, sau đây là ước lượng phân bổ người dùng với các tỉ lệ sau:
Mức độ kỹ năng năng sử dụng máy tính:
Bắt đầu: 15%
Học việc: 30%
Kinh nghiệm: 45%
Thành thạo: 10%
Mức độ kỹ năng lĩnh vực ứng dụng:
Bắt đầu: 5%
Học việc: 15%
Kinh nghiệm: 50%
Thành thạo: 30%
Tần xuất sử dụng:
Người ít dùng: 20%
Người hay dùng: 80%
Sở thích môi trường đồ họa:
Windows : 50%
Macintosh :35%
Khác: :10%
Không biết :5%
Phân loại để nhận biết nhóm người sử dụng chính
Nếu như ở bước trước đã bộc lộ phân bổ tập trung của nhóm người sử dụng thì ta có thể bỏ qua bước tiếp theo. Tuy nhiên nếu các nhóm người sử dụng phải trải rộng và lẻ tẻ thì ta phải phân tích tiếp tục, cũng như tổ hợp các nhân tố phân tích. Xác suất người sử dụng có phối hợp các đặc tính là sản phẩm của sự phân bổ các thể.
Xác suất cao chỉ ra đặc tính của người sử dụng chính.
Thí dụ:
Tiếp tục khảo sát thí dụ hệ thống kế toán trên đây. Để tìm số tổ hợp có thể của tập các đặc tính, hãy nhân số nhóm con trong mỗi nhân tố phân tích quan trọng:
4 x 4 x 2 x 4 =128.
Toàn bộ khoảng đặc tính tổ hợp nhƣ bảng sau:
Kỹ năng máy tính
Kỹ năng lĩnh vực ứng dụng
Tần suất sử dụng
Môi trường tính toán
Xác suất
(%) experienced Experience
d
Frequent Windows 9.00 experienced Experience
d
Frequent Macintos h
6.30 novice Experience
d
Frequent Windows 6.00 experienced Expert Frequent Windows 5.40 .
. .
expert Beginner Occasional don’t know
0.05 Nh- quan sát trong bảng, ta thấy ng-ời sử dụng có kinh nghiệm với máy tính, kỹ năng lĩnh vực ứng dụng, tần suất sử dụng ứng dụng trên Windows hay Macintosh.
Phân tích quan hệ nhóm của phân bổ ng-ời sử dụng
Các bước trên đây đã nhận biết nhóm người dùng và đặc điểm của họ. Với tài nguyên dự án giới hạn, không có thể tập trung vào nhu cầu cụ thể của từng người sử dụng, nhưng thỏa mãn nhu cầu của nhóm người dùng chính là mấu chốt dẫn tới ứng dụng thắng lợi. Với phân bổ người sử dụng cụ thể, sẽ có nhiều ảnh hưởng trong các hoạt động vòng đời tiếp theo nhằm thực hiện tốt ứng dụng trong việc thiết kế.
Thí dụ:
Trong thí dụ ứng dụng kế toán, việc phân bổ người sử dụng theo các nhân tố phân tích khác nhau có các ảnh hưởng như sau:
Hãy quan sát tần suất sử dụng, 80% sử dụng thường xuyên, 10% mới bắt đầu, 35% là người sử dụng máy tính như mới học việc. Với tần suất sử dụng, người sử dụng có mức độ kỹ năng máy tính thấp sẽ trở nên người có kinh nghiệm. Khi người mới bắt đầu và người học việc bắt đầu học sử dụng ứng dụng, họ cần hỗ trợ thường xuyên. Vì họ trở nên có kinh
nghiệm hay trở thành chuyên gia, khả năng mở rộng hay các kịch bản nhiệm vụ khác nhau là rất quan trọng.
Xem xét nhân tố mức độ kỹ năng lĩnh vực ứng dụng, 50% có kinh nghiệm, 30% là người dùng thành thạo. Với con số rất cao về tỷ lệ người sử dụng hiểu biết lĩnh vực ứng dụng, mô hình trí tuệ ẩn dụ sẽ đƣợc xây dựng trong thiết kế ẩn dụ nên cho người dùng áp dụng tri thức lĩnh vực ứng dụng.
Phân bổ người dùng theo nhân tố phân tích sở thích môi trường đồ họa là 50% cho Windows và 35% cho Macintosh. Phân bổ này liên quan đến nhân tố phân tích trình độ sử dụng máy tính, cái mà kỹ năng máy tính của người dùng là cụ thể đến môi trường UI nhất định. Để cho phép phần lớn người sử dụng có lợi thế kỹ năng máy tính của họ trên môi trường UI, ta phải phát triển 2 UI cho ứng dụng, một theo hướng dẫn thiết kế của Windows và cái kia theo hướng dẫn thiết kế của Macintosh.
Có nhiều nhân tố có thể được sử dụng để đặc trưng người sử dụng. Phần trên là một vài nhân tố chung nhất. Phụ thuộc vào yêu cầu của ứng dụng cụ thể, ta có thể phát hiện nhân tố quan trọng khác để chia nhóm người sử dụng. Quan trọng là nhận ra các đặc tính của các nhóm người sử dụng khác nhau để làm đáp ứng nhu cầu của mỗi nhóm.
Mô tả quá trình phân tích người dùng trên đây là đơn giản và có tính thực tế.
Người phát triển phần mềm cần làm việc chặt chẽ với các chuyên gia lĩnh vực ứng dụng và người sử dụng cuối cùng để giải thích chính xác đặc tính người dùng và nhận ra nhóm người sử dụng.
Tiếp sau đây chúng ta dựa vào tâm lý người sử dụng và quá trình phân tích người sử dụng như trên, để đi vào tiến trình phân tích nhiệm vụ người sử dụng. Nhằm nêu bật mối quan hệ giữa yêu cầu và nhiệm vụ phải làm của người dùng. Phân tích nhiệm vụ người sử dụng là cầu nối quan trọng trong vòng đời phát triển phần mềm mà cụ thể ở đây là phân tích thiết kế giao diện người sử dụng.
Phân tích nhiệm vụ giúp người phát triển phần mềm, để mô tả viễn cảnh ứng
dụng từ phía người sử dụng. Điều này quan trọng vì mở sớm ra các thông tin thực thi nhiệm vụ trong quá trình phát triển. Dựa vào mô hình nhiệm vụ GOMS để thấy được nhiệm vụ của người dùng. Việc trước tiên, để giới thiệu tiếp cận phân tích nhiệm vụ người sử dụng ta khảo sát sơ bộ mô hình nhiệm vụ GOMS (Goals, Operators, Methods, and Selection rules). Phân tích nhiệm vụ theo mô hình GOMS có tính cấu trúc cao và dễ hiểu khi khảo sát hiệu năng phân tích người sử dụng. Tuy nhiên, rất nhiều thông tin chi tiết mà phân tích nhiệm vụ theo GOMS đòi hỏi chỉ có thể được tập hợp sau khi thiết kế giao diện người sử dụng. Tiếp theo là chúng ta đơn giản hoá mô hình GOMS, nhằm làm thay đổi việc cải thiện thiết kế chuyển sang phân tích trong quá trình phát triển ứng dụng. Từ đó ta sẽ mở rộng mô hình nhiệm vụ đơn giản hóa này để xem xét sự khác nhau của các nhóm ứng dụng. Tiếp sau đó là dùng ký pháp văn bản để ghi lại tiến trình phân rã phân cấp của mô hình nhiệm vụ.
Từ mô hình phân tích nhiệm vụ, với thực nghiệm của việc tuyển nhân viên chúng ta sẽ làm rõ và nổi bật mô hình nhiệm vụ bằng cách xây dựng mô hình nhiệm vụ dơn giản cho nó.