Ẩn dụ có miền nguồn SINH VẬT trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Anh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong khẩu hiệu tiếng việt và tiếng anh (Trang 130 - 139)

Chương 3: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

4.2. Đối chiếu ẩn dụ bản thể có miền nguồn SINH VẬT

4.2.2. Ẩn dụ có miền nguồn SINH VẬT trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Anh

Hình 4.3: Mô hình ẩn dụ bản thể có miền nguồn SINH VẬT trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Anh

Ẩn dụ có miền nguồn SINH VẬT trong khẩu hiệu tiếng Anh có số lƣợng dụ dẫn rất đa dạng, phong phú với 48 biểu thức và 74 lƣợt xuất hiện. Cụ thể:

Bảng 4.2: Thống kê số lƣ ng dụ dẫn của ẩn dụ có miền nguồn SINH VẬT trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Anh

Dụ dẫn Lƣợt xuất hiện Tỉ lệ

healthy/strong (khoẻ mạnh) 9 12.16%

grow/growth/thrive (tăng trưởng) 6 8.11%

need/want (nhu cầu) 4 5.41%

flourish (xum xuê) 3 4.05%

medicine (thuốc) 3 4.05%

foster/nourish/nurture (nuôi dƣỡng) 3 4.05%

alive (sống) 2 2.70%

believe (tin tưởng) 2 2.70%

root (rễ) 2 2.70%

do (làm) 2 2.70%

breed (sinh sản) 1 1.35%

bud (nụ) 1 1.35%

flower (hoa) 1 1.35%

bloom (nở) 1 1.35%

compassionate (trắc ẩn) 1 1.35%

confident (tự tin) 1 1.35%

caring (quan tâm) 1 1.35%

courageous (dũng cảm) 1 1.35%

kind (tốt) 1 1.35%

gentle (hiền lành) 1 1.35%

cure (chữa) 1 1.35%

deserve (xứng đáng) 1 1.35%

disease (bệnh tật) 1 1.35%

eat (ăn) 1 1.35%

expect (mong chờ) 1 1.35%

feed (cho ăn) 1 1.35%

starve to death (chết đói) 1 1.35%

perish (chết) 1 1.35%

food (thức ăn) 1 1.35%

get on with (hoà thuận với) 1 1.35%

heal (chữa lành) 1 1.35%

revive (hồi sinh) 1 1.35%

honorable (danh giá) 1 1.35%

happy (hạnh phúc) 1 1.35%

hopeful (hy vọng) 1 1.35%

owe an apology (nợ lời xin lỗi) 1 1.35%

predator (dã thú) 1 1.35%

prevention (phòng bệnh) 1 1.35%

promise (hứa) 1 1.35%

reckless (liều lĩnh) 1 1.35%

rot (thối rữa) 1 1.35%

save (cứu) 1 1.35%

vaccine (vắc xin) 1 1.35%

virus (vi rút) 1 1.35%

wake up (tỉnh giấc) 1 1.35%

weaken (suy yếu) 1 1.35%

bone (xương) 1 1.35%

harvest (thu hoạch) 1 1.35%

TỔNG 74 100%

Đa số dụ dẫn chỉ xuất hiện một hai lần, bao quát hầu nhƣ các thuộc tính quen thuộc của miền nguồn SINH VẬT. Một số dụ dẫn liên quan đến thể chất và sự phát triển của sinh vật nhƣ healthy/strong (khoẻ mạnh), grow/growth/thrive (tăng trưởng), nourish/nurture (nuôi dưỡng), flourish (xum xuê) có tần suất lặp lại cao hơn. Có thể nhận thấy, đa số dụ dẫn tiếng Anh là các động từ và tính từ miêu tả hoạt động, trạng thái của hoặc và liên quan đến cây cối, con vật hoặc con người.

Về ánh xạ, khi ý niệm hoá XÃ HỘI nhƣ một sinh vật, ta gán các đặc điểm của miền nguồn SINH VẬT như sinh trưởng và sức khoẻ lên miền đích XÃ HỘI, để nói về sự phát triển và thịnh vƣợng của xã hội. Chẳng hạn nhƣ khẩu hiệu kêu gọi hiến máu nhân đạo ―Strong communities are built on safe blood‖ [A424] có nghĩa các cộng đồng ―khoẻ mạnh‖ đƣợc xây dựng trên lƣợng máu an toàn đƣợc hiến. Xã hội nhƣ một sinh vật, chỉ có thể khoẻ mạnh nếu có điều kiện chăm sóc y tế tốt, do đó khẩu hiệu có tác dụng khích lệ tinh thần tương trợ, kêu gọi người dân hãy hiến máu vì người khác. Hay trong khẩu hiệu ―National integration fosters growth and development of the nation‖ [A578], xã hội cũng đƣợc ví nhƣ một sinh vật có sự lớn lên và phát triển (growth, development) nhờ đƣợc nuôi dƣỡng (foster).

Ẩn dụ QUỐC GIA ĐẢNG PHÁI LÀ MỘT CON NGƯỜI cũng là một ẩn dụ rất phổ biến trong khẩu hiệu tiếng Anh. Trong ẩn dụ này, các khía cạnh khác nhau của con người được ánh xạ lên một quốc gia đảng phái, giúp cụ thể hóa các khái niệm trừu tƣợng về một dân tộc hoặc một đảng chính trị: Tâm lý, tình cảm của con người là đặc điểm của quốc gia đảng phái; hành vi hoặc hành động của con người là các chính sách, đường lối hoặc chủ trương; sức khoẻ của con người là tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.

Giống như con người, các quốc gia hoặc đảng phái cũng có tâm tư, tình cảm, và hành động như một con người. Khẩu hiệu ―Britain deserves better‖ [A11] của Công đảng Anh năm 1997, truyền đi một thông điệp: nước Anh ―xứng đáng

(deserve) đƣợc nhận những điều tốt đẹp hơn. Một đảng chính trị cũng có thể hứa hẹn và thực hiện lời hứa với người dân như trong khẩu hiệu sau:

What Labor promises, Labor will do. (Những gì Công đảng hứa, Công đảng sẽ làm) [A245]

Một quốc gia đảng phái cũng có các phẩm chất như một con người. Hãy xem xét khẩu hiệu George Bush sử dụng trong cuộc tranh cử năm 1988:

Kinder, Gentler Nation (Một dân tộc hiền lành, tốt bụng hơn) [A138]

Tâm tính hiền lành, tốt bụng của con người thể hiện đặc điểm và giá trị của dân tộc Mỹ mà Tổng thống Bush muốn người dân hướng đến: một quốc gia yêu hòa bình và đối xử tốt với các dân tộc khác.

Không chỉ thế, sức mạnh thể chất của một con người được ánh xạ lên sức mạnh kinh tế - chính trị của một đất nước. Năm 2016 trong cuộc trưng cầu dân ý của nước Anh về việc rời khỏi liên minh châu Âu (EU), có rất nhiều lá phiếu ủng hộ việc ở lại EU, nhấn mạnh đến những lợi ích của việc là một thành viên của khối liên minh. Trong khẩu hiệu ―Britain Stronger in Europe‖ (Nước Anh mạnh mẽ hơn khi ở châu Âu), từ ―stronger‖ (mạnh mẽ hơn) đƣợc sử dụng để nói về sự thịnh vƣợng và ổn định kinh tế của đất nước, cũng như một con người, cần khỏe mạnh thì mới phát triển đƣợc. Do đó, trong rất nhiều khẩu hiệu chính trị nhƣ [A224-A228], dụ dẫn ―strong‖ giúp con người tư duy về tình hình kinh tế - chính trị của đất nước như

tình trạng sức khoẻ của một con người.

Theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận, với việc sử dụng các từ ngữ để mô tả con người, như ―promise/hứa hẹn‖, ―strong/khoẻ mạnh‖, ―deserve/xứng đáng‖,

kind/tốt bụng‖, v.v, các thực thể như đảng phái, đất nước, các vấn đề vĩ mô như kinh tế, an ninh, xã hội, v.v. đã đƣợc nhân cách hoá một cách khéo léo. Nhờ vậy, các khái niệm chính trị trừu tƣợng trở nên sinh động, dễ hiểu, gần gũi và thuyết phục hơn rất nhiều.

Trong khẩu hiệu tiếng Anh, một thuộc tính tiêu cực của miền nguồn CON NGƯỜI cũng được làm nổi bật lên, đó là BỆNH TẬT. Ý niệm BỆNH TẬT được ánh xạ lên ý niệm VẤN NẠN XÃ HỘI bằng nhiều biểu thức ngôn ngữ nhƣ disease (bệnh tật), virus (vi rút), medicine (thuốc), vaccine (vắc xin), cure (phương thuốc chữa bệnh), suffer (bị bệnh), prevention (phòng bệnh), v.v. Các vấn nạn xã hội đƣợc nêu lên ở đây bao gồm đói nghèo, tham nhũng, khủng bố, bạo lực, v.v. Nếu nhƣ xã hội là một sinh vật, quốc gia là một con người, thì những vấn đề của xã hội, quốc gia đó là chứng bệnh mà sinh vật, con người đó mắc phải:

Corruption is a disease having no medicine. (Tham nhũng là một căn bệnh không có thuốc chữa [A509]

Trong khẩu hiệu này, tham nhũng đƣợc coi là một chứng bệnh (disease) không có thuốc chữa (medicine), nhƣng lại có thể phòng ngừa (prevention):

Corruption is a curse for nation; we must work on its prevention. (Tham nhũng là tai hoạ của dân tộc, chúng ta phải tìm cách ngăn ngừa nó) [A508]

Một số ―chứng bệnh‖ khác nhƣ đói nghèo (poverty) hay bạo lực (violence) thì

thuốc chữa‖ hay ―vắc xin‖ phòng ngừa chính là giáo dục (education):

Education is a vaccine for violence. (Giáo dục là vắc xin phòng bạo lực) [A401]

Education is the only medicine for poverty. (Giáo dục là phương thuốc duy nhất chữa đói nghèo) [A403]

Ngoài ra, VẤN NẠN XÃ HỘI còn đƣợc ý niệm hoá bằng hình ảnh cái cây hoặc con vật, với hai thuộc tính nổi bật: sinh ra và lớn lên. Chẳng hạn, khi nói về nguyên nhân của một vấn đề xã hội:

The devaluing of women and children is the deepest root of abortion. We need to UPROOT! (Sự coi thường phụ nữ và trẻ em chính là gốc rễ sâu nhất của nạn nạo phá thai). [A378]

Silence breeds corruption; no action only leads to hunger and deprivation!

(Sự im lặng đẻ ra tham nhũng, không có hành động sẽ chỉ dẫn đến đói nghèo và thiếu thốn) [A520]

Ở khẩu hiệu [A378], nạn nạo phá thai đƣợc ví nhƣ một cái cây mà gốc rễ, tức là nguyên nhân cơ bản, của nó là sự coi thường phụ nữ và trẻ em. Còn khẩu hiệu [A520] thì ý niệm hoá tham nhũng nhƣ một con vật, đƣợc đẻ ra từ sự im lặng của xã hội. Có thể thấy các ẩn dụ bản thể về vấn nạn xã hội trong khẩu hiệu tiếng Anh giúp biểu thị những vấn đề mang tính chất tiêu cực một cách sinh động và trực quan hơn rất nhiều.

Ẩn dụ có miền nguồn SINH VẬT nói về cuộc sống trong khẩu hiệu tiếng Anh thường đề cập đến một cơ thể sống, và các khía cạnh được làm nổi bật bao gồm sự sinh trưởng, sự nuôi dưỡng, sự sống và cái chết. Sau đây là một số ví dụ minh hoạ cho ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ MỘT SINH VẬT:

Allow life to thrive, don‘t drink and drive. (Hãy để cuộc sống lớn lên, đừng uống rƣợu bia rồi lái xe) [A251]

If terrorism flourishes, life perishes! (Nếu chủ nghĩa khủng bố phát triển, cuộc đời sẽ lụi tàn) [A427]

Let women nourish the life here by empowering them. (Hãy để phụ nữ nuôi dƣỡng cuộc sống ở đây bằng cách trao cho họ sức mạnh) [A455]

Trong những khẩu hiệu trên, cuộc sống đƣợc tri nhận qua hình ảnh một sinh vật có thể lớn lên (thrive), nếu đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng (nourish), nếu không nó sẽ chết đi (perish). Ý niệm này có thể đƣợc áp dụng cho bất cứ sinh vật sống nào, có thể là động vật, thực vật hay thậm chí con người.

Cụ thể hơn, cuộc sống có thể đƣợc ý niệm hoá thành một cái cây. Ngoài sự sống, cái chết và sinh trưởng, cây còn có những thuộc tính riêng như bộ phận (hạt, quả, hoa), tính chất (trái đắng, trái ngọt, màu xanh, xum xuê), và các hoạt động tác

động lên cây (trồng, gieo, nở, gặt, thu hoạch). Các thuộc tính này đƣợc phóng chiếu lên miền đích CUỘC ĐỜI và CON NGƯỜI, giúp cho tri thức về hai ý niệm này được biểu đạt bằng ngôn ngữ rất phong phú, các khía cạnh khác nhau đƣợc làm nổi bật. Chẳng hạn, ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ THỰC VẬT xuất hiện trong các khẩu hiệu sau đây:

He who sows the seed of murder and pain cannot reap joy and love. (Ai gieo nhân giết chóc và đau đớn sẽ không thể gặt hái đƣợc niềm vui và tình yêu) [A297]

Education is bitter but the fruit is sweet. (Giáo dục có vị đắng, nhƣng quả của nó thì ngọt) [A402]

Stop terrorism in its track; let peace and harmony flourish. (Hãy ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố ngay trên đường đi của nó, để bình yên và hoà thuận nảy nở sinh sôi) [A429]

Hoạt động gieo trồng (sow the seed) thể hiện lối sống, hành vi của con người, và kết quả của những hành vi, lối sống đó được ý niệm hoá bằng việc gặt hái (reap). Thành tựu là quả ngọt (sweet fruit), các giá trị sống tốt đẹp là hoa trái xum xuê (flourish, bloom). Khi hình dung cuộc đời như một cái cây, ta mường tượng đƣợc gốc rễ của các vấn đề trong cuộc sống, từ đó mà thay đổi hành vi để gặt hái đƣợc thành tựu, nếu không phải chấp nhận sự lụi tàn.

Một số ví dụ về ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ THỰC VẬT trong khẩu hiệu tiếng Anh bao gồm:

A girl child is like a bud, let her bloom and be flower of future. (Mỗi trẻ em gái là một chồi non, hãy để em nở hoa trong tương lai) [A395]

Don‘t do pot, your brain will rot. (Đừng hút cần sa, não của bạn sẽ thối rữa) [A550]

Marijuana – The Smoke of Hell: Devil‘s Harvest (Thuốc phiện – Làn khói của địa ngục: Vụ thu hoạch của quỷ) [A561]

[A395] là khẩu hiệu cổ động công tác bảo vệ trẻ em gái. Các bé gái đƣợc ví nhƣ búp trên cành (bud), sự phát triển của chúng nhƣ hoa nở (flower bloom). Búp non giàu sức sống nhưng lại dễ bị tổn thương, muốn nó phát triển và nở hoa cần có sự quan tâm, săn sóc và bảo vệ. Những biểu thức ẩn dụ nhƣ bud, bloom, flower không chỉ thể hiện vẻ đẹp của trẻ em gái mà còn tác động đến ý thức bảo vệ chúng của người dân. Trong khi đó, khẩu hiệu [A550] và [A561] lại đưa ra cảnh báo về tác hại của ma tuý thông qua hình ảnh bộ não bị thối rữa (rot) hay vụ thu hoạch của quỷ

(Devil‘s harvest). Nếu sử dụng ma tuý như hút cần sa hay thuốc phiện, con người tự biến mình thành vụ mùa của thần chết. Đến khi thần chết thu hoạch (harvest) vụ mùa của mình, con người, như những cây trồng kia, sẽ phải từ giã cuộc đời, nếu có sống thì bộ phận quan trọng nhất của cơ thể cũng bị tổn hại nghiêm trọng (rot).

Ngoài ra, khi nói về con người, trong một số khẩu hiệu tiếng Anh xuất hiện ẩn dụ CẢM XÚC LÀ ĐỘNG VẬT. Cảm xúc vốn là thứ khó nắm bắt, nhưng dưới ánh xạ thuộc tính ―cho ăn‖ (feed) hay ―đƣợc nuôi sống‖ (keep alive) của một con vật, quá trình tri nhận cảm xúc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, từ đó con người có thể học cách điều khiển, khống chế cảm xúc của mình. Chẳng hạn:

For a cure we strive so we keep hope alive. (Chúng ta chiến đấu để tìm ra phương thuốc, để có thể giữ cho hy vọng được sống) [A491]

Feed your faith and your fears will starve to death. (Hãy cho niềm tin của bạn ăn, và nỗi sợ hãi sẽ chết đói) [A570]

Các khẩu hiệu này có khả năng tác động sâu sắc vào nhận thức của công chúng, vì tất cả các ý niệm trừu tượng như cuộc đời, con người và cảm xúc của con người được tri nhận qua hình ảnh một cái cây, hoặc một con vật mà họ có thể quan sát, nuôi dƣỡng và chăm sóc hàng ngày. Với ngôn ngữ biểu đạt sinh động, ẩn dụ có miền nguồn SINH VẬT trong khẩu hiệu tiếng Anh mang lại sức lôi cuốn lớn, giúp người nghe ý thức hơn về giá trị của cuộc sống và con người.

4.2.3. ối chiếu ẩn dụ có miền nguồn SINH VẬT trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt và tiếng Anh

Miền nguồn SINH VẬT là một trong những miền nguồn khá phổ biến trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh, đƣợc sử dụng để ý niệm hoá các vấn đề về chính trị và cuộc sống. Việc so sánh, đối chiếu ẩn dụ có miền nguồn SINH VẬT giữa hai ngôn ngữ cho thấy các đặc điểm cụ thể nhƣ sau.

Thứ nhất, về tần suất, ẩn dụ có miền nguồn SINH VẬT trong khẩu hiệu tiếng Việt chỉ chiếm tỉ lệ cao hơn một chút (với 41.84%) so với trong khẩu hiệu tiếng Anh (với 36.63%) nhƣng thống kê dụ dẫn cho thấy số lƣợng biểu thức ngôn ngữ trong tiếng Anh nhiều hơn và phong phú hơn so với trong tiếng Việt (gấp 1.5 lần).

Điều này cho thấy sự tương đồng trong mức độ phổ biến của ẩn dụ có miền nguồn SINH VẬT trong khẩu hiệu tiếng Việt và khẩu hiệu tiếng Anh, đồng thời cũng thể

hiện sự đa dạng hơn về ngôn từ và hình thức diễn ngôn giàu chi tiết của khẩu hiệu tiếng Anh so với khẩu hiệu tiếng Việt. Hơn nữa, có thể nhận thấy, các dụ dẫn liên quan đến miền nguồn SINH VẬT trong tiếng Việt hầu hết là danh từ và tính từ dùng để miêu tả tính chất, đặc điểm, trong khi đó khẩu hiệu tiếng Anh có xu hướng dùng động từ thể hiện hành động nhiều hơn. Điều này có thể có nguyên nhân từ sự khác biệt về văn hoá Đông-Tây: Văn hoá phương Tây ưa chuộng hành động tích cực (động), còn trong văn hoá phương Đông, sự thụ động (tĩnh) chiếm ưu thế hơn (dẫn theo [53]).

Thứ hai, tƣ liệu của chúng tôi cho thấy, về ánh xạ, miền nguồn SINH VẬT đƣợc sử dụng để ý niệm hoá các vấn đề về chính trị nhiều hơn các vấn đề về cuộc sống ở cả hai thứ tiếng (hơn 60% ẩn dụ có miền nguồn SINH VẬT có nội dung nói về chính trị nhƣ quốc gia, đảng phái, xã hội, sự phát triển và các vấn đề xã hội). Về cơ bản, các khái niệm trừu tƣợng nhƣ mục tiêu chính trị, thể chế chính trị, nguồn lực chính trị, sự sống, giá trị sống, cảm xúc, v.v. đƣợc cụ thể hoá bằng các thuộc tính khác nhau của miền nguồn CON NGƯỜI, ĐỘNG VẬT và THỰC VẬT, chẳng hạn như quá trình sinh trưởng, đặc điểm/tính cách, bộ phận (cơ thể), sức khoẻ, bệnh tật, cái chết, v.v. Dụ dẫn có lƣợt xuất hiện cao nhất ở cả tiếng Anh và tiếng Việt là

“mạnh” (strong), đƣợc dùng trong các ẩn dụ nói về trạng thái phát triển của một quốc gia, dân tộc hay đảng phái, ý niệm hoá nó nhƣ tình trạng sức khoẻ của một con người. Chẳng hạn:

Việt Nam mạnh về biển, làm giàu từ biển. [V373]

A Stronger Australia, A Better Future (Một nước Úc mạnh hơn, một tương lai tốt đẹp hơn) [A224]

Hoặc khi ý niệm hoá xã hội hay sự phát triển của xã hội nhƣ một cái cây, thì

―gốc rễ‖ (root) của nó là những động thái tích cực, ví dụ như bảo vệ môi trường hay giáo dục nhƣ trong các khẩu hiệu sau:

Bảo vệ môi trường là gốc rễ của sự phát triển bền vững. [V302]

The society will have a strong root, if it educates its youth. (Xã hội sẽ có bộ rễ khoẻ, nếu thế hệ trẻ đƣợc giáo dục) [A415]

Khảo sát cho thấy gần nhƣ tất cả các ánh xạ của ẩn dụ có miền nguồn SINH VẬT trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh trùng khớp nhau. Do đó các tiểu loại

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong khẩu hiệu tiếng việt và tiếng anh (Trang 130 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)