Chương 3: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
4.3. Đối chiếu ẩn dụ bản thể có miền nguồn VẬT THỂ
4.3.2. Ẩn dụ có miền nguồn VẬT THỂ trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Anh
Các thuộc tính đa dạng của miền nguồn VẬT THỂ, đặc biệt là tính ―có giá trị‖ đƣợc sử dụng để phóng chiếu lên các ý niệm trừu tƣợng bao gồm mục tiêu chính trị, thể chế chính trị, cuộc sống và con người. Các dụ dẫn thể hiện tính có giá trị của vật thể xuất hiện nhiều nhất nhƣ gift (món quà), give (trao tặng), keep (giữ gìn), waste (lãng phí), save (tiết kiệm). Thống kê dụ dẫn cho thấy, các biểu thức ngôn ngữ là sự thể hiện của các miền nguồn cụ thể bao gồm CỖ MÁY, VẬT THỂ XẤU, MÓN QUÀ, HÀNG HOÁ và CỦA CẢI.
Bảng 4.4: Thống kê số lƣ ng dụ dẫn của ẩn dụ có miền nguồn VẬT THỂ trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Anh
Dụ dẫn Lƣợt
xuất hiện Tỉ lệ
gift (món quà) 6 6.19%
give/pass on (tặng) 6 6.19%
work (hoạt động) 6 6.19%
save (tiết kiệm) 5 5.15%
keep (giữ) 5 5.15%
new (mới) 4 4.12%
lose lost (đánh mất) 4 4.12%
waste (lãng phí) 4 4.12%
conserve/preserve/protect (bảo tồn, bảo vệ) 3 3.09%
bring (mang đến) 3 3.09%
make (tạo nên) 3 3.09%
pollute/pollution/polluted (ô nhiễm) 3 3.09%
rich/wealth (giàu có) 3 3.09%
spend (tiêu) 2 2.06%
steal stolen (đánh cắp) 2 2.06%
take take … away (lấy đi) 2 2.06%
throw away/ trash (vứt đi) 2 2.06%
treasure/value (coi là quý giá) 2 2.06%
cost (trả giá/tốn) 2 2.06%
put things right/ fix (sửa chữa) 2 2.06%
remove put … apart (xoá bỏ) 2 2.06%
shape (định hình) 2 2.06%
cherish (yêu thương) 1 1.03%
choose (lựa chọn) 1 1.03%
break (làm vỡ) 1 1.03%
damage/destroy (huỷ hoại) 1 1.03%
devalue (làm giảm giá trị) 1 1.03%
double (nhân đôi) 1 1.03%
divide (chia) 1 1.03%
maintain (duy trì) 1 1.03%
energize (tiếp thêm năng lƣợng) 1 1.03%
expensive (đắt) 1 1.03%
priceless (vô giá) 1 1.03%
fill (lấp đầy) 1 1.03%
find (tìm thấy) 1 1.03%
hand over (trao) 1 1.03%
how many/an ounce/ a pound (sự đo lường) 1 1.03%
ingredient (nguyên liệu) 1 1.03%
recipe (công thức nấu ăn) 1 1.03%
machine (cỗ máy) 1 1.03%
own (sở hữu) 1 1.03%
share (chia sẻ) 1 1.03%
precious (quý giá) 1 1.03%
return/take back (trả lại) 1 1.03%
weighty (nặng) 1 1.03%
utilize (tận dụng) 1 1.03%
TỔNG 97 100%
Các mô hình ẩn dụ bản thể có miền nguồn VẬT THỂ trong khẩu hiệu tiếng Anh đƣợc thể hiện trong hình sau:
Hình 4.5: Mô hình ẩn dụ bản thể có miền nguồn VẬT THỂ trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Anh
Về chính trị, các ẩn dụ bản thể đƣợc khảo sát bao gồm MỤC TIÊU CHÍNH TRỊ LÀ VẬT THỂ CÓ GIÁ TRỊ, ĐÂT NƯỚC/HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ LÀ CỖ MÁY. Thứ nhất, mục tiêu chính trị là ý niệm trừu tƣợng không thể nhìn thấy bằng mắt, sờ thấy bằng tay. Bằng việc gán cho chúng một bản thể xác định, các mục tiêu chính trị trở thành những vật thể có giá trị mang tới (bring), trả lại (return), bảo quản (preserve), hoặc giữ gìn (keep):
Bring Back Balance. (Hãy mang lại sự cân bằng) [A24]
Keep the Peace Without Surrender. (Giữ hoà bình, không đƣợc đầu hàng) [A137]
Return integrity to the White House. (Hãy trả lại sự chính trực cho Nhà Trắng) [A201]
The Union Must and Shall be Preserved. (Liên minh phải và sẽ đƣợc bảo toàn) [A237]
Thuộc tính có giá trị của một vật thể không những làm cho mục tiêu chính trị trở nên xác thực, dễ nắm bắt, giúp cho việc truyền đạt các mục tiêu đó tới người dân dễ dàng hơn, mà còn tạo cảm giác việc thực hiện các mục tiêu đó có tính thực tiễn và mang lại lợi ích cho người dân.
Thứ hai, đất nước hay thể chế chính trị vốn là một ý niệm hết sức trừu tượng, còn cỗ máy là một vật cụ thể gắn bó với trải nghiệm làm việc của con người, đặc biệt với những nước đi lên từ công nghiệp (Kovecses, 2002). Những ánh xạ từ miền nguồn cỗ máy giúp cụ thể hoá các hoạt động và trạng thái của một thể chế chính trị.
Chẳng hạn, khi một thể chế không hoạt động hiệu quả:
Labour isn‘t working – Britain‘s better off with the Conservatives. (Công đảng không hoạt động – Nước Anh tốt hơn khi có đảng Bảo thủ) [A141]
thì cần phải sửa chữa (fix), làm cho nó hoạt động trở lại (get it work again) và hoạt động tốt hơn. Các khẩu hiệu nhƣ It‟s Time to get Britain working again. (Đã đến lúc buộc nước Anh hoạt động trở lại) [A129] hay Jeb can fix itt. (Jeb có thể sửa nó – (nó ám chỉ thể chế hiện tại) [A131] đã sử dụng thuộc tính bị hỏng hóc, cần sửa chữa của một cỗ máy không chỉ để đƣa ra cam kết về các hành động chính trị mà còn ám chỉ sự thất bại hay yếu kém của thể chế hiện tại. Điều này là một trong những điểm đặc trưng của khẩu hiệu chính trị tiếng Anh, ngoài quảng bá cương lĩnh chính trị thì còn thường được sử dụng để công kích đối thủ, tạo nên sự cạnh tranh trong quá trình tranh cử.
Về cuộc sống, các ẩn dụ bản thể đƣợc xác lập trong khẩu hiệu tiếng Anh bao gồm CUỘC SỐNG LÀ VẬT THỂ CÓ GIÁ TRỊ, CON NGƯỜI LÀ VẬT THỂ CÓ GIÁ TRỊ, VẤN NẠN XÃ HỘI LÀ VẬT THỂ XẤU. Ẩn dụ bản thể về CUỘC SỐNG trong khẩu hiệu tiếng Anh có tính tầng bậc rõ ràng. Ở tầng cao nhất, ý niệm cuộc sống đƣợc gán cho các đặc điểm của một vật thể xác định, tạo thành ẩn dụ CUỘC SỐNG LÀ MỘT VẬT THỂ. Chẳng hạn, cuộc sống có thể đong đếm hoặc định hình đƣợc:
How many lives per gallon? (Bao nhiêu cuộc đời mỗi ga lông?) [A421]
Education shapes people‘s life. (Giáo dục định hình cuộc sống của con người.) [A406]
Cuộc sống là một vật thể, nên ta có thể ném đi (throw away), lấp đầy (fill) khi nó là một vật chứa hoặc trao gửi (hand over) cho người khác:
Don‘t throw your future away. (Đừng ném tương lai của mình đi) [A292]
Educate your girl and boy to fill the future with lots of joy. (Hãy giáo giục con cái bạn để tương lai đầy niềm vui) [A396]
You can hand over your keys or your life. Make the right choice. (Bạn có thể trao chìa khoá hoặc cuộc đời bạn. Hãy lựa chọn đúng). [A283]
Ở tầng bậc thấp hơn, cuộc sống đƣợc ý niệm thành một vật thể có giá trị. Cách tri nhận này phản ánh sự quý giá nhƣng đồng thời mong manh của cuộc sống. Ẩn dụ CUỘC SỐNG LÀ VẬT THỂ CÓ GIÁ TRỊ xuyên suốt các khẩu hiệu tuyên truyền về lối sống và các vấn đề trong cuộc sống, chiếm gần 50% các ẩn dụ có miền nguồn VẬT THỂ. Ngoài ý niệm chung VẬT THỂ GIÁ TRỊ đƣợc biểu thị bằng các động từ nhƣ maintain (duy trì), keep (giữ gìn), lost (đánh mất), valued (quý trọng), share (chia sẻ), steal (ăn trộm), robs (cướp), gain (giành được), v.v, cuộc sống được cụ thể hoá thành một món quà có thể trao, tặng:
Your mother gave you the gift of life, pass it on. (Mẹ bạn đã tặng bạn món quà cuộc sống, hãy trao nó đi) [A375]
hay một hàng hoá để trao đổi, mua bán:
Loose Talk Costs Lives. (Bép xép có thể trả giá bằng mạng sống) [A538]
hoặc của cải nhƣ tiền bạc để có thể tiêu xài, thậm chí phung phí:
A teacher is like candles who spend whole life in giving lights to many students. (Thầy cô nhƣ những ngọn nến dành cả cuộc đời để đem ánh sáng cho học trò) [A393]
Drugs don‘t only waste your money but also waste your life. (Ma tuý không chỉ làm lãng phí tiền bạc của bạn mà còn lãng phí cuộc đời bạn) [A551]
Do đó, một số khẩu hiệu kêu gọi hành động: giữ gìn và trân quý cuộc đời:
When you conserve water, you conserve life! (Khi bạn bảo vệ nguồn nước, bạn sẽ bảo tồn sự sống) [A320]
Our life cannot be cherished without teachers. (Cuộc sống của chúng ta không thể được yêu thương nếu không có những người thầy) [A413]
Có thể thấy, cuộc sống hiện hữu trong hệ thống tri nhận của người Anh như một vật thể với hai đặc tính nổi bật là quý giá nhƣng có thể bị mất đi bất cứ lúc nào.
Ẩn dụ này giúp các khẩu hiệu chuyển tải thông điệp về cuộc sống một cách mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến ý thức giữ gìn và bảo vệ những giá trị sống tốt đẹp của công chúng.
Không chỉ có các ý niệm về chính trị và cuộc sống, trong khẩu hiệu tiếng Anh, con người và các ý niệm liên quan như tâm trí, sức khoẻ và cảm xúc của con người đều được tri nhận qua miền nguồn VẬT THỂ. Tuy nhiên, ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ VẬT THỂ không được phát triển chi tiết thêm bằng cách gán cho miền đích những đặc điểm vật lý của một vật thể. Cơ thể sinh lý và đời sống tâm lý của con người vốn là những cấu trúc hết sức phức tạp, nên quá trình vật thể hoá các ý niệm này trong khẩu hiệu tiếng Anh chỉ nhằm mục đích giúp ta tri nhận chúng đơn giản hơn mà thôi. Chẳng hạn, khi nói về quyền tự do của con người, khẩu hiệu ―No one can own anyone‖ (Không ai có thể sở hữu ai) [A355] sử dụng động từ own (sở hữu) để in sâu vào tâm trí người nghe ý niệm con người là một thực thể độc lập và không chịu sự sở hữu của bất cứ ai. Hay trong khẩu hiệu ―Weigh the politicians, compare them wisely, choosing the wrong one may prove pricey‖ (Hay cân đo các chính trị gia, so sánh họ một cách khôn ngoan, vì lựa chọn sai sẽ phải trả giá đắt) [A595], con người, cụ thể ở đây là các chính trị gia, được tri nhận như một vật thể để cân đo (weigh), so sánh (compare) và lựa chọn (choose). Ẩn dụ trong khẩu hiệu này không nhằm mục đích chi tiết hoá các đặc điểm của con người, mà chỉ làm nổi bật khía cạnh ―lựa chọn‖, vốn là một động thái quan trọng trong chính trị.
Ngoài ý niệm con người, các ý niệm trừu tượng khác như cảm xúc của con người cũng được vật thể hoá. Chẳng hạn:
Friendship doubles your joys, and divides your sorrows. (Tình bạn nhân đôi niềm vui và chia nỗi buồn) [A361]
Life is very short, so put worries apart and give your life a kick start. (Cuộc sống rất ngắn ngủi, cho nên hãy bỏ lo lắng qua một bên và khởi động lại cuộc đời mình) [A364]
Việc ý niệm hoá cảm xúc nhƣ một thực thể có thể nhân đôi (double), chia ra (divide) hoặc bỏ qua một bên (put apart) giúp con người tách được cảm xúc ra khỏi
tâm trí mình và quan sát, trải nghiệm chúng nhƣ những thực thể độc lập, nhờ đó con người có thể kiểm soát và điều khiển được cảm xúc của mình.
Cuối cùng, trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy các dạng thức phái sinh khác nhau của từ ―pollute‖ (ô nhiễm) đƣợc vận dụng trong các khẩu hiệu tuyên truyền về tham nhũng, chẳng hạn nhƣ:
Corruption is spreading like pollution and causing destruction. (Tham nhũng đang lan rộng nhƣ ô nhiễm và gây ra sự huỷ hoại) [A510]
Corruption pollutes the society, so stopping it must be our priority. (Tham nhũng làm ô nhiễm xã hội, vì thế ƣu tiên hàng đầu của chúng ta là chấm dứt nó [A512]
Polluted by corruption leads to our destruction. (Sự ô nhiễm do tham nhũng sẽ huỷ hoại chúng ta [A519]
Điều này cho thấy vấn nạn tham nhũng đã đƣợc ý niệm hoá thành chất gây ô nhiễm, làm bẩn môi trường xã hội, cần phải bị ―dọn sạch‖ (remove) như trong khẩu hiệu “Its our responsibility to remove the corruption.” (Trách nhiệm của chúng ta là loại bỏ tham nhũng) [A518]. Có thể thấy cách ý niệm hoá này chính là biểu hiện của ẩn dụ VẤN NẠN XÃ HỘI LÀ VẬT THỂ XẤU, trong đó VẬT THỂ XẤU đƣợc cụ thể hoá thành vật thể gây ô nhiễm.
Nhƣ vậy, ẩn dụ có miền nguồn VẬT THỂ là một ẩn dụ bản thể rất phổ biến trong khẩu hiệu tiếng Anh. Quá trình vật thể hoá các ý niệm trừu tƣợng giúp mang lại các tri thức cụ thể, dễ nắm bắt về miền đích, đồng thời giúp cho các khẩu hiệu giữ đƣợc sự ngắn gọn, súc tích mà không mất đi tính hiển ngôn. Khi vật thể đƣợc gán cho các giá trị, trở thành các ý niệm cụ thể nhƣ CỖ MÁY, VẬT THỂ XẤU, MÓN QUÀ, HÀNG HOÁ, hay CỦA CẢI thì ý niệm chính trị, cuộc sống và con người càng được làm nổi bật hơn và khẩu hiệu sẽ đạt được mục đích tác động đến nhận thức và thái độ của người dân.
4.3.3. ối chiếu ẩn dụ có miền nguồn VẬT THỂ trong khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt và tiếng Anh
Nhìn chung, về định lƣợng, ẩn dụ có miền nguồn VẬT THỂ là ẩn dụ bản thể phổ biến nhất trong cả khẩu hiệu tiếng Việt lẫn khẩu hiệu tiếng Anh với tần suất
xuất hiện lên đến lần lƣợt là 58,16% và 63,37%. Mặc dù số lƣợng dụ dẫn tiếng Anh (46) nhiều hơn số lượng dụ dẫn tiếng Việt (33), nhưng đa số dụ dẫn tương đương về nghĩa, thể hiện các thuộc tính khác nhau của miền nguồn VẬT THỂ. Trong cả hai ngôn ngữ, số lƣợng dụ dẫn thể hiện tính có giá trị của vật thể chiếm đa số, ví dụ nhƣ quý - precious, bảo vệ - protect/conserve, giữ gìn - keep, trao tặng - give, v.v. Đồng thời, các dụ dẫn hầu hết đều là các động từ miêu tả các hành động tác động lên một vật thể và các tính từ mô tả tính chất của một vật thể đó. Điều này thể hiện tính chất nhất quán trong quá trình vật thể hoá các ý niệm trừu tƣợng ở cả hai ngôn ngữ, giúp chúng trở nên cụ thể và gần gũi với trải nghiệm cơ thể của con người hơn.
Về định tính, ngoài việc gán cho các ý niệm như đất nước, thể chế, cuộc sống, giá trị, cảm xúc, v.v. một bản thể để con người có thể tương tác với chúng bằng các giác quan, quá trình chi tiết hoá (elaboration) miền nguồn còn cung cấp khá nhiều tri thức về miền đích. Chẳng hạn, trong cả tiếng Việt và tiếng Anh, vật thể có giá trị đƣợc sử dụng để ý niệm hoá các mục tiêu chính trị, cuộc sống và con người, đất nước và thể chế được ý niệm hoá bằng cỗ máy, vấn nạn xã hội được cấu trúc bằng ý niệm vật thể xấu. Quá trình chi tiết hoá này có khả năng tác động vào cảm xúc của công chúng. Ví dụ, ý niệm hoá các mục tiêu chính trị, cuộc sống và con người thành các vật thể có giá trị khiến người dân tin tưởng vào đường lối, chính sách của người lãnh đạo khi bản thân và cuộc sống của mình được bảo vệ, đồng thời tác động vào nhận thức của họ về giá trị của sinh mạng và cuộc sống. Ý niệm vật thể xấu giúp người dân hình dung ra những tác hại của các vấn đề xã hội và nâng cao ý thức hành động loại bỏ những vấn đề đó ra khỏi cuộc sống.
Tuy nhiên, có một số khác biệt nhỏ trong cách sử dụng ẩn dụ có miền nguồn VẬT THỂ giữa tiếng Anh và tiếng Việt, phản ánh đặc điểm văn hoá-xã hội khá rõ nét. Thứ nhất, ẩn dụ ĐẤT NƯỚC/THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CỖ MÁY trong khẩu hiệu tiếng Việt chỉ kích hoạt các mặt tích cực nhƣ hiệu quả, tinh gọn, đổi mới, nhƣng trong khẩu hiệu tiếng Anh, một số mặt tiêu cực nhƣ bị hỏng hóc, không hoạt động đƣợc làm nổi bật để nói về sự yếu kém của thể chế. Nhƣ đã nói ở trên, đây là một trong những đặc trƣng của khẩu hiệu tranh cử tiếng Anh: sử dụng ẩn dụ
để công kích đối thủ. Trong khi đó, khẩu hiệu chính trị tiếng Việt chỉ tuyên truyền về những động thái, chính sách tốt đẹp của Đảng và nhà nước, các khía cạnh tiêu cực bị che dấu đi, chỉ làm nổi bật tính hiệu quả và sự hoạt động trôi chảy.
Thứ hai, ẩn dụ có miền nguồn VẬT THỂ CÓ GIÁ TRỊ trong tiếng Anh đƣợc chi tiết hoá thành các bậc nhỏ hơn nhƣ MÓN QUÀ, HÀNG HOÁ và CỦA CẢI. Các dụ dẫn tiếng Anh thuộc ba miền nguồn này khá phong phú, đa dạng. Ngƣợc lại, ẩn dụ có miền nguồn VẬT THỂ CÓ GIÁ TRỊ trong tiếng Việt không thể hiện tính tầng bậc một cách rõ ràng, số lƣợng dụ dẫn hạn chế với một số biểu ngữ xuất hiện nhiều lần nhƣ bảo vệ, chất lƣợng, giữ gìn. Điều này có thể đƣợc lý giải bằng tính chất khuôn mẫu của các khẩu hiệu tiếng Việt, khiến cho sự đa dạng trong ngôn ngữ bị giảm đi.
Thứ ba, trong khẩu hiệu tiếng Việt có tồn tại ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG nhƣng ẩn dụ này hoàn toàn không xuất hiện trong khẩu hiệu tiếng Anh. Lối tư duy này có thể bắt nguồn từ đặc điểm của một đất nước gắn liền với hoạt động nông nghiệp. Công cụ lao động là phương tiện sản xuất phổ biến, gần gũi với người Việt Nam. Qua quan sát và trải nghiệm, người Việt nhận thấy các công cụ lao động sẽ sáng hơn, sắc hơn, bền hơn nếu đƣợc ―rèn‖ và ―luyện‖, từ đó hai thuộc tính này đƣợc sử dụng để ý niệm hoá sự phát triển năng lực, cá tính và nhân phẩm của con người. Ngược lại, người phương Tây có nền công nghiệp phát triển, thường gắn bó hơn với máy móc [102]. Chúng tôi có nhận thấy một số khẩu hiệu thể hiện ẩn dụ TÂM TRÍ LÀ CỖ MÁY, chẳng hạn nhƣ Child‟s mind is very fast; let them make it very vast (Tâm trí của một đứa trẻ rất nhanh nhạy, hãy để chúng mở rộng nó) [A326] hay Safety is a frame of mind. So concentrate on it – all the time (An toàn là cái khung của tâm trí. Hãy tập trung vào nó – mọi lúc) [A273], nhƣng do số ví dụ tìm đƣợc quá ít, nên chúng tôi không đƣa ẩn dụ này vào phân tích.
Nhƣ vậy, mặc dù có một số điểm khác biệt nhỏ trong các ánh xạ của miền nguồn VẬT THỂ, nhìn chung cả khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh đều ƣa chuộng loại ẩn dụ này trong việc cụ thể hoá các ý niệm trừu tƣợng về chính trị và cuộc sống, giúp cho khẩu hiệu ngắn gọn, súc tích nhƣng vẫn chuyển tải đƣợc đầy đủ các thông điệp và có thể tác động vào cảm xúc của công chúng.