Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng NNPTNT tỉnh nghệ an đối với hộ sản xuất (Trang 91 - 106)

NGHỆ AN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tỉnh Nghệ An

Đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là chất lượng tín dụng hộ sản xuất đã có nhiều người nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp, tuy nhiên không phải những giải pháp này áp dụng ở Ngân hàng nào cũng đem lại hiệu quả cao. Tại mỗi địa phương khác nhau, mỗi giai đoạn khác nhau cần có các giải pháp cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận tại trường, lớp và qua các tài liệu cùng với quá trình thực tế nghiên cứu đặc điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An kết hợp với phương châm của NHNo&PTNT Nghệ An luôn lấy thị trường Nông nghiệp, Nông thôn là thị trường chính và hộ sản xuất (chủ yếu là hộ nông dân) là khách hàng chủ yếu, là người bạn đồng hành thì để đạt được các mục tiêu nêu trên và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất cần thực hiện tốt các nhóm giải pháp sau:

3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp 3.2.1.1 Cho vay tập trung có trọng điểm

Đầu tư vốn tập trung có trọng điểm đối với những khách hàng thuộc những ngành, vùng có tiềm năng kinh tế lớn và phát triển bền vững. Một

hiện cho vay đối với khách hàng là: "Đòi hỏi phải kinh doanh một cách thận trọng", vì vậy Ngân hàng phải chọn lọc một cách kỹ lưỡng.

Các chương trình dự án kinh tế của tỉnh như: chương trình phát triển vùng nguyên liệu mía đường, trồng chè công nghiệp, trồng dứa, cam sạch, trồng rừng, chăn nuôi bò sữa, bò laisin, cơ giới hoá Nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chương trình xuất khẩu lao động, bê tông hoá kênh mương, phát triển kinh tế trang trại, làng nghề, chú trọng cho vay vốn trung, dài hạn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng tín dụng nhưng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đồng thời quan tâm đầu tư dự án phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An, phát triển thành phố Vinh trở thành thành phố loại 1, lấy hiệu quả kinh tế làm đầu. Các chương trình kinh tế này dựa trên lợi thế của vùng nên hiệu quả đồng vốn đầu tư cao, khả năng thu hồi nợ rất lớn, giảm thiểu nợ xấu cho Ngân hàng.

3.2.1.2 Đẩy mạnh cho vay đối với hộ sản xuất qua tổ nhóm tương trợ (tổ tín chấp)

Tổ tương trợ là mô hình do cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập dưới sự chỉ đạo của chính quyền xã hay các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội được UBND xã công nhận và cho phép hoạt động. Hoạt động của tổ tương trợ là nhằm giúp đỡ nhau giữa các thành viên và giải quyết tốt các vấn đề sau:

Một là: Tổ là nơi xác nhận và đánh giá nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất đảm bảo công khai, chuẩn xác, kịp thời. Nhờ đó Ngân hàng giải ngân nhanh mà vẫn đảm bảo chất luợng tín dụng.

Hai là: Việc hình thành tổ tín chấp vay vốn có quy ước riêng là điều kiện cần thiết, thực hiện vai trò kiểm tra, đôn đốc, giám sát sử dụng vốn vay trả nợ đúng hạn của hộ vay vốn.

Ba là: Tổ là nơi để các hộ sản xuất tương trợ lẫn nhau không những về nhu cầu tín dụng mà còn về kiến thức kỹ thuật sản xuất, về nguyên vật liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Bốn là: Cho vay qua tổ tín chấp sẽ khắc phục được khó khăn về tài sản thế chấp của hộ xin vay mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Bởi lý do tài sản thế chấp gần như không có khả năng phát mại do tập quán của người Việt Nam không muốn mua lại các tài sản này.

Hình thức chuyển tải vốn tín dụng tới hộ sản xuất thông qua tổ tín chấp đem lại lợi ích cho cả hộ vay vốn và Ngân hàng.

Đối với hộ vay vốn: Hộ có khả năng tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng mà không mất nhiều chi phí giao dịch, đi lại. Điều này còn có ý nghĩa quan trọng thể hiện ở chỗ hiện nay số tiền vay của đa phần các hộ gia đình còn nhỏ nên người dân dễ nảy sinh tâm lý ngại đi vay Ngân hàng mà vay muợn người xung quanh gây tình trạng cho vay nặng lãi không có hiệu quả kinh tế.

Đối với Ngân hàng: thông qua hình thức tổ tín chấp, việc cung cấp tín dụng được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn đồng thời đảm bảo an toàn cho vay.

Việc triển khai cho vay theo hình thức này tại Ngân hàng có thuận lợi là có thể mở rộng cho vay, giảm chi phí hoạt động, nâng cao trách nhiệm của mỗi tổ viên trong việc trả nợ vì chỉ cần một thành viên của tổ không trả nợ thì cả tổ cũng phải chịu trách nhiệm liên đới. Mặt khác, cho vay qua tổ giảm áp lực qua tải đối với các cán bộ tín dụng. Những điều này đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng.

Bên cạnh những thuận lợi trên, việc triển khai hình thức này cũng gặp một số khó khăn, đó là:

Do trình độ dân trí của bà con nhiều nơi còn thấp nên việc tổ trưởng nhóm đứng ra làm thay Ngân hàng một số công đoạn là rất khó. Trong thời gian qua, đã có một số tổ trưởng vi phạm quy chế khi tiến hành kiểm tra Ngân hàng mới phát hiện ra và xử lý kịp thời.

Nhiều tổ trưởng tổ tín chấp tỏ ra chưa tích cực trong hoạt động một phần là do công tác thu nợ, thu lãi khó khăn, nhiều khi họ phải đi lại nhiều lần mới

phí được hưởng quá thấp không tương xứng với công sức họ bỏ ra.

Như vậy, với những khó khăn trên, để mở rộng hình thức cho vay hộ sản xuất qua tổ tương trợ, Ngân hàng cần thực hiện tốt những vấn đề sau:

Thứ nhất, Ngân hàng cần phối hợp tốt với các tổ chức chính trị xã hội đặc biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ.

Thứ hai, Nâng cao trình độ của tổ trưởng tổ vay vốn:

Đối với những tổ trưởng chưa quen việc hoặc đôi khi còn làm sai thì phải tiến hành điều chỉnh, phổ biến lại công việc ngay hoặc cho đi tập huấn lại.

Đối với những tổ trưởng không thể đảm nhiệm công việc, không có đạo đức, thường làm sai quy định thì CBTD có thể yêu cầu họp tổ, thông báo tình hình và đề nghị bầu tổ trưởng khác.

Ngoài ra, khi có những thay đổi CBTD nên tập hợp các tổ trưởng để phổ biến cho kịp thời.

Thứ ba, Nâng mức hoa hồng phí cho từng tổ trưởng. Mức phí 3% hiện nay tính trên tổng số lãi thu được chưa tương xứng với trách nhiệm mà người tổ trưởng phải đảm nhiệm cũng như các hao phí mà họ bỏ ra. Ngân hàng có thể căn cứ vào mức độ khó khăn của công việc để định mức phí, đồng thời tiến hành động viên, khen thưởng kịp thời. Những tổ thực hiện thu nợ, thu lãi tốt có thể khen thưởng bằng vật chất hoặc kết hợp với các Hội hay chính quyền địa phương để khen ngợi trước tập thể…Sự động viên kịp thời sẽ tạo động lực để các tổ trưởng nâng cao tinh thần trách nhiệm, từ đó hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các tổ trưởng tổ tín chấp để tuyên truyền, quảng cáo sâu rộng cho hình thức cho vay vốn này.

3.2.1.3 Đa dạng hoá hình thức cho vay và áp dụng nhiều phương thức cho vay hợp lý

Tính thời vụ trong sản xuất Nông nghiệp đòi hỏi rất cao về tiếp nhận vốn tín dụng phải kịp thời, đầy đủ. Trong khi đó sản xuất Nông nghiệp, Nông thôn

lại phong phỳ về các loại hỡnh, về đối tượng, lượng khỏch hàng đụng mà đa phần là hộ nông dân với nhu cầu vốn nhỏ, lẻ. Trước thực trạng đó Ngân hàng muốn mở rộng tín dụng, muốn khách hàng sử dụng có hiệu qủa vốn vay thì trong hoạt động cấp tín dụng Ngân hàng cần phải:

Đa dạng hoá hình thức cho vay:

Ngoài việc cho vay trực tiếp tới hộ sản xuất và cho vay gián tiếp thông qua sự trung gian tín chấp của các tổ chức kinh tế - xã hội, đoàn thể thì Ngân hàng có thể áp dụng một số hình thức cho vay khác như:

- Cho vay theo hình thức thanh toán tay ba: thường áp dụng cho những hộ sản xuất nhận khoán, thông qua việc các doanh nghiệp giao khoán thực hiện cung ứng vật tư, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi… cho hộ nhận khoán để Ngân hàng thực hiện cho vay, doanh nghiệp nhận nợ chung với Ngân hàng, tiền vay các hộ trực tiếp ký nhận với Ngân hàng và chuyển trả luôn cho doanh nghiệp. Hình thức này đảm bảo tiền vay phát ra đúng mục đích, có hiệu quả và mang lại lợi ích cho cả 3 bên.

- Cho vay lưu vụ trong sản xuất Nông nghiệp: Quy luật mùa vụ tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính chất, đặc điểm sản xuất của hộ nông dân. Có những đối tượng sản xuất mang tính mùa vụ rất rõ và liền kề nhau giữa hai vụ sản xuất, sản phẩm thu hoạch được của vụ này hoặc tiêu thụ được ngay hoặc chưa kịp tiêu thụ, nhưng người sản xuất lại phải thực hiện ngay những công đoạn đầu tiên của mùa tới. Điều này phản ánh đồng vốn vay Ngân hàng cho sản xuất vụ trước được sử dụng luôn cho vụ sau. Điển hình trong sản xuất Nông nghiệp thấy rõ nhất là trồng lúa từ vụ mùa sang vụ đông.

Chính vì thế, để người nông dân có vốn kịp thời phục vụ cho sản xuất mùa vụ liền kề thì Ngân hàng nên áp dụng hình thức cho vay lưu vụ. Theo đó hộ nông dân sau một vụ sản xuất chỉ cần thanh toán trả hết tiền lãi vay vụ đó và làm đơn xin lưu vụ mà không phải trả gốc để lại làm thủ tục cho vay mới. Cho vay

thủ tục phiền hà và tạo nên sự gắn bó với Ngân hàng.

- Cho vay theo hình thức cấp vốn uỷ thác: thông qua quỹ tín dụng nhân dân, các doanh nghiệp nhà nước chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thu mua hàng xuất khẩu, các Hợp tác xã Nông nghiệp thực hiện thu mua nông sản phẩm. Việc cấp vốn qua quỹ tín dụng nhân dân để họ thực hiện cho vay hộ nông dân trong trường hợp Ngân hàng chưa đủ điều kiện giải ngân trực tiếp hoặc gián tiếp qua các tổ chức trung gian khác. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã Nông nghiệp, Ngân hàng chỉ thực hiện hình thức này khi mà các hộ nông dân là nguồn cung cấp chính và ổn định sản phẩm cho các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã đó. Thực hiện hình thức này, về phương diện lãi suất cho vay vẫn đảm bảo mặt bằng lãi suất chung. Ngân hàng sẽ trả phí hoa hồng cho các đơn vị kinh tế nhận "uỷ thác".

Áp dụng những phương thức cho vay phù hợp với sản xuất Nông nghiệp, Nông thôn.

Hiện nay Ngân hàng đang thực hiện phương thức cho vay từng lần là chủ yếu. Điều đó ảnh hưởng yêu cầu về tính kịp thời cần vốn và phần nào gây ra những phiền phức trong việc hoàn chỉnh thủ tục vay vốn đối với khách hàng có thu nhập và có nhu cầu vốn nhiều lần trong năm. Vì thế Ngân hàng cần mở ra đưa vào thực hiện những phương thức cho vay khác phù hợp hơn trong điều kiện cho phép:

- Thực hiện phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Thực tế đa số các hộ nông dân thực hiện sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp theo mô hình kinh tế tổng hợp. Các đối tượng sản xuất trong từng hộ sản xuất có sự chênh lệch nhau về thời gian một chu kỳ sản xuất và khi mỗi chu kỳ sản xuất của một đối tượng được kết thúc tức là khi đó có thu nhập và lại tiếp tục chu kỳ sản xuất mới. Điều đó xuất hiện thực trạng có thu nhập nhiều lần trong năm và đồng thời với điều đó là nhu cầu vốn để mở rộng, tăng quy mô sản xuất cũng xuất hiện nhiều lần. Đối với những loại hộ này Ngân hàng nên thực hiện theo hạn mức tín

dụng nhằm tạo thuận lợi cho cả Ngân hàng và khách hàng trong quan hệ vay, trả, đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng được nâng lên.

- Thực hiện phương thức cho vay từng lần nhưng phát tiền vay nhiều lần theo nhu cầu vốn thực tế ở các thời gian khác nhau: Cũng xuất phát từ thực tế hộ nông dân thường sản xuất kinh doanh tổng hợp với nhiều đối tượng khác nhau, có thời gian phát sinh nhu cầu vốn khác nhau và họ kế hoạch được thông qua việc xây dựng các dự án cây trồng, vật nuôi, các dự án kinh doanh tổng hợp, ở đó xác định được những thời điểm cần vốn để đáp ứng yêu cầu thực hiện có hiệu quả dự án. Ngân hàng căn cứ vào dự án đó, sau khi thực hiện thẩm định, nếu được sẽ cho vay theo phương thức từng lần và tiền vay sẽ được phát ra làm nhiều lần. Những lần rút tiền vay sau, hộ nông dân chỉ cần viết giấy nhận nợ đúng số tiền cần rút của lần đó, thời hạn của giấy nhận nợ không được vượt quá thời hạn cuối cùng của hợp đồng tín dụng đã ký ban đầu, lãi suất tiền vay sẽ thực hiện theo lãi suất ở thời điểm rút tiền. Phương thức này cũng mang lại những thuận lợi cho cả Ngân hàng và khách hàng.

3.2.1.4 Ngân hàng đưa ra các sản phẩm khuyến khích

Các sản phẩm này vừa khuyến khích hộ sản vay vốn vừa khuyến khích hộ trả nợ đúng hạn.

Khuyến khích hoàn vốn nhanh: theo đặc tính này, Ngân hàng định ra một mức lãi suất cao hơn mức lãi suất thông thường. Nếu khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn hoặc trước hạn thì vào ngày đáo hạn khách hàng đó sẽ được hưởng 20% số lãi mà họ đã thanh toán cho Ngân hàng. Yếu tố này thúc đẩy họ thanh toán đúng hạn. Bên cạnh đó đặc tính này tạo ra sự gặp gỡ thường xuyên giữa Ngân hàng và khách hàng và chính sự gặp gỡ thường xuyên này giúp cho Ngân hàng giám sát và đưa ra giải pháp giải quyết nợ khó đòi có thể xảy ra hoặc hỗ trợ trong sản xuất.

Cho vay trả góp: Việc thu nợ gốc vào cuối kỳ nợ đã không tạo cho khách

Ngân hàng đưa ra phương thức trả góp. Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

Lãi suất linh hoạt: Ngân hàng đưa ra nhiều mức lãi suất khác nhau ứng với mức tiền vay cụ thể , từng loại hình sản xuất, kinh doanh cụ thể để khuyến khích khách hàng vay vốn tập trung vào những mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.

Kết hợp tín dụng với tiết kiệm: Ngân hàng đưa ra sản phẩm tiết kiệm nhằm khuyến khích hộ sản xuất đặc biệt là hộ có thu nhập thấp gửi tiết kiệm và hoàn trả đúng hạn ứng với những số tiền tiết kiệm, khách hàng được vay một hạn mức tín dụng có ưu đãi hơn về lãi suất, thời hạn. Sản phẩm này vừa giải quyết được vấn đề về tài sản thế chấp, vừa bảo đảm để khách hàng hoàn trả tiền vay đúng hạn, vừa góp phần giúp các hộ sản xuất tiết kiệm tiền nâng cao mức sống, mở rộng sản xuất kinh doanh của họ.

3.2.1.5 Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng vay vốn

Mối quan hệ giữa Ngân hàng và Khách hàng vay vốn là quan hệ hai chiều chặt chẽ. Ngân hàng hỗ trợ về vốn sản xuất kinh doanh cho khách hàng và ngược lại khách hàng vay vốn đem lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng.

Vì vậy, chính sách với khách hàng vay vốn, đặc biệt là khách hàng truyền thống là trọng tâm của bất cứ Ngân hàng Thương mại nào. Việc thiết lập được quan hệ lâu dài với hộ sản xuất sẽ đem lại rất nhiều lợi ích:

- Biết được nhu cầu vay thực tế cũng như chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ để có hình thức tài trợ thích hợp đáp ứng nhu cầu vốn.

- Giảm chi phí để điều tra về khách hàng trước khi ra quyết định cho vay vì thông tin của khách hàng đã được lưu trữ tại Ngân hàng.

- Bảo đảm an toàn vốn vay và chất lượng tín dụng món vay vì những khách hàng có quan hệ lâu dài thường kinh doanh có hiệu quả và ý thức trả nợ Ngân hàng tốt. Từ đó tạo nguồn thu ổn định, vững chắc cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng NNPTNT tỉnh nghệ an đối với hộ sản xuất (Trang 91 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)