Ẩn dụ có miền nguồn VẬT THỂ trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong khẩu hiệu tiếng việt và tiếng anh (Trang 139 - 146)

Chương 3: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

4.3. Đối chiếu ẩn dụ bản thể có miền nguồn VẬT THỂ

4.3.1. Ẩn dụ có miền nguồn VẬT THỂ trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt

được vật thể hoá bao gồm các ý niệm về chính trị, cuộc sống và con người. Có 33 dụ dẫn khác nhau xuất hiện 91 lần, trong đó dụ dẫn “bảo vệ” chiếm tỉ lệ cao nhất 19.79%. Thống kê dụ dẫn cụ thể đƣợc minh hoạ trong bảng sau:

Bảng 4.3: Thống kê số lƣ ng dụ dẫn của ẩn dụ có miền nguồn VẬT THỂ trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt

Dụ dẫn Lƣợt xuất hiện Tỉ lệ

bảo vệ 18 19.78%

chất lƣợng 7 7.69%

triệu/một (số lƣợng từ) 7 7.69%

luyện 6 6.59%

hiện đại hoá đổi mới 5 5.49%

rèn 5 5.49%

bảo tồn 4 4.40%

giữ/giữ gìn lưu giữ 4 4.40%

chia sẻ 2 2.20%

cướp đi 2 2.20%

bài trừ 2 2.20%

giá trị 2 2.20%

đòi giành 2 2.20%

gửi trao/ trao 2 2.20%

huỷ hoại/phá tan 2 2.20%

của cải/tài sản 2 2.20%

mức 2 2.20%

tạo 2 2.20%

bộ máy (tinh gọn) 1 1.10%

hiệu lực/hiệu quả 1 1.10%

đánh mất 1 1.10%

đem lại 1 1.10%

đẹp 1 1.10%

có ích 1 1.10%

đốt ngắn 1 1.10%

kết nối 1 1.10%

kho tàng 1 1.10%

nét 1 1.10%

quét sạch 1 1.10%

quý 1 1.10%

tận dụng 1 1.10%

tổn thất 1 1.10%

xoá bỏ 1 1.10%

TỔNG 91 100%

Các dụ dẫn trên phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau của miền nguồn VẬT THỂ, do đó ẩn dụ bản thể có miền nguồn VẬT THỂ nói về chính trị và cuộc sống trong khẩu hiệu tiếng Việt có các cấp độ cụ thể hơn nhƣ sau:

Hình 4.4: Mô hình ẩn dụ bản thể có miền nguồn VẬT THỂ trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt

Về chính trị, khảo sát cho thấy có ba tiểu loại ẩn dụ sau: MỤC TIÊU CHÍNH TRỊ LÀ VẬT THỂ CÓ GIÁ TRỊ, VẤN NẠN XÃ HỘI LÀ VẬT THỂ XẤU và ĐẤT NƯỚC/HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ LÀ CỖ MÁY. Việc chi tiết hoá (elaborate) ý niệm vật thể thành vật thể có giá trị, vật thể xấu hay cỗ máy đem lại nhiều tri thức hơn về miền đích. Chẳng hạn, mục tiêu chính trị là những giá trị tốt đẹp mà những người lãnh đạo đất nước muốn người dân hướng đến, nên chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn, chẳng hạn nhƣ trong các khẩu hiệu sau:

Bảo tồn các giá trị văn hoá gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững. [V9]

Giữ bình yên cho tổ quốc, kiên quyết không để tình huống bất ngờ trên không, dưới biển. [V77]

Không có gì quý hơn độc lập, tự do. [V101]

Các mục tiêu và thành quả của các hoạt động chính trị nhƣ chất lƣợng sống,

sự phát triển của văn hoá, xã hội và con người, v.v được tri nhận như những vật thể có giá trị, do đó hàng loạt khẩu hiệu có sử dụng các động từ nhƣ bảo vệ, bảo tồn, giữ, giành, đòi chứng tỏ ý niệm VẬT THỂ CÓ GIÁ TRỊ rất đƣợc ƣa chuộng trong các khẩu hiệu tuyên truyền của Việt Nam.

Ngƣợc lại, các vấn nạn xã hội nhƣ ma tuý, mại dâm, xâm hại phụ nữ và trẻ em, v.v. đƣợc ví nhƣ một vật thể xấu cần phải ―xoá bỏ‖, ―bài trừ‖ hay ―quét sạch‖

vì đó là những thứ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của con người và xã hội. Chẳng hạn:

Hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2018. [V407]

Quét sạch các tệ nạn xã hội. [V541]

Vì hạnh phúc của mỗi gia đình, hãy tham gia bài trừ tệ nạn mại dâm. [V547]

ĐẤT NƯỚC và HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ được ý niệm hoá bằng miền nguồn CỖ MÁY. Một cỗ máy có các thuộc tính nhƣ bộ máy, hoạt động, hiệu suất, tình trạng, vận hành, v.v. Khi ý niệm hoá ĐẤT NƯỚC và HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ nhƣ một cỗ máy, công chúng có thể hình dung đƣợc cách thức hoạt động và hiệu quả của nó, và nhiệm vụ của những người làm chính trị là bảo đảm cho cỗ máy đƣợc vận hành một cách trơn tru, hiệu quả và luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất.

Chẳng hạn:

Đại hội báo chí vì sự nghiệp đổi mới hiện đại hóa đất nước. [V37]

Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. [V231]

Có thể thấy, việc vật thể hoá các mục tiêu chính trị, ý niệm đất nước/hệ thống chính trị và các vấn nạn xã hội trong khẩu hiệu tiếng Việt không chỉ đơn thuần là gắn cho chúng một bản thể một cách khái quát mà những bản thế ấy đã đƣợc chi tiết hoá thành các vật thể có giá trị, vật thể xấu và cỗ máy nhằm cung cấp nhiều tri thức hơn về miền đích. Ẩn dụ này giúp khẩu hiệu vẫn giữ đƣợc tính chất ngắn gọn, súc tích mà chuyển tải đƣợc nhiều thông điệp hơn.

Không chỉ vậy, khẩu hiệu tiếng Việt có sử dụng ẩn dụ ý niệm CUỘC SỐNG LÀ VẬT THỂ và CON NGƯỜI LÀ VẬT THỂ. VẬT THỂ là một ý niệm có thể

được thụ cảm bằng các giác quan và gán cho các giá trị. Mặc dù con người là một phần của cuộc sống nhưng con người lại tri nhận cuộc sống như một vật thể độc lập để có thể quan sát, cảm nhận bằng giác quan, tác động, v.v. Vật thể có tính chất, trạng thái và độc lập khách quan tồn tại như con người. Với 55 lượt xuất hiện, có thể khẳng định sự ý niệm hoá CUỘC SỐNG và CON NGƯỜI thành VẬT THỂ trong khẩu hiệu tiếng Việt là phương thức tư duy rất phổ biến của văn hoá Việt.

Thứ nhất, cuộc sống vốn là một ý niệm rất bao quát và trừu tƣợng, do vậy quá trình vật thể hoá cuộc sống đã gán cho nó các đặc tính khác nhau để con người có thể sử dụng các giác quan để tri nhận và đánh giá. Một số đặc điểm của một vật thể đƣợc phóng chiếu lên miền đích CUỘC SỐNG bao gồm:

- Cuộc sống có kích thước:

Đừng đốt ngắn cuộc đời của bạn. [V559]

Chúng ta có thể ―đo‖ cuộc sống, nên mới có cuộc đời ―ngắn‖, ―dài‖. Khẩu hiệu [V559] là một khẩu hiệu tuyên truyền về tác hại của thuốc lá. ―Đốt ngắn‖ mô tả hành động hút thuốc: điếu thuốc khi đƣợc đốt cháy sẽ dần dần ngắn lại. Ý niệm hoá cuộc đời như một điếu thuốc đang bị đốt ngắn dần giúp người nghe hiểu rõ hơn tác hại của thuốc lá đối với tính mạng của con người.

- Cuộc sống có tính chất:

Sẵn sàng chiến đấu và gia nhập lực lƣợng vũ trang; Sẵn sàng học tập và lao động xây dựng cuộc sống mới; Sẵn sàng đi tới nơi nào mà Tổ quốc cần đến. [A159]

Sống đẹp, sống có ích là những giá trị mà nhà trường hướng tới. [V465]

Những tính chất cụ thể của một vật xác định nhƣ mới, đẹp hay có ích giúp ý niệm cuộc sống trở nên dễ nắm bắt hơn. Đặc biệt, trong khẩu hiệu, các dụ dẫn thể hiện tính chất của cuộc sống đều mang nghĩa tích cực, tác động vào nhận thức của người dân vào một cuộc sống đẹp với nhiều giá trị khác nhau, nhờ đó mà hiệu quả tuyên truyền của khẩu hiệu cũng đƣợc nâng cao.

- Cuộc sống có giá trị:

Các biểu thức ngôn ngữ nhƣ giá trị cuộc sống [V357], chất lƣợng sống [V191] không chỉ xuất hiện trong khẩu hiệu mà còn rất phổ biến trong giao tiếp

hàng ngày. Ý niệm vật thể có giá trị đƣợc ánh xạ lên cuộc sống nói chung và các giá trị sống nói riêng như an toàn, hạnh phúc, yêu thương, hy vọng, v.v. Cuộc sống được ý niệm hoá thành một vật thể có giá trị, nên có thể đƣợc ―chia sẻ‖, đƣợc ―gửi trao‖, có thể bị ―đánh mất‖, ―cướp đi‖, ―phá tan‖, ―huỷ hoại‖, v.v. bất cứ lúc nào nên cần được ―giữ gìn‖, ―bảo vệ‖, ―bảo tồn‖, v.v. chẳng hạn nhƣ trong các khẩu hiệu sau:

Đừng để tai nạn giao thông đánh mất tương lai trẻ em. [V248]

Đại dương của sự sống – Hãy bảo tồn sự sống của đại dương! [V322]

Giữ gìn và bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của bạn. [V325]

Môi trường ô nhiễm phá tan cuộc sống yên bình của bạn. [V346]

Sẻ giọt máu đào – gửi trao hy vọng. [V483]

Yêu thương và chia sẻ để giữ gìn hạnh phúc gia đình. [V506]

Cuộc sống của mỗi người sẽ ý nghĩa hơn nếu nó không bị cướp đi bởi khói thuốc. [V554]

Có thể thấy, cuộc sống hiện hữu trong hệ thống tri nhận của người Việt như một vật thể với nhiều đặc tính khác nhau và rất gần gũi. Ẩn dụ này giúp các khẩu hiệu chuyển tải thông điệp về cuộc sống một cách súc tích nhƣng lại dễ tiếp nhận và ăn sâu vào tâm trí người nghe.

Thứ hai, con người vốn dĩ là một thực thể, nhưng cơ thể sinh lý và đời sống tâm lý của con người lại là những cấu trúc hết sức phức tạp. Do đó, quan niệm con người và tinh thần, tình cảm của con người là vật thể giúp ta tri nhận ý niệm CON NGƯỜI theo cách đơn giản hơn. Khẩu hiệu không có chức năng cung cấp tri thức khoa học mà mục đích chủ yếu là tác động vào tƣ duy, thúc đẩy hành động của người dân, do vậy, khi đề cập đến con người và các vấn đề liên quan, khẩu hiệu cần ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng nhất có thể. Trong khẩu hiệu tiếng Việt có hai ẩn dụ ý niệm liên quan đến VẬT THỂ và CON NGƯỜI, đó là CON NGƯỜI LÀ MỘT VẬT THỂ CÓ GIÁ TRỊ và CON NGƯỜI LÀ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG.

VẬT THỂ CÓ GIÁ TRỊ là một ý niệm xuyên suốt trong khẩu hiệu tiếng Việt, đƣợc sử dụng để ý niệm hoá các giá trị tốt đẹp mà Đảng và chính phủ muốn đem đến cho người dân, trong đó có việc phát triển con người. Ở các khẩu hiệu về

phát triển con người nói chung và phụ nữ, trẻ em nói riêng, chúng ta có thể thấy sự lặp đi lặp lại của cấu trúc ―bảo vệ …‖:

Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. [V82]

Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động. [V383]

Hãy chung tay bảo vệ thế hệ trẻ khỏi hiểm hoạ ma tuý. [V532]

Ngoài ra còn một số biểu thức ngôn ngữ khác cũng thể hiện sự trân quý con người như ―sàng lọc trước sinh‖, ―nâng cao chất lượng giống nòi‖, ―nguồn lực chất lượng cao‖, v.v. Qua ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ VẬT THỂ CÓ GIÁ TRỊ, khẩu hiệu có thể tác động tới tâm lý của người dân, khi họ biết rằng họ chính là đối tượng được Đảng và chính phủ bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

Bên cạnh đó, CON NGƯỜI LÀ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG cũng là một ý niệm độc đáo xuất hiện trong khẩu hiệu tiếng Việt. Việt Nam là một đất nước đi lên từ nông nghiệp, cuộc sống trước đây của người dân gắn liền với lao động sản xuất nông nghiệp. Hình ảnh công cụ lao động đã trở nên quen thuộc và trở thành một trong các ý niệm phổ biến trong giao tiếp đời thường. Chẳng hạn, người Việt hay sử dụng các thành ngữ, tục ngữ có các ý niệm về công cụ lao động nhƣ ―mai dài hơn thuổng‖, ―trên đe dưới búa‖, ―lọt sàng xuống nia‖, ―tay cày tay cuốc‖, v.v. trong lời nói thường ngày. Trong khẩu hiệu, CON NGƯỜI được ý niệm hoá thành công cụ lao động, với hai thuộc tính ―rèn‖ và ―luyện‖ để ám chỉ muốn trở nên sắc bén, hoạt động hiệu quả hơn, con người, cũng như các công cụ cần được mài dũa, rèn luyện thường xuyên:

Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [V213]

Học tập sáng tạo - Rèn luyện chăm ngoan - Vui chơi lành mạnh. [V450]

Rèn thầy trước, luyện trò sau. [V464]

Như vậy, có thể thấy ẩn dụ CUỘC SỐNG LÀ VẬT THỂ và CON NGƯỜI LÀ VẬT THỂ là ẩn dụ phổ biến nhất về cuộc sống trong khẩu hiệu tiếng Việt. Quá trình vật thể hoá các ý niệm trừu tƣợng không chỉ đem lại các tri thức cụ thể, dễ

nắm bắt về miền đích, mà còn hướng người nghe đến mục tiêu lớn hơn: trân trọng cuộc sống và con người vì đó là những thứ có giá trị nhất. Đó là lý do vì sao ẩn dụ bậc thấp CUỘC SỐNG LÀ VẬT THỂ CÓ GIÁ TRỊ và CON NGƯỜI LÀ VẬT THỂ CÓ GIÁ TRỊ xuất hiện nhiều nhất, chiếm hơn 50% các ẩn dụ có miền nguồn VẬT THỂ trong khẩu hiệu tiếng Việt.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong khẩu hiệu tiếng việt và tiếng anh (Trang 139 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)