Chương 3: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
4.2. Đối chiếu ẩn dụ bản thể có miền nguồn SINH VẬT
4.2.1. Ẩn dụ có miền nguồn SINH VẬT trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt
Hình 4.2: Mô hình ẩn dụ bản thể có miền nguồn SINH VẬT trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt
Các biểu thức ngôn ngữ thể hiện các mô hình ẩn dụ trên khá phong phú với 31 dụ dẫn khác nhau xuất hiện tới 62 lần trong khối ngữ liệu tiếng Việt.
Bảng 4.1: Thống kê số lƣ ng dụ dẫn của ẩn dụ có miền nguồn SINH VẬT trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt
Dụ dẫn Lƣợt xuất hiện Tỉ lệ
mạnh/ lành mạnh/ sức mạnh 13 20.97%
nòi giống/giống nòi 4 6.45%
nhu cầu/cần 4 6.45%
phục vụ/phụng sự 3 4.84%
máu thịt/máu 2 3.23%
tăng trưởng 2 3.23%
dƣỡng nuôi dƣỡng 2 3.23%
gốc rễ 2 3.23%
nụ 2 3.23%
lá 2 3.23%
tế bào 2 3.23%
tươi đẹp 2 3.23%
trái 2 3.23%
phồn vinh 2 3.23%
nguyên khí/tinh thần 2 3.23%
cánh tay 1 1.61%
danh dự 1 1.61%
hồn 1 1.61%
suy vong 1 1.61%
hơi thở 1 1.61%
măng non 1 1.61%
búp trên cành 1 1.61%
sức sống 1 1.61%
diện mạo 1 1.61%
bất diệt 1 1.61%
ghi nhớ 1 1.61%
yếu 1 1.61%
trồng 1 1.61%
cứu 1 1.61%
mồ chôn 1 1.61%
tàn 1 1.61%
TỔNG 62 100%
Thống kê dụ dẫn cho thấy các dụ dẫn liên quan đến miền nguồn CON NGƯỜI có số lượng nhiều hơn và đa dạng hơn các dụ dẫn liên quan đến miền
nguồn THỰC VẬT hoặc ĐỘNG VẬT. Nhiều thuộc tính gắn với con người được kích hoạt để ánh xạ lên các miền đích thuộc ý niệm chính trị như ĐẤT NƯỚC, ĐẢNG, XÃ HỘI. Trong đó, thuộc tính về thể chất của một sinh vật sống đƣợc sử dụng nhiều nhất (chiếm 20.97%). Chẳng hạn nhƣ:
Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh! [V172]
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. [V448]
Sức mạnh Việt Nam, tinh thần Việt Nam vì một màu xanh biển, đảo. [V164]
Trong các ví dụ trên, đất nước được ý niệm hoá thành con người, tình trạng sức khoẻ của con người được phóng chiếu lên vị thế và tình hình của đất nước.
Sự ánh xạ các thuộc tính của miền nguồn CON NGƯỜI lên các ý niệm trừu tƣợng đƣợc gọi là nhân hoá (personification), một hình thức của ẩn dụ bản thể trong đó các tính chất, đặc điểm của con người - vốn là những tri thức gần gũi nhất với chúng ta - được gán cho những thực thể không phải là người (nonhuman entities) [102, tr. 60]. Chẳng hạn, khi đất nước hoặc Đảng được tri nhận như một con người có linh hồn (hồn Tổ quốc), có gương mặt (diện mạo mới), có thân thể và máu thịt (cánh tay đắc lực, tế bào lành mạnh), có sức mạnh (sức sống mới), có sự lớn lên (tăng trưởng), có hành động (ghi nhớ công ơn), có nhu cầu được phụng sự (hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc), và có cả cái chết (suy vong) thì hình ảnh đất nước và Đảng trở nên gần gũi, thân thuộc hơn với người dân hơn bao giờ hết.
Tương tự, miền nguồn THỰC VẬT cũng giúp tri thức về các vấn đề xã hội, vốn phức tạp, xa lạ với đời sống thường nhật của con người trở nên quen thuộc hơn, nhƣ tri thức về cây cỏ xung quanh. Ví dụ:
Bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình. [V396]
Dân số ổn định, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc. [V415]
Trong các khẩu hiệu tương tự như trên, xã hội được ý niệm hoá bằng hình ảnh cái cây, có gốc rễ và sinh trưởng. Nếu gốc rễ là các vấn nạn xã hội như bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, nghèo đói, ma tuý, v.v thì ―cái cây‖ xã hội không thể tốt tươi đƣợc. Do đó các khẩu hiệu đều nhắm vào việc tuyên truyền tác hại của các vấn nạn xã hội, kêu gọi người dân cùng tham gia loại trừ chúng để xã hội được ―phồn vinh‖
(tươi tốt, nảy nở), vốn là một mục tiêu chính trị-xã hội thường xuyên xuất hiện trong các khẩu hiệu tiếng Việt. Việc gán ―bản thể thực vật‖ cho ý niệm xã hội
không chỉ giúp người dân nhận thức các vấn đề xã hội một cách dễ dàng hơn vì các ý niệm đó gắn với cuộc sống hàng ngày của họ mà còn tạo sức hút cho các khẩu hiệu tuyên truyền.
Trong khẩu hiệu tiếng Việt, CON NGƯỜI là một miền nguồn phổ biến để ý niệm hoá các vấn đề chính trị và cuộc sống, đồng thời lại là một miền đích, là đối tượng cần tri nhận. Trong khẩu hiệu tiếng Việt, CON NGƯỜI chủ yếu được ý niệm hoá bằng miền nguồn THỰC VẬT. Con người được ví như một cái cây, trong đó một số bộ phận cơ thể đƣợc gọi bằng tên các bộ phận của cây cối nhƣ trái tim, lá phổi. Thuộc tính về các giai đoạn sinh trưởng được biểu thị bằng các hình ảnh măng non, búp trên cành để nói về trẻ em ([V393], [V394]). Việc nuôi dƣỡng, giáo dục con người được ý niệm bằng hành động trồng cây. Khẩu hiệu Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người [V473] thể hiện một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu, chú tâm và rất nhiều công sức.
Ý niệm CUỘC ĐỜI đƣợc coi là một trong những ý niệm phức tạp và trừu tượng nhất của con người và có thể được ý niệm hoá bằng nhiều miền nguồn khác nhau [109]. Trong khẩu hiệu tiếng Việt, có thể thấy rất nhiều tương đồng ánh xạ giữa ý niệm SINH VẬT và CUỘC ĐỜI như các giai đoạn sinh trưởng, cách thức tạo sinh, trạng thái và tính chất. Các khẩu hiệu này nhắm vào một số đặc điểm của một cái cây hoặc một con vật để nâng cao ý thức của người dân về những điều quan trọng trong cuộc sống, tác động vào hành động để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chẳng hạn, khi nói về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, một số khẩu hiệu sử dụng các biểu thức ngôn ngữ thể hiện chất liệu làm nên sự sống nhƣ máu và hơi thở:
Nước là máu của sự sống. [V348]
Rừng xanh - hơi thở của sự sống. [V356]
Trong khi đó, các khẩu hiệu về tệ nạn xã hội lại nhấn mạnh vào thuộc tính cái chết của một sinh vật, để người dân nhận thấy sự nguy hiểm của các tệ nạn đó đối với cả cuộc sống và sinh mạng của mình:
Ma tuý – mồ chôn của sự sống. [V538]
Đừng để cuộc đời tàn theo điếu thuốc. [V556]
Do vậy, cần ―chung tay phòng, chống ma tuý vì cuộc sống tươi đẹp của toàn dân‖
[V528]. Hình ảnh cái cây tốt tươi là biểu hiện của một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.
Các vấn đề trong cuộc sống đƣợc coi là nhân của quả, và không phải nhân của quả nào cũng nên gieo trồng. Chẳng hạn:
Lấp ruộng để làm khu vui chơi là gieo nhân đói kém về sau. [V341]
Các khẩu hiệu này có thể tác động sâu sắc vào nhận thức của công chúng, vì cuộc sống của họ đƣợc ý niệm nhƣ một cái cây, hoặc một con vật mà họ nuôi dƣỡng hàng ngày.