Bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý nhân lực tại Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trung tâm nghiên cứu phát triển thiết bị mạng viễn thông viettel (Trang 65 - 69)

Chương 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1 Khái quát về Trung tâm VTCore

3.1.3 Bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý nhân lực tại Trung tâm

Mô hình Bộ máy tổ chức của Trung tâm duy trì hoạt động theo mô hình tổ chức nhƣ sau:

(Nguồn:Phòng TCNS, năm 2014)

Ban Giám Đốc: bao gồm 01 GĐ và 03 PGĐ chuyên trách (PGĐ Kinh doanh, PGĐ kỹ thuật, PGĐ sản xuất).

Khối phòng ban hỗ trợ: gồm 05 đơn vị, Phòng Tổ chức Nhân sự; Phòng Đầu tƣ; Phòng kế hoạch; Phòng chính trị hành chính; Phòng Tài chính.

Khối phòng ban trực tiếp sản xuất - kinh doanh: Trung tâm phát triển thiết bị mạng lõi, Trung tâm phát triển thiết bị di động băng rộng; Phòng nghiên cứu phát triển; Phòng Kỹ thuật công nghệ, Phòng Quản lý chất lƣợng; Phòng Kinh doanh;

Văn phòng miền Nam; Văn phòng tại Mỹ (VTA).

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm có ƣu điểm là:

- Thống nhất tổ chức trung tâm thực hiện toàn trình từ nghiên cứu, sản xuất đến kinh doanh sản phẩm, thiết bị, bán được trên thị trường và đáp ứng linh hoạt với yêu cầu của khách hàng .

- Chú trọng và phát huy đƣợc sức mạnh chức năng chính của từng bộ phận.

- Làm công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ở các bộ phận trở nên đơn giản hơn.

- Giải phóng cho người lãnh đạo cao nhất khỏi các công việc vụn vặt có tính kỹ thuật, nghiệp vụ để tập trung vào các công việc mang tính vĩ mô bao quát.

- Làm cho cấp trên dễ dàng kiểm tra chặt chẽ các hoạt động theo chức năng của cấp dưới tại các bộ phận.

Tuy nhiên, bộ máy tổ chức TT có những hạn chế nhƣ:

Một là, Bộ máy tổ chức thường xuyên thay đổi, đội ngũ chỉ huy ngày càng trẻ hóa, phối hợp công việc giữa các đơn vị chƣa nhịp nhàng, hiệu quả chƣa cao.

Hai là, Lực lƣợng nhân sự trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, thiếu người dẫn dắt định hướng nên hiệu quả nghiên cứu chưa đạt được kỳ vọng.

Ba là, Công tác đào tạo nhân sự chưa hiệu quả, chưa có phương pháp đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực một cách bài bản, hệ thống; phần lớn hoạt động đào tạo còn mang tính bị động theo chỉ đạo của cấp trên, thiếu sự đồng bộ thống nhất trong toàn đơn vị.

Bảng 3.5: Số liệu nhân sự các phòng ban của Trung tâm VTCore, 2014

- Ban Giám đốc 4 người

- Phòng Tổ chức Nhân sự 8 người

- Phòng Đầu tư 11 người

- Phòng Chính trị - Hành chính 12 người

- Phòng Tài chính 5 người

- Phòng Kế hoạch 8 người

- Phòng Kinh doanh 13 người

- Phòng Quản lý chất lượng 15 người

- Phòng Kỹ thuật - Công nghệ thông tin 15 người

- Văn phòng Miền Nam 20 người

- Văn phòng tại Mỹ 02 người

- TT Nghiên cứu phát triển công nghệ 19 người - TT Phát triển thiết bị vô tuyến băng rộng 50 người

- TT Phát triển thiết bị mạng lõi 62 người

- TT Phát triển thiết bị OCS 74 người

Tổng 318 người

(Nguồn:Phòng TCNS, năm 2014) Qua bảng 3.5 nhận thấy, BGĐ TT có 04/318 người (chiếm 1.25% tổng số nhân sự) Khối phòng ban chức năng có 48 người, chiếm 15% (gồm: BGĐ, P.TC, KH, TCNS, ĐT, CTHC), khối sản xuất - kinh doanh có 256 người (chiếm 85%). Tỉ lệ trên cho thấy tỉ lệ giữa khối phòng ban chức năng và khối sản xuất - kinh doanh là 15-85. Nhân lực thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh chiếm chủ yếu.Tỉ lệ này đối chiếu với quy định của Tập đoàn là phù hợp (tỉ lệ khối hỗ trợ <=15%).

3.1.3.2 Bộ máy quản lý nhân lực

Phòng Tổ chức nhân sự là một trong những đơn vị chức năng thuộc bộ máy giúp việc, có chức năng tham mưu giúp BGĐ trong việc quản lý: tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác lao động tiền lương, đào tạo bồi dưỡng phát triển NL, công tác thi đua khen thưởng, công tác giải quyết chế độ khác trong Trung tâm.

Đồng thời còn thực hiện các chức năng nhƣ:

- Tìm hiểu, nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, định biên nhân sự áp dụng tại Trung tâm, các bộ phận trực thuộc;

- Đảm bảo nguồn lực về số lƣợng và chất lƣợng theo yêu cầu, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Trung tâm;

- Tổ chức và phối hợp với các Phòng ban trong Trung tâm xây thực hiện quản lý nhân sự: tuyển dụng, đánh giá theo phân cấp.

- Quản lý nhân sự toàn Trung tâm.

- Xây dựng, thực hiện và quản lý quy chế tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện, các chính sách cơ chế đòn bẩy khuyến khích thu hút lao động toàn Trung tâm theo phân cấp.

- Thực hiện các nghiệp vụ hằng ngày của công tác Tổ chức nhân sự. Hỗ trợ, phối hợp với các bộ phận trong vấn đề quản lý nhân sự tại Trung tâm.

Bộ máy quản lý nhân sự của Trung tâm, ngoài Ban Giám đốc còn bao gồm các khối phòng ban hỗ trợ và khối sản xuất trực tiếp. Tại các trung tâm, trưởng các trung tâm thay mặt Ban Giám đốc quản lý chung và điều hành công việc tại bộ phận. Thực tế những trưởng đơn vị này là những người hiểu biết sâu về chuyên môn của đơn vị mình. Họ vừa quản lý nhân lực chung và vừa quản lý về chuyên môn kỹ thuật do bộ phận mình đảm trách. Đây cũng là điểm hạn chế trong công tác quản lý, hầu hết cán bộ chỉ huy lãnh đạo đều là những người có chuyên môn sâu kỹ thuật, không đƣợc đào tào bài bản về quản lý. Thực tế quản lý nhân sự tại các đơn vị trong Trung tâm đang đƣợc thực hiện theo dạng quản lý điều hành về công việc nhiều hơn là chú trọng đến quản lý nhân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trung tâm nghiên cứu phát triển thiết bị mạng viễn thông viettel (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)