Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam (Trang 107 - 110)

CHƯƠNG 4: CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CHO CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

4.3 Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp tối ưu hóa cơ cấu vốn cho các công ty xây dựng niêm yết ở Việt Nam

4.3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty cho thuê tài chính

Sự ra đời và phổ biến của hoạt động cho thuê tài chính và công ty cho thuê tài chính là điều tất yếu trong sự hoàn thiện hệ thống tài chính. Những đóng góp của công ty cho thuê tài chính sẽ giúp cân bằng sự phát triển giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn (thị trường vốn, trong đó có hoạt động cho thuê tài chính đang khá èo uột và “đẩy” nhiệm vụ nguồn vốn trung dài hạn sang thị trường tiền tệ), đồng thời gia tăng thêm nguồn vốn trung dài hạn trong lựa chọn hình thành tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp với phương án sử dụng tài sản khả thi lẫn nhận thức đƣợc vai trò của hoạt động thuê tài chính sẽ tối đa đƣợc lợi nhuận theo đuổi.

Còn các công ty cho thuê tài chính sẽ đóng vai trò lớn trong kênh truyền dẫn vốn trung dài hạn đến các chủ thể kinh tế.

Tuy nhiên, theo báo cáo từ Hiệp hội các công ty cho thuê tài chính, hiện nay có 8 thành viên đăng ký tham gia Hiệp hội, nhƣng trên thực tế, chỉ còn 5 công ty hoạt

động bình thường với dư nợ hơn 7.400 tỷ đồng. Ba công ty còn lại hầu như không còn hoạt động kinh doanh, mà chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu với số lƣợng chiếm 75% - 99% tổng dƣ nợ, trong đó có ALC1 và ALC2. (Cafef.vn, 2015)

Và từ nguồn dữ liệu của NHNN, hoạt động cho thuê tài chính đầy tiềm năng khi hoạt động ở Việt Nam, nơi mà có doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp. Tuy nhiên, tổng dƣ nợ và tài sản Có của loại hình này đang ngày càng giảm. Đặc biệt, giá trị vốn tự đang suy giảm trầm trọng, và có những công ty đã âm vốn chủ sở hữu với số tiền khá lớn. Đồng thời, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn ngành chỉ 3,35%, trong khi đó, yêu cầu tối thiểu phải là 13%. Vì vậy, tái cơ cấu hoạt động công ty cho thuê tài chính bắt buộc phải diễn ra khẩn trương.

4.3.5 Thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Thị trường chứng khoán là một bộ phận rất quan trọng của thị trường tài chính.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán là điều kiện tiên quyết để thị trường tài chính phát triển. Để đa dạng hoá các kênh huy động vốn của các công ty xây dựng niêm yết, đặc biệt là vốn dài hạn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu thì điều kiện không thể thiếu được là một thị trường chứng khoán phát triển. Nhưng để phát huy chức năng là kênh huy động vốn của doanh nghiệp thì cần phải thu hút nhà đầu tƣ bằng một thị trường minh bạch và có tính thanh khoản cao. Để từng bước xây dựng được một thị trường như vậy, nhà nước cần phải cải thiện một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, cần nâng cấp mạnh tiêu chuẩn niêm yết để nâng cao chất lƣợng hàng hóa cho TTCK, phân hóa rõ nét về tiêu chuẩn niêm yết giữa hai thị trường giao dịch. Ở thị trường có tiêu chuẩn niêm yết cao hơn, thông tin được minh bạch hơn, khi niêm yết, doanh nghiệp sẽ dễ dàng huy động vốn hơn. Còn ở thị trường có tiêu chuẩn niêm yết "mềm" hơn, khi tham gia, doanh nghiệp vẫn huy động đƣợc vốn nhƣng phải trả chi phí đắt hơn vì nhà đầu tƣ phải chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn. Bên cạnh đó, điều quan trọng hơn đối với TTCK Việt Nam là cần yêu cầu doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng quản trị, yêu cầu về công bố thông tin, xử phạt

nghiêm minh nhằm giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp niêm yết, nhà đầu tƣ, các công ty kinh doanh chứng khoán khi tham gia thị trường. UBCKNN cần tăng cường giám sát, thực thi luật định công khai để góp phần tạo chuyển biến trong các doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, các chương trình tập huấn cho lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt ở các doanh nghiệp mới niêm yết để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của một thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt.

Thứ hai, sửa đổi quy định về đầu tư nước ngoài trên TTCK nhằm khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư, đặc biệt là các định chế đầu tư nước ngoài, thu hút được thêm nhiều nguồn vốn đầu tư gián tiếp và thúc đẩy thị trường phát triển.

Theo quy định tại quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng. Trong thời gian tới, Chính phủ cần khẩn tnrơng tiếp tục nới lỏng giới hạn này, theo đó mức sở hữu tối đa có thể tăng lên đến 60%, thậm chí những ngành nghề nhà nước không cần thiết kiểm soát thì có thể tăng hơn nữa.

Thứ ba, khuyến khích sự phát triển của trái phiếu doanh nghiệp. NHNN cần duy trì mức lãi suất ổn định. Hiện nay, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu vẫn đƣợc xây dựng dựa trên lãi suất huy động của các ngân hàng lớn cộng thêm mức biên độ 5% - 7%. Vì vậy, ổn định mức lãi suất ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát hành trái phiếu cụ thể và an toàn ngay từ đầu. Chính phủ cũng cần sớm ban hành khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Việc các cơ quan này đi vào hoạt động sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp rất nhiều trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp vì các nhà đầu tƣ sẽ có thêm cơ sở để đánh giá chất lƣợng trái phiếu và mạnh dạn đầu tƣ vào loại giấy tờ có giá này. Ngoài ra, cần ban hành thêm các văn bản pháp luật trong đó quy định rõ ràng về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng. Bộ Tài chính và UBCKNN cần tổ chức nhiều hoạt động thảo luận, hướng dẫn về đặc điểm và cách thức hoạt động của trái phiếu doanh nghiệp trên

TTTP Việt Nam, đồng thời giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của doanh nghiệp và nhà đầu tƣ về các vấn đề pháp lý và kỹ thuật có liên quan đến phát hành và mua bán trái phiếu doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)