ĐƠN GIẢN HÓA MÔ HÌNH NHIỆM VỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình phân tích thiết kế giao diện người sử dụng phương pháp hướng đối tượng (Trang 50 - 53)

VÀ NHIỆM VỤ NGƯỜI SỬ DỤNG

3.4 ĐƠN GIẢN HÓA MÔ HÌNH NHIỆM VỤ

Với các ví dụ như đã mô tả, ta thấy rất dài dòng nếu áp dụng cùng tiến trình cho ứng dụng lớn. Để xây dựng mô hình nhiệm vụ đầy đủ, phân tích viên phải tạo ra tệp rất lớn. Một nhân tố hạn chế khác là phần lớn các thông tin chi tiết trong mô hình nhiệm vụ GOMS phải được hình thành từ chức năng của ứng dụng. Điều đó không thực tế trong hoạt động phân tích của phát triển phần mềm. Sau đây chúng ta sẽ tự tìm hiểu cách thức đơn giản hoá mô hình nhiệm vụ, mô hình này để thích nghi nó thành công cụ phân tích phần mềm.

3.4.1 Mục tiêu của đơn giản hóa mô hình nhiệm vụ

 Mô hình nhiệm vụ không đòi hỏi bất kỳ thông tin thiết kế UI nào, vậy ta có thể sử dụng nó vào hoạt động phân tích của vòng đời phát triển phần mềm UI.

 Mô hình nhiệm vụ không đòi hỏi phân tích viên phải là chuyên gia về tâm lý nhận thức. Do vậy nó trở nên thực tế hơn với nhiều nhà phát triển phần mềm.

 Mô hình nhiệm vụ có khả năng mở rộng thành mô hình nhiệm vụ GOMS đầy đủ. Vì vòng đời phát triển phần mềm tiếp diễn, makét chức năng sẽ được sử dụng. Mô hình nhiệm vụ GOMS đầy đủ cung cấp thông tin quí giá cho lặp tiếp theo để hoàn thiện thiết kế.

3.4.2 Nguyên tắc mô hình hóa nhiệm vụ đơn giản hóa

Vì phân cấp tách mục tiêu trong mô hình hóa GOMS biểu diễn mức độ tiết tăng dần, nếu ta giới hạn mô hình nhiệm vụ vào các mục tiêu ở mức cao và mục tiêu con thì sẽ không cần quyết định thiết kế tham gia vào mô hình hóa. Các nguyên tắc sau đây phải đảm bảo:

Thực hiện phân tích top-down. Bắt đầu tiến trình từ mục tiêu (goal) chung nhất đến mục tiêu con cụ thể hơn.

Sử dụng khái niệm tổng quát để mô tả các mục tiêu. Tập trung vào cái mà người dùng cần phải làm để thực hiện mục tiêu, trong khi đó không tạo ra một thiết kế UI giả định nào.

Khảo sát mọi mục tiêu trước khi đi sâu vào mức thấp hơn. Thực hiện trình tự “theo chiều ngang” để xem xét mọi phương thức (method) ở cùng mức phân cấp trước khi tách ra mức thấp hơn. Điều này đảm bảo mục tiêu và phương thức được sử dụng lại thông qua toàn mô hình nhiệm vụ.

Xem xét mọi kịch bản nhiệm vụ có thể để thực hiện mục tiêu. Thiết kế UI thắng lợi phải cho phép người dùng tự do thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của họ. Luật lựa chọn cần phải được bổ sung để biểu diễn các kịch bản nhiệm vụ người dùng có thể.

Chỉ sử dụng các câu lệnh đơn để đặc tả mục tiêu và các mục tiêu con. Bất

kỳ cấu trúc câu lệnh nào đều có thể chỉ ra rằng mục tiêu hay phương thức tách biệt có khả năng bổ xung vào mô hình nhiệm vụ.

Bỏ qua các bước mục tiêu mà nó là thao tác. Các thao tác nhận thức, vận động và tri giác đều phụ thuộc vào thiết kế UI, nó còn đang phát triển.

Thí dụ:

Goal: Truyền đoạn văn bản đã chọn từ ứng dụng khác.

Operator: Nhớ lại đoạn văn bản quan tâm.

Goal: Định vị (locate) đoạn văn bản sẽ truyền đi.

Goal: Chọn (select) đoạn văn bản sẽ truyền từ ứng dụng khác.

Goal: Truyền đoạn văn bản đã lựa chọn đến ứng dụng hiện hành.

Trong thí dụ này, các bước để hoàn thành mục tiêu"Truyền đoạn văn bản đã chọn từ ứng dụng khác" bao gồm thao tác nhận thức (cognitive) "Nhớ lại đoạn văn bản quan tâm". Bước thao tác này có thể được loại bỏ khỏi mô hình.

Hãy dừng việc tách mục tiêu nếu các bước phương thức của nó là thao tác hay đòi hỏi thiết kế UI giả định. Mỗi tình huống này báo hiệu rằng chúng ta đã đạt tới nút lá của phân cấp mô hình nhiệm vụ trong hoạt động phân tích.

Thí dụ:

Goal: Truyền đoạn văn bản đã chọn từ ứng dụng khác.

Goal: Định vị (locate) đoạn văn bản sẽ truyền đi.

Goal: Chọn (select) đoạn văn bản sẽ truyền từ ứng dụng khác.

Goal: Truyền đoạn văn bản đã lựa chọn đến ứng dụng hiện hành.

Goal: Sao chép đoạn văn bản.

Goal: Chuyển điều khiển vào ứng dụng hiện hành.

Goal: Xác định trí con chạy văn bản.

Goal: Dán đoạn văn bản vào vị trí của con chạy.

Tại đây, các bước để thực hiện "Truyền đoạn văn bản đã lựa chọn đến ứng dụng hiện hành" trên cơ sở giả định rằng cơ chế trao đổi thông tin giữa các ứng dụng là cắt-dán đƣợc sử dụng, nó là sản phẩm của thiết kế UI.

Ta sẽ dừng tách mục tiêu tại đây.

Trên đây là mô hình nhiệm vụ GOMS cho người dùng đơn lẻ, để mô hình này áp dụng cho nhiều người dùng với những nhóm khác nhau, thực hiện những công việc khác nhau nhưng đều thực hiện một mục tiêu nhất định. Mô hình hoá nhiệm vụ cho ứng dụng đa vai trò người dùng miêu tả cho chúng ta thấy điều này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình phân tích thiết kế giao diện người sử dụng phương pháp hướng đối tượng (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)