Kinh nghiệm quản lý và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của một số nước trong khu vực và các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng NNPTNT tỉnh nghệ an đối với hộ sản xuất (Trang 28 - 35)

1.3.1. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới và trong khu vực đều phải bắt tay vào xây dựng đất nước từ một nền kinh tế Nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn. Chỉ sau mấy thập kỷ, với những chiến lược phát triển khác nhau, với việc hoạch định và thực hiện những

chính sách thích hợp của Chính phủ ở từng quốc gia đã đem lại những kết quả to lớn, thậm chí là những kỳ tích ở một số nước. Chắc chắn rằng, bên trong những thành tích của mỗi nước là những bài học thực tiễn quý giá trên từng lĩnh vực có thể học tập được của những nước đi sau. Điều này đối với nước ta hoàn toàn không phải là ngoại lệ. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, nước ta có thể học tập kinh nghiệm từ các nước về nhiều lĩnh vực nhưng về việc sử dụng các chính sách tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất thì kinh nghiệm của các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaixia, Indonexia,… là có giá trị lớn hơn vì Nông nghiệp Nông thôn, kinh tế hộ ở các nước này có điều kiện và nhiều đặc điểm tương đồng.

a. Kinh nghiệm của Thái Lan:

Ngân hàng Nông nghiệp và hợp tác xã Nông thôn (BAAC) thuộc bộ tài chính được nhà nước thành lập. Nhà nước cấp 100% vốn tự có và quy định các Ngân hàng khác dành 20% số dư tiền gửi hoặc qua BAAC để BAAC thực hiện cho vay.

Chính phủ Thái Lan yêu cầu các Ngân hàng thương tín cho nông dân vay với mức quy định 5% tổng vốn huy động trong năm. Năm 1986 là 14%

với lãi suất ưu đãi. BAAC được thực hiện các khoản cho vay ưu đãi đặc biệt do chính phủ ký các hiệp định với nước ngoài, với các tổ chức Ngân hàng tài chính quốc tế như WB, ADB, OECF có lãi suất ưu đãi.

Một điều đặc biệt là BAAC thực hiện tín dụng bằng hiện vật, cho vay vật tư theo giá rẻ chất lượng tốt, tạo thuận lợi cho nông dân bán thóc với giá cao, thủ tục cho vay đơn giản vì 75% số tiền cho vay đến hộ không phải thế chấp mà chỉ cần có cam kết trả nợ. Nếu mùa có thu hoạch cao, giá thóc rẻ thì Ngân hàng cho nông dân vay với lãi suất 3% năm và người vay dùng thóc để thế chấp, khi thóc được giá nông dân bán thóc và trả nợ vốn vay cho Ngân hàng. BAAC có hệ thống tín dụng bằng hiện vật để cung cấp các vật tư Nông nghiệp cho nông dân. BAAC có nhiệm vụ:

- Hỗ trợ vốn để phát triển Nông nghiệp, Nông thôn.

- Thực hiện và kiểm soát tín dụng, nguồn vốn của Nhà nước cho Nông nghiệp.

- Cho vay Nông nghiệp theo các chương trình và dự án chỉ định của Nhà nước.

- Cho vay các hoạt động sản xuất tiêu dùng,… có liên quan đến Nông nghiệp Nông thôn. BAAC thực hiện cho vay trực tiếp tới hộ nông dân (87%

khối lượng tín dụng), và cho vay qua các tổ chức trung gian khác như Ngân hàng Nông thôn, Hợp tác xã tín dụng (13% khối lượng tín dụng).

Cơ cấu dư nợ được BAAC thực hiện là 30% dư nợ cho vay trung, dài hạn, 70% dư nợ ngắn hạn, …

Nhà nước Thái Lan còn thành lập Ngân hàng nhân dân đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo nói chung và nông dân nghèo nói riêng với nhiều chính sách ưu đãi, nhất là về lãi suất.

b. Kinh nghiệm của Malaysia:

Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia (BPM) là Ngân hàng thương mại quốc doanh được Nhà nước cấp 100% vốn tự có và được vay ưu đãi để tạo nguồn vốn hoạt động.

Ngân hàng này chủ yếu thực hiện cho vay trong lĩnh vực Nông nghiệp, Nông thôn nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Nông thôn.

Để tạo điều kiện cho Ngân hàng hoạt động, Chính phủ bắt buộc các NHTM phải gửi 20% số dư tiền gửi và huy động tiết kiệm vào NHNN (trong đó 3% dự trữ bắt buộc) để tạo nguồn vốn cho vay Nông nghiệp, Nông thôn.

Đồng thời, các NHTM khác phải nâng thuế doanh thu và thuế lợi tức. Còn NHNo thì không phải gửi dự trữ bắt buộc và không phải nộp thuế. BPM còn được ưu tiên đặc biệt trong việc tiếp nhận các khoản vay nước ngoài.

Quy chế cho vay và nhiệm vụ của BPM là:

- Chú trọng cho vay trung, dài hạn theo các chương trình đặc biệt đối với Nông nghiệp, Nông thôn.

- Cho vay trực tiếp tới hộ nông dân và gián tiếp thông qua HTX tín

dụng, Ngân hàng Nông thôn.

- Cho nông dân nghèo vay không tính lãi và cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp vay.

- Lãi suất cho vay thấp hơn các Ngân hàng khác (lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động).

c. Kinh nghiệm của Indonesia:

Ngân hàng nhân dân Indonesia (BRI) là NHTM thuộc quyền sở hữu chính phủ, song hoạt động như một NHTM độc lập, BRI hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo những nguyên tắc, quy chế được soạn thảo trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế. BRI có 4 lĩnh vực hoạt động chính, một trong bốn lĩnh vực này là hoạt động Ngân hàng vĩ mô do hệ thống Ngân hàng đơn vị BRI đảm nhiệm và hệ thống này chịu trách nhiệm cung cấp các sản phẩm tiết kiệm và tín dụng cho cộng đồng dân cư ở Nông thôn. Mạng lưới rộng lớn với 3.703 đơn vị ở khu vực Nông thôn là một trong thế mạnh nhất của hệ thống Ngân hàng đơn vị.

BRI có một lượng rất hạn chế ở các sản phẩm tín dụng. Điều này giúp khách hàng hiểu một cách dễ dàng về sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Các đặc tính chủ yếu của sản phẩm không thay đổi theo thời gian. Tóm lại, đơn giản hoá là một trong các quản lý của BRI.

BRI không cho vay theo nhóm nhưng trong các sản phẩm tín dụng đều được lồng ghép bởi môt hệ thống khuyến khích hoàn trả nhanh chóng, nhằm khuyến khích khách hàng vay vốn hoàn trả đúng hạn. BRI đặt ra các mức lãi suất cho vay khác nhau phụ thuộc vào việc thanh toán đúng hạn. Khách hàng khi vay thực tế phải chịu lãi suất cố định hàng tháng trong đó bao gồm 25% số tiền lãi đã thu là lãi tiền phạt. Nếu trả nợ đúng hạn khách hàng sẽ được hoàn lại số tiền phạt đã thanh toán cho Ngân hàng. Mặc dù nguyện vọng được vay những lần tiếp theo là yếu tố chủ yếu khuyến khích người vay trả nợ nhưng hệ

thống khuyến khích tạo ra một động cơ rất mạnh mẽ để người vay thanh toán nợ khi đến hạn. Tính hiệu quả của phương pháp được thể hiện bởi tỷ lệ nợ quá hạn là 5% và tỷ lệ thất thoát vốn dài hạn là 2,66%. BRI chỉ cho vay vốn với khách hàng có thể chứng minh được là mình có thể có 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các khoản vay đều phải có tài sản thế chấp mặc dù việc phát mại tài sản thế chấp để thu nợ rất hiếm khi xảy ra. Ngân hàng xem tài sản thế chấp là một chỉ số đánh giá tính nghiêm túc của mục đích vay vốn Ngân hàng.

Quá trình chấp thuận khoản vay và kiểm soát khoản vay nhất là với những khách hàng vay lần đầu rất được Ngân hàng chú trọng. Việc tới thăm khách hàng tại nhà trước và sau khi cho vay bắt buộc đối với các cán bộ tín dụng. Đối với khách hàng vay vốn lần thứ hai thì mức độ chi tiết tại các lần thăm thực tế sẽ giảm hơn, hệ thống BRI còn thực hiện một hệ thống cán bộ rất có hiệu quả. Hệ thống khuyến khích cán bộ dựa vào khả năng sinh lời và các mục tiêu của đơn vị. Hệ thống này không đơn thuần dựa trên số lượng tiền đã cho vay vì tiêu chí đó có thể làm tổn hại đến chất lượng cho vay.

BRI rất khuyến khích cán bộ tín dụng thu hồi những khoản nợ đã được xoá. Cán bộ tín dụng sẽ được hưởng một tỷ lệ phần trăm nhất định đối với những khoản nợ đã xoá khỏi bảng tổng kết tài sản song lại thu hồi được.

Thông qua những kinh nghiệm thực tế mà BRI đã đạt được những thành công trong việc nâng cao chất lượng cho vay hộ nông dân trong những năm qua.

1.3.2 Kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại

Về thực tiễn cũng như về lý luận nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu quan trọng trong hoạt động NHTM. Đây là vấn đề luôn thời sự đối với các hoạt động Ngân hàng nước ta, nhất là trong bối cảnh hiện nay ở nước ta dư nợ tín dụng đang có xu hướng tăng trưởng nhanh, lãi suất cho vay cao, doanh nghiệp thành lập nhiều, thị trường diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc xảy ra đối với doanh nghiệp liên quan đến pháp luật… Về biện pháp cụ thể

nhằm nâng cao chất lượng tín dụng có tính chất nguyên lý cũng như thực tiễn được các NHTM trong giai đoạn hiện nay áp dụng là:

- Xây dựng phương thức cho vay phải dựa trên cơ cấu và chất lượng các khoản vay của Ngân hàng. Trên thực tiễn các chi nhánh Ngân hàng vừa phải tuân thủ vấn đề chung thuộc về quy định của Ngân hàng Nhà nước vừa phải chi tiết trên từng địa bàn đảm bảo các khoản tín dụng có khả năng thu hồi vốn, thoả mãn nhu cầu hợp pháp của thị trường mà Ngân hàng cho vay.

- Xây dựng quy trình quản lý tín dụng hợp lý, khoa học và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đó trong quá trình tổ chức thực hiện, tất nhiên là có tính linh hoạt trong thực tiễn.

- Nắm vững những thông tin về khách hàng vay vốn nhất là thông tin lịch sử về khách hàng, thực tiễn thị trường luôn biến động vì vậy cần phải thu thập từ nhiều kênh khác nhau để thường xuyên cập nhật thông tin đầy đủ và chính xác về khách hàng, nhất là những nơi xa trụ sở Ngân hàng, ở vùng sâu vùng xa đường sá đi lại khó khăn.

- Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.

Nhiệm vụ đối với cán bộ tín dụng là phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng đã vay của Ngân hàng để thực hiện theo mục đích vay vốn, tránh tình trạng không quản lý được tình hình sử dụng vốn vay.

- Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào các khoản thu trong tương lai khi hợp đồng tín dụng đến hạn thanh toán, có thể nói các khoản thu này là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn trong từng chu kỳ nhiệm vụ của cán bộ tín dụng là phải nắm bắt phân tích được nguồn thu này.

- Cho vay dựa vào tài sản thế chấp, cầm cố, các bảo đảm tiền vay khác đây là một trong những điều kiện nhằm giúp cho Ngân hàng thương mại có khả năng thu hồi nợ khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. Tuy nhiên, khi đánh giá tài sản đảm bảo tiền vay cần có sự vận dụng thực tiễn để đảm bảo an

toàn cho Ngân hàng, nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người vay trên cơ sở hiệu quả kinh doanh, uy tín, xu hướng phát triển thị trường của sản phẩm.

- Ngoài ra còn có một số biện pháp khác mà các Ngân hàng thương mại khác đang tiến hành như: nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ tín dụng, thường xuyên phân tích và xử lý nợ quá hạn, phát triển dịch vụ Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vươn ra thị trường mạnh mẽ hơn nữa của kinh tế trang trại, hộ nông dân và các doanh nghiệp, tranh thủ thu hút vốn điều chuyển theo hệ thống và vốn tài trợ của các dự án tín dụng Nông thôn của một số tổ chức tài chính quốc tế.

Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu phần lý luận chung và kinh nghiệm vô cùng bổ ích cho Việt Nam của các Ngân hàng trong khu vực và kinh nghiệm của các NHTM Việt Nam nêu trên đã tạo tiền đề cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả, chất lượng tín dụng hộ sản xuất được nâng cao.

Là cơ sở pháp lý và nền tảng lý luận mà bất cứ một Ngân hàng nào cũng phải tuân thủ để nâng cao chất lượng tín dụng. Những nội dung cơ bản, cần thiết này giúp những người quản lý đề ra những định hướng và xác định những quan điểm đúng đắn trong việc cho vay đối với hộ sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn. Mặt khác, giúp các tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn đúng hướng, đúng đối tượng, có hiệu quả.

Tóm lại chương 1 đã giới thiệu cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM nói chung làm cơ sở cho việc nghiên cứu về thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Nghệ An đối với hộ sản xuất, sẽ được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng NNPTNT tỉnh nghệ an đối với hộ sản xuất (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)