Các yếu tố nguồn lực của Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trung tâm nghiên cứu phát triển thiết bị mạng viễn thông viettel (Trang 61 - 65)

Chương 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1 Khái quát về Trung tâm VTCore

3.1.2 Các yếu tố nguồn lực của Trung tâm

Tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng quân số của trung tâm là 318 người.

Tăng 166 người (tăng 209% so với năm 2013).

Tỷ lệ nam 191/318 (chiếm 60.57%), tỷ lệ nữ 127/318 (chiếm 39.43%). Qua số liệu và biểu đồ nhận thấy một điều khác biệt so với các đơn vị khác, đó là tỉ lệ nữ ở một đơn vị kỹ thuật cao hơn so với thông thường (thường nữ chỉ chiếm 10-15%

trên tổng số). Điều khác biệt này đó là các nhân sự tuyển dụng chủ yếu là về lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là về lĩnh vực lập trình. Đồng thời sau khi nghiên cứu viết phần mềm thì cần có một đội ngũ để kiểm thử các sản phẩm trong quá trình lập trình. Việc này đòi hỏi công việc phải thật tỉ mỉ và mất nhiều thời gian. Do vậy Trung tâm có đặc thù khác là có tỉ lệ nữ vƣợt trội với các đơn vị khác nói riêng và Tập đoàn nói chung.

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính (2013-2014)

(Nguồn: P.TCNS năm 2014)

Độ tuổi dưới 25 của CBCNVC và lao động chiếm 43.15% tổng số nhân lực, từ 25 đến dưới 30 tuổi chiếm 38.014%, từ 30 đến dưới 35 tuổi chiếm 15.068%, từ 35 đến dưới 45 tuổi chiếm 3.42%, trên 45 tuổi chiếm 0.34%. (Xem bảng 3.3)

Bảng 3.3: Cơ cấu tuổi lao động 2014 Độ tuổi Tổng số

(người)

Giới tính

Tỷ lệ (%)

Nam Nữ

318 100

Dưới 25 136 81 55 43.15

25-29 121 72 49 38.14

30-34 48 29 19 15.06

35-44 10 8 2 3.42

Trên 45 3 3 0 0.23

(Nguồn: P.TCNS năm 2014) Qua bảng 3.2 cho thấy tuổi trung bình của toàn TT là 26.76 tuổi, điều này cho thấy nhân sự trung tâm trẻ, người trẻ sức trẻ nhiệt huyết căng tràn, tuy nhiên bên cạnh đó nhân sự trẻ thì kinh nghiệm ít, do đó để tận dụng và đạt hiệu quả cao nhất về lợi thế sức trẻ, cần tƣ duy giải pháp đào tạo nâng cao chất lƣợng nhân sự.

Trình độ, năng lực CBCNVC của Trung tâm

Do đặc thù Trung tâm là đơn vị nghiên cứu, do vậy nhân lực chủ yếu là chất lƣợng cao, trình độ chuyên môn cao phù hợp với yêu cầu công việc đƣợc giao. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm từ đại học và trên đại học chiếm đa số (khả năng nắm bắt, học hỏi, và vận dụng tƣ duy sáng tạo nhanh, linh hoạt). Ngoài ra Trung tâm cũng thực hiện chính sách sắp xếp, tuyển chọn, lao động theo hướng chuyên môn, tinh thông nghề nghiệp. Trung tâm VTcore đã trở thành một môi trường làm việc đáng mơ ước hàng đầu Việt Nam, là nơi thu hút nguồn nhân sự chất lƣợng cao tìm đến. Cụ thể:

- Xét về trình độ: Tiến sỹ chiếm 1.28%, thạc sỹ chiếm 7.05%, đại học chiếm 89.10%, cao đẳng 0.3%, trung học chuyên nghiệp 0.3%, sơ cấp 1.7%.

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ (2014)

(Nguồn:Phòng TCNS, năm 2014) Qua biểu đồ, có thể thấy nhân lực có trình độ đại học và trên đại học thường chiếm tỷ lệ khá cao từ 97% và có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai, điều này phù hợp với một đơn vị nghiên cứu công nghệ đòi hỏi chất lƣợng nhân sự cao nhƣ TT VTTCore; Trình độ Cao đẳng và trung cấp chiếm khoảng 2% (chủ yếu là lái xe và tạp vụ).

Cơ cấu theo cấp bậc, đối tượng CBCNV

Do đặc thù là đơn vị quân đội, quân số chịu sự quản lý của Tập đoàn nói riêng và Bộ Quốc phòng nói chung, hiện tại Trung tâm phân chia cấp bậc theo cơ cấu nhƣ sau: Sỹ Quan, Quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân viên quốc phòng, Hợp đồng lao động, Hợp đồng dịch vụ. (Xem chi tiết bảng 3.4).

Bảng 3.4 Cơ cấu theo cấp bậc, đối tƣợng

STT Đối tượng Số người Cấp bậc Số người

1 SQ 4

Cấp tá 01

Cấp úy 03

2 QNCN 11

Cấp tá 01

Cấp úy 10

STT Đối tượng Số người Cấp bậc Số người

3 CNVQP 8

4 HĐLĐ 193

5 HĐDV 102

Tổng 318

(Nguồn:Phòng TCNS, năm 2014) Qua bảng 3.2, có thể thấy đối tƣợng SQ chiếm tỉ lệ 1.25%. QNCN chiếm tỉ lệ 3.45%, CNVQP chiếm tỉ lệ 2.51%, HĐLĐ chiếm tỉ lệ 60,69%, HĐDV chiếm 32.07%. Qua tỉ lệ trên cho thấy 100% cán bộ cấp quản lý (Ban giám đốc, trưởng các đơn vị) thuộc các đối tượng như: SQ, QNCN và CNVQP (3 đối tương này chiếm 7.21%). Các đối tƣợng trên đều thuộc biên chế trong quân đội và chịu sự quản lý về quân số của Bộ Quốc Phòng. Ngoài ra các đối tƣợng HĐLĐ và HĐDV (chiếm 93%) do Tập đoàn, Trung tâm tổ chức tuyển dụng và chịu sự quản lý quân số của Tập đoàn.

3.1.2.2 Vốn kinh doanh

Trung tâm VTCore là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn. Đặc thù Trung tâm là đơn vị nghiên cứu nên không có vốn sản xuất kinh doanh, chi phí đƣợc hạch toán vào quỹ đầu tƣ phát triển khoa học công nghệ của TĐ. Nguồn vốn để duy trì hoạt động do Tập đoàn chi trả. Hoạt động kinh doanh đang là kinh doanh nội bộ trong TĐ nên doanh thu thu về từ việc bán và triển khai các sản phẩm đều đƣợc đổ về TĐ.

3.1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ

Trụ sở chính của trung tâm VTCore đƣợc đặt tại Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc - nơi đƣợc mệnh danh là Thung lũng Silicon của Việt Nam và là dự án trọng điểm của quốc gia. VTCore đã đƣợc Tập đoàn tạo điều kiện, đầu tƣ cơ sở hạ tầng thuận lợi, không gian làm việc xanh… Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đƣợc trang bị đầy đủ những thiết bị hiện đại nhất, đầy đủ không gian sáng tạo, thư giãn… VTCore đã trở thành môi trường làm việc thu hút nguồn nhân sự chất lƣợng cao tìm đến…

Tuy nhiên, TT chƣa có quy trình phù hợp với các dự án nghiên cứu phát triển và dự án triển khai dẫn đến sự chồng chéo và mức độ kiểm soát chất lƣợng sản phẩm chƣa đƣợc chặt chẽ. Việc chƣa xây dựng đƣợc Lab viễn thông phục vụ quá trình phát triển, tích hợp, triển khai thử nghiệm buộc dự án phải xin kết nối vào các tổng đài đang cung cấp dịch vụ cho khách hàng vừa mất thời gian xin kết nối, tác động vào hệ thống bị hạn chế, vừa gây rủi ro cho mạng lưới; điều kiện đảm bảo nhân sự theo kế hoạch của dự án chưa đáp ứng đủ làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trung tâm nghiên cứu phát triển thiết bị mạng viễn thông viettel (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)