CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 5
1.3 Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn tối ƣu của các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam
1.3.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Có nhiều yếu tố thuộc về đặc điểm riêng của doanh nghiệp ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và cũng đã có nhiều nghiên cứu về mức độ tác động của các yếu tố này.
Các yếu tố đã đƣợc xem xét qua nhiều nghiên cứu và đã cho thấy tác động rõ ràng đến cơ cấu vốn như: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, đặc tính của tài sản doanh nghiệp, lá chắn thuế phi nợ, tính thanh khoản, mức độ linh hoạt tài chính, quản trị doanh nghiệp v.v.
Đối với các công ty xây dựng niêm yết, tác động của các yếu tố này thể hiện nhƣ sau:
Quy mô doanh nghiệp
Doanh nghiệp càng có quy mô lớn thì càng có độ tín nhiệm cao trên thị trường, rủi ro phá sản thấp hơn do đó có lợi thế khi đi vay nợ. Điều này làm cho chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp quy mô lớn cũng thấp hơn các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn. Đặc biệt là đối với các công ty xây dựng niêm yết, quy mô doanh nghiệp tạo tín nhiệm để công ty có thể tận dụng các khoản nợ không phải trả lãi vay như phải trả người bán chi phí nguyên vật liệu. Vì vậy, doanh nghiệp có quy mô lớn thường duy trì cấu trúc vốn nghiêng về nợ, hay cơ cấu vốn tối ưu của các công ty xây dựng niêm yết quy mô lớn sẽ duy trì mức nợ tối ƣu cao hơn các công ty khác.
Khả năng sinh lời
Yếu tố khả năng sinh lời quyết định năng lực tích lũy nguồn vốn nội bộ của doanh nghiệp. Thông thường, một doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao sẽ có xu hướng ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ của doanh nghiệp trước do chi phí của nguồn vốn này rẻ hơn so với chi phí khi sứ dụng vốn đi vay. Do khả năng sinh lời có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, cho nên những doanh nghiệp xây dựng niêm yết có khả năng sinh lời càng cao, mức nợ vay tối ƣu càng giảm
Cơ hội tăng trưởng
Tác động của yếu tố cơ hội tăng trưởng đến cơ cấu vốn có thể được giải thích bằng lý thuyết chi phí đại diện. Nếu một doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thì các cổ đông có xu hướng không đầu tư nhiều vào các dự án mới có nhiều tiềm năng bởi vì lợi nhuận từ các khoản đầu tƣ này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là các cổ đông và điều này làm phát sinh chi phí đại diện của vốn nợ. Nếu chi phí đại diện là đáng kể, các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn so với vốn vay. Nói cách khác, công ty xây dựng niêm yết có cơ hội tăng trưởng cao thường hạ thấp đòn bẩy tài chính để hướng lợi nhuận về chủ sở hữu.
Rủi ro kinh doanh
Những doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao thường có dòng tiền không ổn định, điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán đúng hạn, trong đó bao gồm khả năng thanh toán nợ vay, đặc biết là các công ty xây dựng niêm yết có đặc điểm dòng tiền phụ thuộc nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh . Do đó, rủi ro kinh doanh có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính.
Tỷ lệ tài sản cô định hữu hình trong tổng tài sản
Do các chủ nợ thường đòi hỏi phải có tài sản thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay nên tài sản cố định hữu hình thường có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng vay nợ. Ngoài ra, giá trị thanh lý của doanh nghiệp cũng tăng lên khi có tài sản
cố định hữu hình và làm giảm chi phí phá sản. Một doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trong tổng tài sản cao sẽ có cơ cấu vốn tối ƣu ở điểm nợ cao hơn.
Tấm chắn thuế phi nợ
Bên cạnh chi phí lãi vay, các chi phí trước thuế khác ngoài lãi vay như chi phí khấu hao cũng có thể sử dụng làm tấm chắn thuế. Vỉ vậy, chi phí khấu hao có tác dụng thay thế chi phi lãi vay và đƣợc coi là tấm chắn thuế phi nợ của doanh nghiệp. Tấm chắn thuế phi nợ càng lớn thi doanh nghiệp càng ít có nhu cầu sử dụng nợ vay để giảm thuế thu nhập.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Khả năng tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng tăng vốn một cách hợp lý trong điều kiện có tác động xấu. Các nhà quản lý tài chính biết rằng tài trợ vốn vững chắc là một trong những điều kiện cần thiết để doanh nghiệp hoạt động ổn định và có hiệu quả. Họ cũng biết rằng khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong nền kinh tế hoặc khi một doanh nghiệp đang trải qua những khó khăn trong hoạt động, những nhà cung ứng vốn muốn tăng cường tài trợ cho những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh. Như vậy, mức độ biến động trong tương lại của vốn và hậu quả của việc thiếu hụt vốn có ảnh hưởng lớn tới cấu trúc vốn mục tiêu.
Các yếu tố về quản trị doanh nghiệp
Các yếu tố quản lý nhƣ: nhận thức, năng lực, sự mạo hiểm của nhà quản trị có tác động rất lớn đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Để xây dựng đƣợc một cơ cấu vốn tối ưu yêu cầu người ra quyết định phải am hiểu về các yếu tố tác động đến chi phí vốn của doanh nghiệp như lãi suất thịtrường, chi phí phát hành, mức độ rủi ro của ngành, sự thay đổi các chính sách kinh tế... cũng nhƣ khả năng dự báo những thay đổi của các yếu tố này để lường trước những ảnh hưởng của chúng đến chi phí vốn, từ đó tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Tính cách chủ quan của nhà quản trị yêu thích rủi ro hay an toàn cũng ảnh hưởng đến việc cân nhắc sử dụng nợ hay vốn chủ sở hữu. Vì sử dụng đòn bẩy tài chính cũng nhƣ con dao hai lƣỡi, đó là sự đánh đổi rủi ro và lợi nhuận.
Bên cạnh đó, quản trị doanh nghiệp thường gắn liền với sự tồn tại của vấn đề người đại diện và nguồn gốc của vấn đề này xuất phát từ sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát doanh nghiệp. Chẳng hạn, vấn đề người đại diện có thể phát sinh khi mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý trong doanh nghiệp dựa trên sự xung đột lợi ích.Tương tự, sự xung đột lợi ích giữa các cổ đông có quyền kiểm soát va các cổ đông thiểu số cũng là tâm điểm trong quản trị doanh nghiệp.
Nhƣ vậy đặc điểm và trình độ quản trị doanh nghiệp sẽ quyết định mức độ chi phí đại diện phát sinh, đến lượt nó có thể ảnh hưởng đến chính sách cơ cấu vốn của doanh nghiệp đó.