CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỊCH VỤ THẺ TẠI NHTM
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý dịch vụ thẻ tại NHTM 7 1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.2. Hoạt động dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại
Thẻ là một phương tiện thanh toán tiên tiến, thể hiện sự phát triển của hoạt động thanh toán và đặc biệt là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công nghệ ngân hàng cũng nhƣ thúc đẩy quá trình hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới.
Khái niệm thẻ thanh toán có nhiều cách diễn đạt, mỗi cách diễn đạt làm nổi bật một tính chất trọng yếu của thẻ. Sau đây là một số định nghĩa về thẻ thanh toán:
* Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể đƣợc dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động.
Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính đƣợc phát hành bởi Ngân hàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty.
* Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
* Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.
Tổng hợp lại, ta có thể thấy thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Thẻ là công cụ thanh toán do ngân hàng, các tổ chức tài chính hoặc các công ty phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dƣ tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng đƣợc cấp. Thẻ ngân hàng còn dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động (ATM).
Dù do bất cứ tổ chức tài chính hoặc phi tài chính phát hành, thẻ ngân hàng đều đƣợc làm bằng plastic theo kích cỡ chuẩn quốc tế và bao gồm các yếu tố căn bản như: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của Nhà phát hành, số thẻ, ngày hiệu lực và tên chủ thẻ. Ngoài ra, thẻ còn có thể có tên công ty chịu trách nhiệm thanh toán thẻ hoặc thêm một số yếu tố khác theo quy định của Tổ chức hoặc tập đoàn thẻ quốc tế…
1.2.2.2. Khái niệm về dịch vụ thẻ ngân hàng
Dịch vụ thẻ là dịch vụ mà tổ chức tín dụng cung cấp cho khách hàng những tiện ích, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng sản phẩm thẻ dựa trên sự phát triển công nghệ thông tin, khoa học và kĩ thuật.
Dịch vụ thẻ ngân hàng là sự phát triển cao của các dịch vụ ngân hàng, đƣợc phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại mà các ngân hàng đã cung cấp rất nhiều dịch vụ và tiện ích thông qua thẻ.
Dịch vụ thẻ có ƣu thế về nhiều mặt trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng vì tính tiện dụng, an toàn, đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở những nước có nền kinh tế phát triển. Mỗi ngân hàng có những chiến lược riêng để chiếm lĩnh thị trường và phát triển thương hiệu dịch vụ thẻ của mình. Sự cạnh tranh phát triển dịch vụ thẻ của các ngân hàng hiện nay đã khiến cho nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng được đáp ứng và thị trường dịch vụ thẻ cũng trở nên sôi động hơn.
1.2.2.3. Nguyên tắc quản lý thẻ ngân hàng.
- Tổ chức phát hành thẻ tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro khi phát hành các loại thẻ đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.
- Thẻ ngân hàng phải đƣợc sử dụng, bảo quản đúng quy trình, tổ chức phát hành thẻ phải phổ biến, hướng dẫn cho khách hàng về dịch vụ thẻ, thao tác sử dụng thẻ đúng quy trình , các rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng thẻ và cách xử lý khi găp sự cố.
- Thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử, bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động thẻ, bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ quản lý hoạt động phát hành, thanh toán thẻ vận hành thông suốt và an toàn.
- Kịp thời xử lý các thông tin phản ánh của chủ thẻ đối với các vấn đề phát sinh liên quan đến thẻ do ngân hàng mình phát hành.
- Hoạt động thanh toán bù trừ, giao dịch qua thẻ đảm bảo nguyên tắc an toàn, giảm thiểu rủi ro.
- Chủ thẻ và cá nhân đƣợc chủ thẻ là tổ chức ủy quyền sử dụng thẻ của tổ chức phải bảo quản thẻ, bảo mật PIN, các mã số xác nhận chủ thẻ khác, các thông tin thẻ, thông tin giao dịch, không để lộ thông tin thẻ; thông báo và phối hợp với TCPHT để xử lý khi xảy ra các trường hợp mất thẻ hoặc có yêu cầu tra soát, khiếu nại.
- Khi tham gia vào các thỏa thuận với tổ chức khác về phát hành, thanh toán thẻ, TCPHT, TCTTT phải thỏa thuận về việc các bên liên quan có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền riêng tƣ cá nhân, bảo mật tài liệu, thông tin thẻ, giao dịch thẻ và tài khoản của chủ thẻ.
1.2.2.4. Các tính năng, tiện ích của thẻ ngân hàng.
Thẻ là công cụ để quản lý tài khoản cá nhân, có thể thực hiện đƣợc tất cả các chức năng cơ bản của tài khoản:
- Nạp tiền: chủ thẻ có thể nạp tiền vào tài khoản trực tiếp tại ngân hàng, nạp tại máy ATM, chuyển từ ngân hàng khác sang...
- Rút tiền: tại ngân hàng, qua hệ thống máy ATM, tại các điểm ứng tiền của ngân hàng.
- Chuyển khoản: qua các tài khoản tại bất kỳ ngân hàng nào, thanh toán các giao dịch kinh doanh, các hóa đơn dịch vụ (điện, nước, điện thoại...).
- Nhận chuyển khoản: từ các ngân hàng trong và ngoài nước, nhận lương, thưởng...
Nhƣng tính chất chính của thẻ là sự linh hoạt và khả năng mở rộng rất nhiều ứng dụng, hiện nay hầu hết các loại thẻ trên thị trường đã đưa vào một số tiện ích mở rộng nhƣ sau:
- Thanh toán hàng hóa - dịch vụ: tại các cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà sách, nhà hàng - khách sạn...
- Thanh toán trực tiếp hoặc tự động các dịch vụ điện, nước, điện thoại, Internet, phí bảo hiểm...
- Mua các loại thẻ trả trước, thanh toán phí dịch vụ trực tiếp trên máy ATM.
Với công nghệ hiện đại đƣợc áp dụng sẽ có nhiều tiện ích hơn trên chiếc thẻ nhỏ bé này. Xu hướng là chiếc thẻ đa năng trở thành vật duy nhất để quản lý và giao dịch tất cả các dịch vụ ngân hàng:
- Về mặt tài chính: thẻ đa năng sẽ quản lý tất cả các tài khoản tại ngân hàng (tài khoản tiết kiệm, tiền gửi, tiền vay...), kể cả tài khoản ngoại tệ.
- Về mặt xã hội: thẻ đa năng sẽ phát triển thành thẻ từ có gắn chip để lưu trữ những thông tin cá nhân quan trọng khác nhƣ: sổ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhóm máu, các tiền sử bệnh...
- Về mặt tiện ích cá nhân: thẻ đa năng là thẻ ghi nợ đƣợc cấp thêm hạn mức tín dụng - gọi là thấu chi, chủ thẻ có thể ngồi tại nhà sử dụng các dịch vụ Internet banking, phone banking để thanh toán các loại phí dịch vụ, mua hàng trực tuyến...
1.2.2.5. Phân loại thẻ
- Phân loại theo công nghệ.
+ Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.
+Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thƣ tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã đƣợc sử dụng phổ biến trong 20 năm qua, nhƣng đã bộc lộ một số nhƣợc điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá đƣợc, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng đƣợc kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin...
+ Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ có cấu trúc hoàn toàn nhƣ một máy vi tính.
- Phân loại theo chủ thể phát hành:
+ Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.
+ Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn...
phát hành nhƣ Diners Club, Amex...
- Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ:
+ Thẻ tín dụng (Credit Card): là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép người sử dụng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau. Khoảng thời gian từ khi thẻ đƣợc dùng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tới lúc chủ thẻ trả tiền cho ngân hàng phụ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của các tổ chức khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dƣ nợ vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn đƣợc miễn lãi đối với số dƣ nợ cuối kỳ. Tuy vậy, nếu hết thời gian này mà toàn bộ số dƣ nợ cuối kỳ chƣa đƣợc
thanh toán cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ chịu những khoản phí và lãi trả chậm.
Khi toàn bộ số tiền phát sinh đƣợc hoàn trả cho ngân hàng, hạn mức tín dụng của chủ thẻ đƣợc khôi phục nhƣ ban đầu. Đây là tính chất “tuần hoàn” (revolving) của thẻ tín dụng.
Các tổ chức tài chính nhƣ ngân hàng hay các công ty tài chính phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng khách hàng. Khả năng đảm bảo chi trả đƣợc xác định dựa trên tổng hợp nhiều thông tin khác nhau nhƣ: thu nhập, tình hình chi tiêu, mối quan hệ sẵn có đối với các tổ chức tài chính, địa vị xã hội…của khách hàng. Do đó, mỗi khách hàng có những hạn mức tín dụng khác nhau.
Cũng từ việc thẩm định và phân loại khách hàng mà các ngân hàng cũng nhƣ các tổ chức tài chính đƣa ra nhiều sản phẩm thẻ tín dụng đa dạng: ví dụ thẻ tín dụng Visa, MasterCard có thẻ Vàng (Gold) và thẻ Chuẩn (Classic/Standard)…
Khi sử dụng thẻ, thay bằng tiền mặt, chủ thẻ xuất trình thẻ tín dụng của mình tại các điểm cung ứng hàng hóa, dịch vụ có chấp nhận thẻ (gọi là đơn vị chấp nhận thẻ) để thanh toán.
+ Thẻ thanh toán (Charge Card): là sản phẩm thẻ tín dụng đặc biệt, phục vụ những khách hàng có thu nhập cao, có khả năng tài chính vững vàng và có mức chi tiêu lớn. Nếu như thẻ tín dụng thông thường cho phép khách hàng có thể trả một phần số dƣ nợ cuối kỳ vào ngày đến hạn với điều kiện đảm bảo mức thanh toán tối thiểu thì đối với thẻ thanh toán, chủ thẻ sẽ phải thanh toán toàn số tiền phát sinh cho ngân hàng khi vào ngày đến hạn. Tuy nhiên, để đổi lại, khi sử dụng thẻ thanh toán, khách hàng được hưởng một hạn mức tín dụng đặc biệt cao.
+ Thẻ ATM: là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép chủ thẻ tiếp cận trực tiếp tới tài khoản tại ngân hàng từ máy rút tiền tự động. Chủ thẻ có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau tại máy rút tiền tự động ATM, bao gồm: xem số dƣ tài khoản, chuyển khoản, rút tiền, in sao kê, xem các thông tin quảng cáo... Hệ thống máy ATM hiện đại còn cho phép chủ thẻ gửi tiền vào tài khoản của mình ngay tại các máy ATM và tự mình thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác.
Sự tiện lợi là đặc điểm quan trọng nhất của thẻ ATM. Bằng cách nhập mã số cá nhân (PIN), chủ thẻ có thể tiếp cận tài khoản cá nhân của mình tại ngân hàng mọi nơi, mọi lúc, 24/24h mỗi ngày và 7 ngày trong tuần. Điều này có nghĩa là cùng với thẻ ATM, hệ thống ATM đã cung cấp cho khách hàng sử dụng thẻ khả năng giao dịch ngoài giờ làm việc, ngoài trụ sở của ngân hàng và khả năng tự phục vụ.
Theo thời gian, các tổ chức đã tự động kết nối hệ thống ATM với nhau tạo nên một mạng ATM khu vực, cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại nhiều máy ATM hơn. Hiện nay hai hệ thống ATM lớn nhất trên thế giới là CIRRUS của Master Card và PLUS của Visa, sẵn sàng cho phép thẻ của các ngân hàng và những tổ chức tín dụng khác kết nối, tạo nên một mạng lưới rộng khắp toàn cầu.
+ Thẻ ghi nợ (Debit card): Giống nhƣ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ cũng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, nói về mức độ có thể thay thế tiền mặt, thẻ ghi nợ chiếm ƣu thế vƣợt trội hơn thẻ tín dụng. Điều này có đƣợc bởi tính chất của thẻ ghi nợ. Bất cứ khách hàng nào có tài khoản mở tại ngân hàng đều có thẻ phát hành thẻ ghi nợ hoặc trong trường hợp chưa có tài khoản, khách hàng muốn phát hành thẻ ghi nợ thì bản thân thẻ ghi nợ này sẽ gắn liền với một tài khoản của khách hàng. Thẻ ghi nợ cho phép khách hàng tiếp cận với số dƣ trong tài khoản của mình qua hệ thống kết nối trực tuyến để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc thực hiện các giao dịch liên quan tới tài khoản tại máy rút tiền tự động ATM. Nhƣ vậy, mức chi tiêu của chủ thẻ chỉ phụ thuộc vào số dƣ trong tài khoản. Ngân hàng giữ vai trò cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ và thu phí dịch vụ. đối với thẻ ghi nợ, giữa ngân hàng và khách hàng không diễn ra quá trình cho vay, không có việc phân loại khách hàng để được hưởng hạn mức tín dụng nên khách hàng chỉ cần có tài khoản tại ngân hàng đề có thể tiếp cận tới sản phẩm thẻ ghi nợ của ngân hàng.
- Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:
+ Thẻ trong nước: là thẻ đƣợc giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.
+ Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ đƣợc chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán.
1.2.2.6. Các chủ thể tham gia dịch vụ thẻ
- Ngân hàng phát hành: là ngân hàng đƣợc sự cho phép của tổ chức thẻ hoặc công ty thẻ trong việc phát hành thẻ mang thương hiệu của mình. Ngân hàng phát hành trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ của khách hàng, quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ cho khách hàng là chủ thẻ. Ngân hàng phát hành có quyền kí hợp đồng đại lý với bên thứ ba là một ngân hàng hay một tổ chức tín dụng khác trong việc thanh toán hoặc phát hành thẻ. Định kỳ, các ngân hàng phát hành phải lập bảng sao kê ghi rõ các khoản cụ thể đã sử dụng và yêu cầu thanh toán đối với chủ thẻ tín dụng hoặc khấu trừ trực tiếp vào tài khoản của chủ thẻ ghi nợ.
- Chủ thẻ: là cá nhân hay người được ủy quyền được ngân hàng cho phép sử dụng thẻ để chi trả các hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt theo những điều kiện, quy định của ngân hàng. Một chủ thẻ có thể sở hữu một hay nhiều thẻ.
- Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT): là các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ có kí kết với ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp bằng thẻ.
- Ngân hàng thanh toán: là ngân hàng chấp nhận các giao dịch thẻ nhƣ một phương tiện thông qua việc kí kết các hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Qua việc kí kết hợp đồng, các địa điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ này đƣợc chấp nhận vào hệ thống thanh toán thẻ của ngân hàng, ngân hàng sẽ cung cấp các thiết bị đọc thẻ, đào tạo nhân viên về dịch vụ thanh toán thẻ, quản lí và xử lý những giao dịch thẻ diễn ra tại địa điểm này. Trên thực tế, rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành, vừa là ngân hàng thanh toán.
- Tổ chức thẻ quốc tế: là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên là các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các công ty phát hành thẻ, đặt ra quy tắc bắt buộc các thành viên phải áp dụng thống nhất theo một hệ thống toàn cầu. Bất cứ ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thanh toán thẻ quốc tế đều phải là thành