Chương 3: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
3.4. Đối chiếu ẩn dụ định hướng TRONG-NGOÀI
Ẩn dụ định hướng TRONG-NGOÀI chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong số các ẩn dụ định hướng trong khẩu hiệu tiếng Việt (chiếm 35,43%) trong khi đó chỉ có 23,94% ẩn dụ định hướng TRONG-NGOÀI trong khẩu hiệu tiếng Anh. Số lượng dụ dẫn trong tiếng Việt nhiều gấp đôi số lƣợng dụ dẫn trong tiếng Anh. Chúng tôi tìm thấy 16 biểu thức với 45 lƣợt xuất hiện trong khẩu hiệu tiếng Việt bao gồm gia nhập, nhập ngũ, hội nhập, vào, ra, (ra) khỏi, trung tâm, nòng cốt, ngoài, trung tâm, nòng cốt, trong (tay), ngoài (ý muốn), xâm nhập (vào), phát tán, lây lan. Trong khi đó ẩn dụ TRONG-NGOÀI trong khẩu hiệu tiếng Anh chỉ đƣợc biểu đạt bằng 7 dụ dẫn với 28 lƣợt xuất hiện bao gồm in (trong), into (vào trong), out (ngoài), out of (ra ngoài), off (ra khỏi), from the inside out (từ trong ra ngoài), spread (lan ra).
Khảo sát cho thấy ẩn dụ TRONG-NGOÀI đƣợc phát triển và mở rộng phong phú, đa dạng hơn về mặt ngôn ngữ trong khẩu hiệu tiếng Việt.
Ẩn dụ định hướng TRONG-NGOÀI có cấu trúc ánh xạ thuộc về lược đồ VẬT CHỨA. Theo Lakoff và Johnson (2003), cơ thể con người là một vật chứa, với bề mặt bao quanh là lớp da và có định hướng trong-ngoài. Chúng ta không chỉ phóng chiếu định hướng trong-ngoài của chúng ta lên các đồ vật có bề mặt bao quanh khác nhƣ ngôi nhà, căn phòng, mà còn phóng chiếu lên những ý niệm trừu tƣợng không hề có bề mặt bao quanh mang tính vật lý nào nhƣ xã hội, thế giới, cộng đồng, cuộc sống, ý thức, v.v. [108]. Bằng cách xác định một khu vực, vạch ra một ranh giới, biến nó thành một VẬT CHỨA, chúng ta không chỉ lƣợng hoá đƣợc
một ý niệm mà còn biểu thị đƣợc sự đánh giá về nó theo mô hình: TRONG biểu thị sự quan trọng, thân tình và NGOÀI biểu thị sự không quan trọng, không thân tình [10]. Một số ví dụ như trong cuộc đời, đi bên lề cuộc sống, trong xã hội, người trong nhà với nhau, ngoài tầm hiểu biết, ngoài tầm tay, vật ngoại thân v.v là một số cách biểu đạt điển hình của ẩn dụ định hướng TRONG-NGOÀI.
Trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh, đa số ẩn dụ định hướng TRONG- NGOÀI tuân theo cấu trúc ánh xạ nói trên, nhƣng chỉ tập trung vào ―tính quan trọng‖ do ―tính thân tình‖ không phải là nội dung điển hình của khẩu hiệu. Các tiểu loại ẩn dụ TRONG-NGOÀI bao gồm THAM GIA ĐỊNH HƯỚNG VÀO TRONG- KHÔNG THAM GIA ĐỊNH HƯỚNG RA NGOÀI, KIỂM SOÁT LÀ Ở BÊN TRONG-KHÔNG KIỂM SOÁT LÀ Ở BÊN NGOÀI, CÁI TỐT/QUAN TRỌNG Ở BÊN TRONG-CÁI XẤU/KHÔNG QUAN TRỌNG Ở BÊN NGOÀI. Tuy nhiên, có một nhóm ẩn dụ lại ý niệm hoá sự tích cực theo hướng ra ngoài. Điều này có thể lý giải bằng trải nghiệm mang tính nghiệm thân của con người về hướng di chuyển.
Theo Nguyễn Văn Hiệp (2013), đi từ trong ra ngoài nghĩa là đi từ không gian nhỏ hẹp hoặc kín đến không gian rộng lớn hoặc mở [16]. Do đó, định hướng RA NGOÀI thường mang tính tích cực biểu thị trong lối nói về sự phát triển hoặc sự hiểu biết nhƣ trắng ra, khôn ra, hiểu ra, nhận ra v.v. Trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi tìm thấy một số ẩn dụ có mô hình PHÁT TRIỂN ĐỊNH HƯỚNG RA NGOÀI.
Về cơ bản, xã hội và cuộc sống đƣợc coi là các vật chứa, việc tham gia vào các hoạt động chính trị-xã hội hoặc đời sống nhƣ bầu cử, thực hiện nghĩa vụ quân sự, cầm quyền, v.v. được định hướng vào trong, giống như khi con người ta bước vào một không gian có ranh giới bao quanh:
Sáng suốt lựa chọn những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân bầu vào quốc hội khoá XIV và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2016-2021. [V160]
Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng lên đường nhập ngũ. [V178]
Tương đương với các biểu thức ngôn ngữ trên, ta có một số ví dụ trong tiếng
Anh nhƣ:
Labour in for Britain. (Đảng Lao động bước vào vì nước Anh.) [A140]
Maggie, Maggie, Maggie – Out, Out, Out! (Maggie, Maggie, Maggie, Hãy ra ngoài, ra ngoài, ra ngoài!) [A159]
Khẩu hiệu [A140] và [A159] thể hiện rõ định hướng TRONG-NGOÀI trong các hoạt động chính trị. Khi một chính trị gia hay Đảng tham gia hoạt động lãnh đạo, họ
“bước vào” (step in) và khi thôi giữ quyền lãnh đạo và không tham gia các hoạt động chính trị nữa, họ “bước ra” (step out). Khẩu hiệu [A159] được những người biểu tình sử dụng để yêu cầu bà Margaret Thatcher rời khỏi vị trí Thủ tướng Anh.
Chỉ với một từ “out” (ra ngoài) duy nhất, họ đã nói lên đƣợc nguyện vọng của mình mà không cần phải giải thích gì thêm.
Tương tự như vậy, việc bước vào một vùng không gian thể hiện mong muốn hoặc quyền kiểm soát vùng không gian đó. Ẩn dụ KIỂM SOÁT LÀ Ở BÊN TRONG-KHÔNG KIỂM SOÁT LÀ Ở BÊN NGOÀI trong tiếng Việt thường được sử dụng trong các khẩu hiệu về chiến tranh. Khi một đất nước khác can thiệp vào các công việc nội bộ của một nước khác, họ muốn thể hiện quyền kiểm soát của mình. Để có được sự kiểm soát đó, họ tiến hành chiến tranh xâm lược, tức là ―bước vào‖ một nước khác với tư cách kẻ địch. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều là các vùng lãnh thổ riêng biệt có đường biên giới bao quanh. Tri nhận về đất nước như một vật chứa nhƣ vậy đã khơi nguồn cho các cách biểu đạt sau:
Chống mọi sự hành động của đế quốc can thiệp vào công cuộc giành độc lập của dân tộc Việt Nam. [V27]
Phản đối Đế quốc Mỹ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh xâm lƣợc Đông Dương. [V136]
Trong khẩu hiệu tiếng Anh, ẩn dụ KIỂM SOÁT LÀ Ở BÊN TRONG đƣợc biểu thị bằng cụm từ ―in your hands‖. Đây là một biểu thức ẩn-hoán (metaphonymic expression), trong đó có sự kết hợp giữa hoán dụ TAY BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG và ẩn dụ KIỂM SOÁT LÀ Ở BÊN TRONG. Từ đó ta có ẩn dụ KIỂM SOÁT LÀ CÓ TRONG TAY. Cơ sở vật lý của ẩn dụ này có thể bắt nguồn từ
hành động giữ một đồ vật trong tay khi muốn sử dụng hoặc điều khiển nó của con người [94]:
Your future is in your hands. (Tương lai nằm trong tay bạn) [A250]
Being safe is in your own hands. (Sự an toàn nằm trong tay bạn) [A254]
Tương lai hay sự an toàn được vật thể hoá, trở thành những đồ vật mà con người có thể kiểm soát đƣợc bằng cách giữa lấy chúng trong tay mình. Cách biểu đạt này cũng tồn tại trong khẩu hiệu tiếng Việt: ―Tương lai trong tay mỗi chúng ta.‖ [V368]
Ngƣợc lại, khi muốn thoát khỏi sự kiểm soát của một lực lƣợng nào đó, cần đẩy chúng ra ngoài. Ta thấy có sự tương đồng trong cách tri nhận KHÔNG KIỂM SOÁT LÀ Ở BÊN NGOÀI trong khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt qua các ví dụ sau đây:
Keep FDA Off the Farm. (Giữ FDA ra khỏi/bên ngoài trang trại) [A575]
Nam nữ vị thành niên hãy biết bảo vệ mình khỏi mang thai ngoài ý muốn và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS. [V425]
Không chỉ vậy, định hướng TRONG-NGOÀI cũng được phóng chiếu lên các ý niệm tích cực và tiêu cực dựa trên cơ sở sinh lý. Cơ thể con người là một vật chứa và tách biệt khỏi thế giới bên ngoài bằng bộ da bao phủ toàn cơ thể. Về mặt sinh học, bộ da có tác dụng bảo vệ tất cả những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể bên trong. Mọi sự tác động từ bên ngoài vào bên trong cơ thể đƣợc coi là có nguy cơ ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng đó. Như vậy những giá trị tốt đẹp, quan trọng được định hướng vào trong là hoàn toàn có cơ sở, chẳng hạn các mục tiêu chính trị quan trọng đƣợc đặt ở vị trí trung tâm nhƣ trong các khẩu hiệu tiếng Việt sau:
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội! [V148]
Xây dựng hội nông dân Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là trung tâm nòng cốt của phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới. [V225]
Theo khảo sát, trong khẩu hiệu tiếng Việt chỉ tồn tại ẩn dụ CÁI TỐT/QUAN TRỌNG Ở BÊN TRONG. Điều này cũng thống nhất với nhận định ở các phần trên, đó là khẩu hiệu tiếng Việt thường chú trọng tuyên truyền các giá trị sống tốt đẹp và
các mục tiêu chính trị-xã hội, do đó thường không có ẩn dụ định hướng đối xứng là CÁI XẤU/KHÔNG QUAN TRỌNG Ở BÊN NGOÀI.
Trong khẩu hiệu tiếng Anh, ẩn dụ CÁI TỐT/QUAN TRỌNG Ở BÊN TRONG thường liên quan đến con người. Ví dụ:
Some bruises are on the inside. Stop bullying. (Những vết bầm tím tồn tại ở bên trong. Hãy ngừng bắt nạt.) [A347]
Corruption kills a person completely from inside. (Tham nhũng giết chết con người từ bên trong.) [A511]
Hai khẩu hiệu cho thấy bên trong con người (cả thể xác và tinh thần) đều là những điều quý giá, mọi xâm phạm từ bên ngoài gây tổn hại đến những giá trị bên trong đều đƣợc coi là tội ác.
Khảo sát cũng tìm đƣợc hai khẩu hiệu tiếng Anh có sử dụng ẩn dụ CÁI XẤU/KHÔNG QUAN TRỌNG Ở BÊN NGOÀI với dụ dẫn ―out‖. Từ out (bên ngoài) thường được kết hợp với các động từ khác tạo thành động từ cụm mang nghĩa thành ngữ (idiomatic phrasal verbs). Chẳng hạn nhƣ trong hai khẩu hiệu sau đây:
Stamp Out The Axis. (Loại bỏ Phát xít) [A543]
Watch Out! There‘s A Thief About. (Hãy coi chừng. Có kẻ trộm quanh đây!) [A591]
Khẩu hiệu [A543] là khẩu hiệu chống phát xít đi kèm với một tấm áp phích miêu tả một bàn tay đang cầm con dấu có biểu tƣợng ngôi sao trên lá cờ Mỹ đang chuẩn bị dập lên dấu chữ thập (the Axis - biểu tƣợng của Đức quốc xã). Stamp out có nghĩa là ―loại ra khỏi‖, còn watch out có nghĩa ―nhìn ra xung quanh đề phòng nguy hiểm‖. Cái xấu nhƣ Đức quốc xã hay kẻ trộm là các đối tƣợng cần loại bỏ, cần bị
―đứng bên ngoài‖ xã hội. Trong tiếng Anh, các động từ cụm có chứa dụ dẫn ―out‖ với ý niệm cái xấu định hướng ra ngoài khá phong phú, ví dụ như put out (dập tắt), cut out (cắt bỏ), rub out (xoá đi), throw out (vứt bỏ), v.v. Nhƣ vậy tƣ duy CÁI XẤU Ở BÊN NGOÀI đã ảnh hưởng rõ nét đến cách thức biểu đạt bằng ngôn ngữ trong tiếng Anh.
Cuối cùng, khảo sát cho thấy định hướng TRONG-NGOÀI còn được sử dụng để ý niệm hoá sự phát triển – theo nghĩa ―biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến
rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp‖ (Từ điển tiếng Việt, 2019). Dựa trên nguyên lý ―dĩ nhân vi trung‖, con người thường lấy bản thân mình làm vật quy chiếu [43]. Tri nhận về không gian của con người gắn bó mật thiết với vị trí của chính cơ thể con người trong không gian đó. Vì vậy, sự cao lên, sự to ra, sự dài hơn, sự lan rộng, v.v. đều có định hướng từ trung tâm con người hướng ra bên ngoài.
Trong khẩu hiệu tiếng Việt, dụ dẫn phát huy đƣợc sử dụng nhiều nhất để nói về sự phát triển:
Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội! [V139]
Phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa! [V141]
Phát huy tinh thần cách mạng tiến công thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. [V143]
Các mục tiêu chính trị như nhân tố con người, sức mạnh dân tộc, tinh thần cách mạng, v.v đƣợc ―phát huy‖, tức là làm cho ―lan toả‖ và ―nảy nở‖ thêm.
Trong khẩu hiệu tiếng Anh, dụ dẫn spread (lan toả/ lan rộng) tiêu biểu cho ẩn dụ PHÁT TRIỂN ĐỊNH HƯỚNG RA NGOÀI. Nó thường được dùng để nói về sự lan toả các giá trị tích cực:
Donate blood and spread happiness to many families. (Hãy hiến máu và lan toả hạnh phúc đến nhiều gia đình.) [A417]
Spreading awareness, one step at a time. (Từng bước lan toả ý thức) [A581]
Tóm lại, ngoài sự khác biệt về tần suất nói lên thói quen sử dụng của người dùng ngôn ngữ, ẩn dụ định hướng TRONG-NGOÀI trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh không có sự khác biệt về cấu trúc ánh xạ. Các phân tích trên góp phẩn củng cố thêm nhận định về tính phổ quát của phương thức tri nhận theo lược đồ VẬT CHỨA với định hướng TRONG-NGOÀI ở hầu hết các nền văn hoá.
3.5. Đối chiếu ẩn dụ định hướng DÍNH LIỀN-TÁCH RỜI
Đây là nhóm ẩn dụ định hướng chiếm tỉ lệ thấp nhất trong cả khẩu hiệu tiếng Anh (4.23%) lẫn khẩu hiệu tiếng Việt (13.39%) nhƣng có thể thấy sự phổ biến nghiêng về phía tiếng Việt nhiều hơn. Số lƣợng dụ dẫn đƣợc tìm thấy trong khẩu
hiệu tiếng Việt tuy khá khiêm tốn nhƣng cũng nhiều gấp ba lần số dụ dẫn trong tiếng Anh và biểu ngữ cũng phong phú hơn với 11 từ, ngữ khác nhau nhƣ gắn (liền) với, nắm chắc, rời, bám, đeo bám, kết hợp, liên kết, kết nối, tránh xa, vững (tay), chắc (tay). Trong khi đó, chúng tôi chỉ tìm thấy 6 khẩu hiệu tiếng Anh có chứa ẩn dụ DÍNH LIỀN-TÁCH RỜI đƣợc thể hiện bằng 5 dụ dẫn bao gồm stick (to) (bám sát, dính vào), loose (lỏng/rời ra), slip (trƣợt khỏi), joined hands (bắt tay), away (ra xa). Điều này chứng tỏ ẩn dụ định hướng DÍNH LIỀN-TÁCH RỜI được sử dụng phổ biến hơn trong khẩu hiệu tiếng Việt.
Cặp ý niệm DÍNH LIỀN-TÁCH RỜI (ADHERENCE-SEPARATION) có cơ sở từ lƣợc đồ hình ảnh TIẾP XÚC (CONTACT) [101], [102]. Về mặt trải nghiệm vật lý, con người tiếp xúc với thế giới xung quanh qua xúc giác (cầm, nắm, sờ) và qua đó có đƣợc các hiểu biết về thế giới, hoặc các sự vật trong thế giới khách quan tiếp xúc với nhau và con người quan sát sự tiếp xúc đó. Trải nghiệm này là động cơ (motivation) tạo nên các ẩn dụ UNDERSTAND IS GRASPING (HIỂU LÀ NẮM CHẶT), CONTROL IS HAVING IN HAND (KIỂM SOÁT LÀ NẮM TRONG TAY) hay KNOWING IS SEEING (BIẾT LÀ NHÌN) [94]. Chúng ta có thể thấy các cặp biểu thức ngôn ngữ tương đương trong tiếng Việt và tiếng Anh thể hiện ẩn dụ DÍNH LIỀN-TÁCH RỜI nhƣ bám sát kế hoạch – stick to the plan, để mắt đến – keep an eye on, nắm chắc cơ hội – grasp the opportunity, v.v. Khi tiếp xúc với thế giới vật lý, con người không chỉ có được sự hiểu biết về nó mà còn có được các cảm giác, từ đó nảy sinh cảm xúc tích cực nhƣ gắn bó, yêu mến hoặc tiêu cực nhƣ sợ hãi, ghét bỏ. Chẳng hạn, khi có cảm xúc tích cực với một đồ vật, con người có xu hướng tiếp xúc gần với đồ vật đó và ngƣợc lại, nếu xuất hiện cảm xúc tiêu cực, sẽ rời xa nó. Đó chính là cơ sở của ẩn dụ INTIMACY IS PHYSICAL CLOSENESS (SỰ THÂN MẬT LÀ TIẾP XÚC GẦN) [94]. Ví dụ, khi nói về tình cảm gắn bó, người Việt có cụm từ ―dính nhau nhƣ sam‖, ―bám mẹ nhƣ đỉa bám lƣỡi cày‖, ―không rời nhau được một bước‖, v.v. Trong tiếng Anh cũng có các biểu thức thể hiện ẩn dụ này nhƣ attached to each other (dính lấy nhau), hands in hands (tay trong tay), babies bond to their mothers (em bé gắn bó với mẹ), v.v.
Do số lượng dụ dẫn của ẩn dụ định hướng DÍNH LIỀN-TÁCH RỜI này rất hạn chế, luận án chƣa thể đƣa ra các mô hình ẩn dụ chi tiết hơn, nhƣng về cơ bản, cấu trúc ánh xạ của loại ẩn dụ này cũng tương đồng với các ẩn dụ định hướng khác.
Cụ thể, định hướng DÍNH LIỀN (tiếp xúc gần) được sử dụng để ý niệm hoá các giá trị tích cực và định hướng TÁCH RỜI (tiếp xúc xa) được sử dụng để ý niệm hoá các giá trị tiêu cực. Chẳng hạn, sự hợp tác, tinh thần đoàn kết và sự kiên trì đƣợc thể hiện qua sự nắm chắc hay dính liền thành một khối nhƣ trong các khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh sau đây:
Vững tay búa, chắc tay cày, không rời tay súng. [V219]
Cộng đồng liên kết chống lại biến đổi khí hậu. [V318]
Let‘s Stick Together. Let‘s See it Through. (Hãy dính lấy nhau (tức đoàn kết). Hãy tiếp tục đến cùng.) [A155]
Stick to the Plan – Stability, Jobs, Growth. (Bám sát kế hoạch – Sự ổn định, Việc làm, Tăng trường) [A220]
Ngược lại, các ý niệm tiêu cực bị định hướng ra xa. Khẩu hiệu tuyên truyền về các vấn đề xã hội ở cả hai thứ tiếng đều có cách biểu đạt tương tự nhau khi muốn nhắc đến mặt tiêu cực của các vấn đề này. Ví dụ:
Hãy tránh xa ma tuý – Không đƣợc thử, dù chỉ một lần. [V533]
Toxic people. Please stay away. (Người độc hại. Hãy tránh ra xa.) [A586]
Nhƣ vậy, có thể thấy hầu nhƣ không có sự khác biệt trong cách ý niệm hoá các giá trị tốt-xấu bằng cặp định hướng DÍNH LIỀN-TÁCH RỜI trong khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy nhiên, do dữ liệu còn hạn chế, chúng tôi chƣa thể đƣa ra một nhận định cụ thể mà chỉ coi đây là dấu hiệu có thể cho thấy ẩn dụ định hướng DÍNH LIỀN-TÁCH RỜI cũng mang tính phổ quát như hầu hết các ẩn dụ định hướng khác.
3.6. Tiểu kết chương 3
Khảo sát ẩn dụ định hướng trong khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt và tiếng Anh cho thấy ẩn dụ định hướng được sử dụng để tạo tính mạch lạc và súc tích trong việc biểu đạt các ý niệm liên quan đến chính trị và cuộc sống nhờ việc ―định