Chương 3: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
3.3. Đối chiếu ẩn dụ định hướng TRƯỚC-SAU
Ẩn dụ định hướng TRƯỚC-SAU trong khẩu hiệu có sự khác biệt rõ nét giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Về mặt tần suất, ẩn dụ TRƯỚC-SAU đứng vị trí thứ hai xét về độ phổ biến trong khẩu hiệu tiếng Anh với 33,10%, nhƣng trong khẩu hiệu tiếng Việt, ẩn dụ này chỉ chiếm 23,62%, đứng vị trí thứ ba. Tương tự, số lượng dụ dẫn trong tiếng Anh cao gần gấp đôi số lƣợng dụ dẫn trong tiếng Việt. Chúng tôi xác định được 10 dụ dẫn tiếng Việt bao gồm trước, sau, đẩy, hướng tới (đến), tiến, lùi, tiền, tiên, hậu, (trở) về và 15 dụ dẫn tiếng Anh bao gồm advance (tiến lên phía trước), forward (tiến về phía trước), first (trước tiên), second (thứ hai), forth (về phía trước), before (trước), ahead (phía trước), back (phía sau), return (quay lại), behind (phía sau), face (đối mặt với), reach for (vươn tới), in front (phía trước), turn back the clock (quay ngƣợc kim đồng hồ), progress (tiến bộ). Điều này cho thấy tri nhận không gian theo trục ngang (horizonal axis) phổ biến trong khẩu hiệu tiếng Anh hơn trong khẩu hiệu tiếng Việt.
Định hướng TRƯỚC-SAU có cơ sở từ lược đồ chuyển động theo chiều ngang, lấy con người làm trung tâm định vị. Tuy nhiên, việc tổ chức không gian TRƯỚC-SAU lại phụ thuộc vào đối tượng tri nhận và đặc trưng văn hoá. Theo Lakoff và Johnson (2003), một số thứ như con người hoặc ô tô có mặt trước và mặt sau rõ ràng, nhƣng một số thứ nhƣ cây cối thì không. Một tảng đá lại có cấu trúc trước-sau phụ thuộc vào hoàn cảnh. Chẳng hạn, nếu ta nhìn một tảng đá có kích thước trung bình, có một quả bóng ở giữa ta và tảng đá, ta có thể tri nhận quả bóng ở trước tảng đá. Nhưng trong một số ngôn ngữ khác như tiếng Hausa thì quả bóng lại được coi là ở phía sau [108, tr. 42]. Thông thường, các vật di chuyển sẽ có định hướng trước-sau trong đó mặt trước hướng theo sự di chuyển. Đây chính là cơ sở vật lý của ẩn dụ định hướng TRƯỚC-SAU.
Về cơ bản, định hướng TRƯỚC-SAU được sử dụng để ý niệm hoá hai cặp miền đích cơ bản: TỐT-XẤU và TƯƠNG LAI-QUÁ KHỨ theo lược đồ: TỐT Ở PHÍA TRƯỚC-XẤU Ở PHÍA SAU và TƯƠNG LAI Ở PHÍA TRƯỚC-QUÁ KHỨ Ở PHÍA SAU [93], [94]. Trong phần tiếp theo, luận án sẽ phân tích cách cấu trúc hai cặp ý niệm TỐT-XẤU và TƯƠNG LAI-QUÁ KHỨ qua định hướng không gian TRƯỚC-SAU.
3.3.1. ối chiếu ẩn dụ TỐT Ở PHÍA TRƯỚC-XẤU Ở PHÍA SAU
Như đã nói ở trên, định hướng TRƯỚC-SAU lấy con người làm trung tâm định vị, trong đó con người là vật di chuyển, những giá trị mà con người đang hướng đến có vị trí TRƯỚC, những thứ con người đi qua hoặc để lại có vị trí SAU.
Sơ đồ định hướng này gọi là The Moving-ego Mapping [94]. Theo Grady (1997b), ẩn dụ TỐT ĐỊNH HƯỚNG PHÍA TRƯỚC (GOOD IS FORWARD) là hệ quả của ẩn dụ ĐẠT MỤC ĐÍCH LÀ ĐẾN MỘT ĐỊA ĐIỂM (ACHIEVING A PURPOSE IS ARRIVING AT A DESTINATION), dựa trên cơ sở vật lý: con người muốn lấy một đồ vật phải đi đến chỗ của đồ vật đó. Sự di chuyển như vậy được định hướng về phía trước. Do vậy trong tư duy của con người những điều tốt đẹp nằm ở phía trước và họ cần phải di chuyển đến đó để có được những điều tốt đẹp mà họ muốn [94]. Cấu trúc ánh xạ của ẩn dụ TỐT Ở PHÍA TRƯỚC-XẤU Ở PHÍA SAU mang tính chất đối xứng, nằm trong chuỗi ―Toàn thể, trung tâm, kết nối, cân bằng, bên trong, mục tiêu, phía trước hầu hết được coi là mang tính tích cực, trong khi thể đối lập của chúng là không toàn thể, ngoại biên, không kết nối, mất cân bằng, bên ngoài, không có mục tiêu, phía sau đƣợc coi là tiêu cực‖ [102, tr. 36].
Trong khẩu hiệu tiếng Việt, trong số 30 ẩn dụ TRƯỚC-SAU được tìm thấy thì có đến 28 ẩn dụ về ý niệm TỐT-XẤU, chỉ có hai ẩn dụ về ý niệm TƯƠNG LAI.
Đa số khẩu hiệu tuyên truyền các mục tiêu chính trị sử dụng cấu trúc ―Đẩy mạnh
…‖, trong đó ta có thể nhận thấy ẩn dụ CHÍNH TRỊ LÀ MỘT HÀNH TRÌNH với các mục tiêu là những vật thể di chuyển trên hành trình đó. Cụm từ ―Đẩy mạnh‖ vận dụng ẩn dụ TỐT Ở PHÍA TRƯỚC để tác động vào nhận thức của người dân, là những người cùng đi trong hành trình và cố gắng đưa các mục tiêu đó về phía trước.
Chẳng hạn:
ẩy mạnh cải cách hành chính bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. [V58]
ẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. [V60]
ẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đất nước! [V62]
Từ đó người dân có thể thấy các mục tiêu chính trị như cải cánh hành chính, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới đất nước, v.v. là những điều tốt đẹp mà chính phủ mong muốn đem tới cho người dân trong cuộc hành trình chung của đất nước. Còn những điều xấu, có hại thì cần bị ―đẩy lùi‖. Các khẩu hiệu:
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa. [V93]
Cùng nhau đẩy lùi ma tuý và các tệ nạn xã hội. [V529]
cho thấy ý niệm XẤU Ở PHÍA SAU cũng là một ẩn dụ mang tính quy ƣớc cao trong tiếng Việt.
Ẩn dụ định hướng TRƯỚC-SAU trong khẩu hiệu tiếng Anh cũng có những nét tương đồng như trong khẩu hiệu tiếng Việt về cấu trúc ánh xạ. Định hướng TRƯỚC ánh xạ lên các ý niệm tích cực như tốt hay quan trọng. Ẩn dụ này đặc biệt phổ biến trong các khẩu hiệu chính trị. Khác với tiếng Việt, khẩu hiệu chính trị tiếng Anh không coi các mục tiêu chính trị là các vật thể di chuyển trên hành trình để có thể ―đẩy mạnh‖, mà thường nhắm vào việc quảng bá đảng cầm quyền với đại diện là các chính trị gia, những người sẽ ―lèo lái‖ cả đất nước tiến về phía trước với hàm ý: Tiến về phía trước sẽ có kết quả tốt đẹp hơn. Chẳng hạn:
Advance Australia. (Đưa Australia về phía trước.) [A2]
Drive Ahead With Roosevelt. (Lái về phía trước cùng Roosevelt.) [A67]
Let's Keep Northern Ireland Moving Forward. (Hãy đƣa Northern Ireland về phía trước.) [A154]
Mặc dù trong một số ít khẩu hiệu tiếng Anh, cái xấu được định hướng SAU, thường được biểu thị qua dụ dẫn ―back‖ hoặc ―behind‖ (phía sau), ví dụ như: Leave
no child behind (Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau) [A148] và Not a step back (Không lùi một bước) [A540], định hướng SAU không phải lúc nào cũng ánh xạ lên miền đích XẤU. Theo cơ sở vật lý do Grady (1997b) đề xuất, nếu những điều tốt đẹp nằm ở phía trước do chúng ta phải di chuyển đến nơi mà chúng ta cần, thì những thứ chúng ta để lại phía sau trong quá trình di chuyển đó là những thứ chúng ta không cần đến [94]. Do đó, ẩn dụ XẤU Ở PHÍA SAU về cơ bản là sự kéo theo (entailment) của ẩn dụ TỐT Ở PHÍA TRƯỚC. Tuy nhiên, trong những ví dụ sau đây, từ “back” (phía sau) hay “return” (quay lại) lại không mang nghĩa tiêu cực:
Back in black and back on track. (Quay lại màu đen và quay lại đúng đường) [A12]
Return to normalcy with Harding. (Trở lại trạng thái bình thường cùng với Harding) [A202]
Send him back to finish the job. (Đƣa ông ấy quay lại để hoàn thành công việc của mình) [A209]
We want our country back. (Chúng tôi mong đất nước nước của chúng tôi quay lại) [A244]
Các khẩu hiệu có ý niệm tích cực được định hướng ra phía sau đều là các khẩu hiệu tranh cử, chúng ám chỉ sự lãnh đạo của Đảng đối lập đã đưa đất nước đến những rối ren, khủng hoảng và do đó cần phải quay lại thời điểm trước khi họ lên cầm quyền. Ví dụ [A12] là khẩu hiệu tranh cử của Đảng Tự do (Liberal) Úc với hàm ý nước ệc dưới sự lónh đạo của Đảng Tự do đó hồi phục kinh tế (cụm từ back in black là một thuật ngữ ngành ngân hàng, nghĩa là tài khoản ngân hàng đã hiện lại màu đen, đồng nghĩa với việc số dƣ đã tốt trở lại sau khi bị thấu chi hoặc nợ xấu) và quay lại hướng đi đúng đắn. Tương tự, khẩu hiệu [A202] là khẩu hiệu tranh cử của Warren G. Harding, ứng cử viên cho chức Tổng thống Mỹ năm 1920. Ẩn dụ ―trở lại trạng thái bình thường‖ mang hàm ý trở lại cuộc sống trước Thế chiến thứ nhất, một cuộc sống tốt đẹp hơn so với thực trạng đất nước lúc bấy giờ. Mục đích của các khẩu hiệu này đều là nhắm vào đối thủ nhằm tạo ra cạnh tranh và tranh thủ sự ủng hộ của người dân.
Như vậy, ẩn dụ TỐT Ở PHÍA TRƯỚC-XẤU Ở PHÍA SAU trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh có nhiều nét tương đồng về cấu trúc ánh xạ. Ở cả hai ngôn ngữ, tất cả khẩu hiệu đều định hướng các giá trị tích cực ở phía trước. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy một số khác biệt nhỏ về tần suất sử dụng và cách ý niệm hoá các giá trị tiêu cực trong hai ngôn ngữ. Cụ thể, trong khẩu hiệu tiếng Anh, ý niệm XẤU không phải lúc nào cũng được định hướng phía sau, đặc biệt là trong khẩu hiệu chính trị.
3.3.2. ối chiếu ẩn dụ TƯƠNG LAI Ở PHÍA TRƯỚC-QUÁ KHỨ Ở PHÍA SAU Ẩn dụ định hướng về tương lai chiếm một tỉ lệ vô cùng khiêm tốn trong cả khẩu hiệu tiếng Việt (với bốn lƣợt xuất hiện) lẫn tiếng Anh (với ba lƣợt xuất hiện).
Tuy nhiên định hướng tương lai bằng không gian trong tiếng Việt và tiếng Anh có sự khác biệt rõ nét, do đó chúng tôi lựa chọn đƣa ẩn dụ này vào phân tích để góp phần làm rõ hơn phương thức tri nhận thời gian trong hai ngôn ngữ.
Nhiều công trình nghiên cứu về cách tri nhận thời gian của các nhà ngôn ngữ học tri nhận nhƣ Lakoff và Johnson (1980), Grady (1997a,b), Boroditsky (2000), McGlone & Harding (1998), Chun (2000), v.v đều đi đến thống nhất rằng tƣ duy về thời gian gắn chặt với tƣ duy về sự chuyển động của không gian. Trong ẩn dụ ý niệm THỜI GIAN LÀ KHÔNG GIAN (TIME IS SPACE), thời gian đƣợc xem xét trong sự quy chiếu với con người theo nhiều cách khác nhau: thời gian là vật chuyển động, con người đứng yên; thời gian đứng yên, con người là vật chuyển động; cả thời gian và con người cùng chuyển động; cả thời gian và con người cùng đứng yên. Sự chuyển động cũng có thể xảy ra theo chiều ngang (trước-sau) hoặc theo chiều dọc (lên-xuống). Lakoff và Johnson (2003) khẳng định hầu hết các nền văn hoá đều có chung tư duy TƯƠNG LAI Ở PHÍA TRƯỚC-QUÁ KHỨ Ở PHÍA SAU [108], mặc dù cũng tồn tại một số ít nền văn hoá coi tương lai ở phía sau, còn quá khứ ở phía trước, hoặc tương lai ở phía dưới, quá khứ ở phía trên [70].
Các khẩu hiệu tiếng Anh có liên quan đến ý niệm tương lai bao gồm:
Don‘t Turn Back the Clock. (Đừng quay ngƣợc thời gian.) [A64]
Let Us Face The Future. (Hãy để chúng tôi đối mặt với tương lai.) [A150]
Reach for the Future. (Vươn tới tương lai). [A193]
Trong các ví dụ trên, có thể thấy rõ ràng thời gian đƣợc ý niệm bằng một vật thể đang di chuyển về phía chúng ta, thời gian chưa tới (tương lai) nằm ở phía trước nên chúng ta mới ―đối mặt‖ với nó. Lƣợc đồ bằng hình ảnh sau đây mô phỏng cấu trúc ánh xạ của ẩn dụ THỜI GIAN LÀ VẬT CHUYỂN ĐỘNG và TƯƠNG LAI Ở PHÍA TRƯỚC [59]:
Hình 3.2: Lƣ c đồ THỜI GIAN LÀ VẬT CHUYỂN ỘNG [59, tr.5]
Khi thời gian đi qua chúng ta, nó sẽ ở lại sau lƣng và thành quá khứ. Do đó ta không thể ―quay ngƣợc thời gian‖, mọi thứ ―đã qua‖ rồi. Đó là các biểu thức ngôn ngữ thể hiện ẩn dụ QUÁ KHỨ Ở PHÍA SAU.
Tuy nhiên, hãy xem xét hai khẩu hiệu sau đây trong tiếng Việt:
Lấp ruộng để làm khu vui chơi là gieo nhân đói kém về sau. [V341]
Cha hút, con hít, thảm hoạ mai sau. [V552]
Liệu tương lai trong hai ví dụ trên có được định hướng phía sau, khi mà người Việt vẫn tư duy tương lai ở phía trước với các cách biểu đạt thông dụng như ―hướng tới tương lai‖, ―tương lai trước mắt‖? Thực chất không có sự khác biệt trong cách tri nhận thời gian ở hai ví dụ trên. Người Việt cũng tri nhận THỜI GIAN LÀ VẬT CHUYỂN ĐỘNG, mà trong ẩn dụ này phía trước biểu thị sự kiện diễn ra sớm hơn (quá khứ), phía sau biểu thị sự kiện diễn ra muộn hơn (tương lai) [59]. Mặc dù cùng có cơ sở từ ẩn dụ THỜI GIAN LÀ VẬT CHUYỂN ĐỘNG, các biểu đạt ngôn ngữ trong tiếng Anh ở ví dụ [A64] và [A150] cho thấy điểm nhìn của người nói là từ con người và tương lai đang tiến đến phía họ. Còn các biểu đạt mai sau, về sau trong tiếng Việt lại định hướng thời gian khi quy chiếu với chính thời gian. Theo Nguyễn Văn Hiệp (2018), cách tri nhận thời gian này thuộc về mô hình tri nhận
chuỗi kế tiếp thời gian, liên quan đến các khái niệm SỚM HƠN và MUỘN HƠN, được xác lập dựa trên quan hệ thời gian giữa hai sự tình [17]. Khi tương lai ở trước mặt chúng ta, thì các điểm thời gian sau nó biểu thị tương lai xa hơn [108]. Như vậy ý niệm SAU này không mâu thuẫn với ẩn dụ định hướng TƯƠNG LAI Ở PHÍA TRƯỚC, vì ―các mốc và các sự kiện được định vị trong quan hệ đối đãi với nhau, không có sự tham chiếu với cái tôi của người nói‖ [17, tr. 35]. Do đó người Việt có rất nhiều biểu thức ngôn ngữ thể hiện ý niệm tương lai với từ ―sau‖ như sau này, hồi sau, hôm sau, lát sau, về sau, mai sau, v.v.