1.2 Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực tại một tổ chức
1.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực
Yếu tố bên ngoài
Các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. Đối với phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, các yếu tố chủ yếu là môi trường chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ.
Chính trị ổn định sẽ góp phần tạo môi trường làm việc an toàn, tâm lý gắn bó lâu dài với các công ty, giúp người lao động yên tâm sản xuất.
Pháp luật về lao động và thị trường lao động tác động đến cơ chế và chính sách trả lương của doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi về mức độ thu hút nguồn nhân lực của các doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, dân số... có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về chất lượng và số lượng, tác động đến thu nhập, đời sống của người lao động. Điều này sẽ tạo cơ hội hoặc áp lực cho công tác phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Các yếu tố văn hóa, xã hội của quốc gia có tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về các giá trị của người
lao động. Và như vậy, nó ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
Khoa học công nghệ phát triển làm xuất hiện những ngành nghề mới, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Do đó, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp càng trở nên bức bách hơn.
Yếu tố bên trong
Các yếu tố thuộc về nguồn lực bên trong doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Nhân tố con người: Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức do đó tất cả các hoạt động trong tổ chức đều chịu sự tác động của nhân tố này. Con người luôn có nhu cầu khác nhau mà nhu cầu học tập và phát triển của người lao động ngày càng được chú trọng hơn.Khi người lao động muốn nâng cao trình độ thì họ đề xuất với cấp trên xin học tập và nếu họ có nhu cầu muốn học tập thì họ sẽ học một cách tự giác, chất lượng sau đào tạo được nâng cao rõ rệt. Nếu người lao động yêu thích nghề nghiệp mình đã lựa chọn thì khi họ đƣợc đi đào tạo họ sẽ hăng say học, tìm tòi nhiều kiến thức mới nên hoạt động đào tạo đƣợc tiến hành thuận lợi và hiệu quả thu đƣợc cao hơn. Hoạt động này nhằm giảm bớt các tác nhân chán nản, không muốn học.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Với mỗi giai đoạn cụ thể doanh nghiệp có mục tiêu, chiến lƣợc nhất định. Thực thi chiến lƣợc đạt mục tiêu thì cán bộ và nhân viên các bộ phận liên quan đều phải đƣợc truyền đạt và phổ biến.
Ngân sách đào tạo và kế hoạch nhân sự: Nhu cầu đào tạo, chương trình đào tạo cán bộ đều phải căn cứ vào ngân sách và kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp, điều này góp phần quyết định trả lời câu hỏi doanh nghiệp sẽ đào tạo ai? Bao nhiêu người?
Nội dung và phương pháp nào?
- Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý: Nhu cầu đào tạo căn cứ vào trình độ cán bộ quản lý, ngoài những yêu cầu bất thường của công ty, những thay đổi, biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà phải đào tạo. Khi cán bộ quản lý còn thiếu các kỹ năng, phẩm chất, kiến thức cần thiết cho công việc thì họ
cần phải đƣợc đầu tƣ, trang bị bổ sung những nội dung đó, giup họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Tài chính: Tài chính là một trong những yếu tố cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc thực thi các hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cần phải đƣợc xem xét phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp.
- Môi trường làm việc: là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực cho mình, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Để tạo lập môi trường làm việc thực sự thân thiệt, gắn bó và được duy trì bền vững, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết. Văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Dưới góc độ môi trường làm việc trong phát triển nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp đƣợc phân tích trên các tiêu chí cơ bản: Tác phong làm việc, phong cách lãnh đạo, quan hệ giữa các nhân viên và đặc điểm nhân viên.