Thực trạng hoạt động tín dụng và chất lƣợng hoạt động tín dụng của NHN o &PTNT Nghệ An đối với hộ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng NNPTNT tỉnh nghệ an đối với hộ sản xuất (Trang 56 - 79)

NGHỆ AN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và chất lƣợng hoạt động tín dụng của NHN o &PTNT Nghệ An đối với hộ sản xuất

2.2.1 Một số chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Nghệ An đối với hộ sản xuất

2.2.1.1. Chính sách thẩm định

Chính sách về quá trình thẩm định món vay được NHNo&PTNT Việt Nam quy định, hướng dẫn cụ thể tại NHNo&PTNT Nghệ An. Hiện nay, khi khách hàng vay những món vay có giá trị đến 10.000.000 (mười triệu đồng) thì cán bộ Ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập kế hoạch (một bản câu hỏi gồm 3 dòng) theo yêu cầu trong đơn xin vay vốn. Trong nhiều trường hợp Cán bộ tín dụng đã thay khách hàng làm điều này, bởi vậy trên thực tế đã không thực hiện hoặc thực hiện rất ít ở các chi nhánh Ngân hàng cơ sở hoạt động phân tích về tài chính cũng như kỹ thuật khi thẩm định các dự án mà được khách hàng lập đối với các khoản vay đến mười triệu đồng.

Các thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định món vay không được coi là phần của quá trình xin vay vốn. Cụ thể là: đối với đơn xin vay vốn đến 10 triệu đồng các mục đích đưa ra thường qúa chung chung như chăn nuôi gia súc và trồng trọt mà không hề đề cập đến một hoạt động khác có liên quan. Vì thế, các khoản vay rất có thể được sử dụng cho những mục đích khác ngoài mục đích đã ghi trong đơn xin vay vốn đồng thời không thể biết chắc chắn về

khả năng sinh lời của dự án. Các biện pháp thẩm định vốn vay hiện thời không thể đánh giá hoặc kiểm soát được hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay vốn.

2.2.1.2 Chính sách về cơ chế bảo đảm tiền vay

Trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng, NHNo&PTNT Nghệ An đã liên tục điều chỉnh cơ chế bảo đảm tiền vay theo chỉ đạo của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam để tạo điều kiện cho các cá thể, nông dân vay vốn được thuận lợi. Từ tháng 8/1999 đã thực hiện theo chỉ thị 09/CT - NHNN1 của NHNN, sau đó là văn bản hướng dẫn 1667/NHNN - 05 ngày 04/09/1999 của NHNo&PTNT cho hộ sản xuất vay đến 5 triệu đồng không phải thế chấp, cầm cố, bảo lãnh mà căn cứ vào khả năng trả nợ trên cam kết trả nợ của hộ xin vay. Tiếp tục đến quyết định số 07/1999/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/03/1999 quy định hộ sản xuất vay đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, chỉ nộp kèm đơn xin vay vốn với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đặc biệt, tại Quyết định số 148/1999/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/07/1999 quy định người vay vốn không phải thế chấp tài sản, chỉ nộp đơn xin vay vốn, giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về diện tích đất đang sử dụng không có tranh chấp tạo điều kiện cho hộ nông dân được vay vốn dễ dàng.

Thực tế nhu cầu vốn cho sản xuất Nông nghiệp cả trên quy mô hộ gia đình và các trang trại đòi hỏi phải lớn hơn. Vì vậy, Nghị quyết số 11/2000/

NQ - CP của Chính phủ ngày 31/07/2000 cho phép "hộ nông dân, chủ trang trại sản xuất Nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản mang tính sản xuất hàng hoá có phương án sản xuất có hiệu quả, có khả năng trả nợ thì TCTD xem xét cho vay đến 20 triệu đồng không phải đảm bảo tiền vay bằng tài sản".

NHNo&PTNT Nghệ An cũng thực hiện theo như nghị quyết, thông tư mà NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam ban hành.

2.2.1.3 Chính sách về hình thức cho vay

Hiện nay NHNo&PTNT Nghệ An đang áp dụng các hình thức cho vay chủ yếu đối với hộ sản xuất đó là:

* Cho vay trực tiếp: là hình thức cho vay được áp dụng rộng rãi nhất với phương thức Ngân hàng trực tiếp cho vay đến hộ SXKD theo nhu cầu và đòi hỏi của dự án họ tự lập lên trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc về hợp đồng tín dụng và các thể lệ tín dụng hiện hành.

Ưu điểm: Hộ SXKD chủ động hơn về thời gian do đó họ sẽ chủ động được trong đầu tư chớp lấy thời cơ và thời vụ, hiệu quả của đồng vốn sẽ được nâng cao.

Nhược điểm: Do cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn rộng, với số hộ lớn nên việc điều tra, thẩm định cho dự án phải mất nhiều thời gian ít nhiều ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân, đồng vốn tới tay hộ sản xuất không kịp thời cho nhiều đối tượng.

* Cho vay gián tiếp: đây là hình thức cho vay qua các tổ, nhóm trung gian làm dịch vụ cho Ngân hàng và họ được hưởng hoa hồng tuỳ theo kết quả và chất lượng của vốn tín dụng được đầu tư. Hiện nay, NHNo&PTNT Nghệ An đang thực hiện hình thức cho vay này rất thành công đem lại hiệu quả cao.

Ưu điểm:

- Giảm được khối lượng công việc của cán bộ tín dụng và hộ sản xuất vì hộ sản xuất có thể trực tiếp lĩnh tiền vay và trả nợ qua tổ tương trợ. Mọi thông tin về sử dụng tiền vay cũng như việc đôn đốc tiền trả nợ gốc, lãi tổ tương trợ phối hợp cùng cán bộ Ngân hàng thực hiện do đó cán bộ tín dụng có thời gian để mở rộng quy mô cho vay.

- Được chính quyền địa phương công nhận nên Ngân hàng luôn nhận được sự ủng hộ và can thiệp của UBND khi người vay không trả được nợ.

Nhược điểm:

- Giải ngân và thu nợ gián tiếp qua tổ đôi khi chưa tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Nhiều tổ trưởng tổ tương trợ do không có nghiệp vụ về Ngân hàng và không được trang bị những kỹ năng quản lý cần thiết nên việc đôn đốc hướng dẫn các tổ viên của mình sử dụng tiền vay chưa hiệu quả.

Như vậy, để chất lượng cho vay qua tổ được nâng lên Ngân hàng phải triển khai một mô hình cho vay qua tổ hiệu quả hơn, cụ thể như: cho các trưởng tổ, nhóm học tập nghiên cứu nghiệp vụ, phát tài liệu, chế độ của Ngân hàng để các tổ trưởng có kiến thức về nghiệp vụ Ngân hàng và trình độ quản lý.

2.2.1.4 Chính sách về thời hạn cho vay và định kỳ hạn nợ

Cho vay ngắn hạn với thời hạn phổ biến từ 3 đến 12 tháng đối với đối tượng chủ yếu là dùng để trang trải chí phí sản xuất như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên vật liệu, chi phí khác khách hàng phải trả lãi hàng tháng, trả gốc một lần vào cuối thời hạn hoặc phân thành nhiều kỳ dựa vào tính chất thu nhập của hộ vay. Trường hợp hộ vay kinh doanh vật tư Nông nghiệp có thu nhập và vay trả thường xuyên, có tín nhiệm với Ngân hàng có thể xây dụng hạn mức tín dụng trong suốt kỳ kế hoạch. Điều này giúp khách hàng tránh lãng phí vốn và giảm bớt thời gian làm thủ tục hồ sơ vay vốn cho các lần nợ tiếp theo.

Cho vay trung, dài hạn thời gian từ trên 12 tháng đến trên 36 tháng đối với đối tượng chủ yếu là xây dựng chuồng trại, con giống sinh sản, sức kéo, cải tạo ruộng đồng, phương tiện vận tải nhỏ… khách hàng phải trả lãi hàng tháng và trả nợ gốc phân thành nhiều kỳ. Việc phân thành các kỳ hạn nợ đối với các khoản vay trung, dài hạn là một tác nghiệp hết sức quan trọng bởi lẽ nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng như hộ vay vốn có thể trả nợ trung hạn hoặc gia hạn nợ, hoặc là phải chuyển nợ quá hạn.

Trong thực tế những năm trước đây việc định kỳ hạn nợ là ý chí chủ quan của cán bộ tín dụng quyết định. Nhiều khoản vay được định kỳ hạn trả nợ không sát với chu kỳ thời hạn thu hoạch sản phẩm. Đó là những nguyên nhân buộc các hộ phải xin gia hạn nợ, do đó mà nợ quá hạn hộ sản xuất vẫn còn nhiều làm chất lượng tín dụng bị giảm sút. Theo quy định việc định kỳ hạn nợ đối với món vay phải dựa trên thu nhập của dự án theo từng thời kỳ và lãi được thu hàng tháng và gốc trả trả vào cuối thời hạn vay. Phương pháp phân tích dòng lưu chuyển tiền tệ chưa được cán bộ tín dụng sử dụng khi xác định kỳ hạn nợ cho các món vay, việc thu nợ gốc vào cuối kỳ hạn nợ đã không tạo cho khách hàng thói quen trả nợ, đặc biệt là đối với những hộ sản xuất nhỏ, thu nhập thấp. Trả nợ một lần vào ngày đáo hạn có thể là một gánh nặng cho hộ vay nếu không có sản phẩm tiết kiệm nào dành cho họ. Thực tế có nhiều cán bộ tín dụng vẫn thường có thói quen sử dụng những kinh nghiệm truyền thống hơn là dựa trên những phân tích tài chính và kỹ thuật để xác định thời hạn và kỳ hạn nợ cho từng món vay điều này không phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng.

2.2.2 Tình hình doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ của NHNo&PTNT Nghệ An đối với hộ sản xuất trong những năm gần đây.

2.2.2.1. Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất

Tiếp tục triển khai thực hiện cho vay theo cơ chế 499A của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Nghệ An đã sắp xếp lại lao động, ưu tiên bố trí 45 -50% cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng nên việc cho vay kinh tế hộ tiếp tục được mở rộng cả quy mô lẫn diện hộ. Nhiều chính sách mới về phát triển Nông nghiệp, Nông thôn của Đảng và Nhà nước đưa vào thực hiện đã tạo cho hoạt động tín dụng hộ sản xuất có môi trường thông thoáng như mở rộng đầu tư kinh tế trang trại, cho hộ gia đình vay vốn đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, … cho nên doanh số cho vay những năm gần đây đều tăng trưởng khả quan, cụ thể như sau:

BẢNG 2.8: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NĂM (2005 - 2007).

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Năm Cho vay

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số

tiền % Số

tiền % Số

tiền % +/- % +/- %

1. Ngắn hạn 1.462 68,52 1.829,53 68,61 2.327,36 68,08 365,53 125,14 497,83 127,21 2. Trung hạn và dài hạn 671,7 31,48 836,97 31,39 1.091,14 31,92 165,27 124,60 254,14 130,37 Tổng 2.133,7 100 2.666,5 100 3.418,5 100 532,8 124,97 752 128,20

"Nguồn: Các báo cáo tổng kết công tác tín dụng và hoạt động kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007 tại NHNo&PTNT Nghệ An”.

Xét về kỳ hạn cho vay thì cả doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay dài hạn đều tăng lên qua các năm. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng xấp xỉ 70% tổng doanh số cho vay, chính vì thời gian vay vốn ngắn nên thời gian thu hồi vốn nhanh dẫn đến vòng quay của vốn tín dụng nhanh và hiệu quả kinh tế có thể xác định trong năm, ít tiềm ẩn rủi ro. Nhưng xét về tốc độ tăng thì doanh số cho vay trung, dài hạn có tốc độ tăng nhanh hơn vốn cho vay ngắn hạn ở năm 2007. Thể hiện là: Năm 2007 so với năm 2006 thì tốc độ tăng vốn cho vay ngắn hạn là 27,21% trong khi đó tốc độ tăng vốn cho vay trung, dài hạn là 30,37%. Sự tăng về số tương đối và tuyệt đối của doanh số cho vay trung, dài hạn đến cuối năm 2007 cho thấy đã có sự chuyển hướng của Ngân hàng, nó có ý nghĩa lâu dài đó là góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng, làm nền tảng cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, mặt khác nó thúc đẩy quá trình thực hiện chủ trương CNH - HĐH Nông nghiệp và Nông thôn, nhằm nâng cao đời sống nhân dân đồng thời sẽ tạo ra một thị trường hoạt động vững mạnh trong tương lai cho Ngân hàng. Việc chuyển hướng tăng cho vay trung, dài hạn bởi lẽ có ảnh hưởng đến việc phát triển doanh số cho vay của Ngân hàng, mang lại lợi nhuận cho đơn vị.

Những kết quả trên đây đã phần nào cho thấy chất lượng tín dụng Ngân hàng trong những năm qua xét trên phương diện mở rộng diện hộ. Để phân

BẢNG 2.9: SỐ TIỀN VAY MỖI LƢỢT CỦA HỘ SẢN XUẤT.

(Đơn vị tính: tỷ đồng) Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Doanh số cho vay 2.133,7 2.666,5 3.418,5

Số lượt hộ 220.261 222.486 227.900

Doanh số cho vay/số lượt hộ 0,0097 0,012 0,015

"Nguồn: Các báo cáo tổng kết công tác tín dụng và hoạt động kinh doanh các năm (2005 - 2007) tại NHNo&PTNT Nghệ An"

Số tiền trung bình mỗi lượt vay của hộ sản xuất có xu hướng tăng nhưng giao động trong khoảng từ 9 đến 15 triệu đồng qua 3 năm. Với số tiền tăng không nhiều như vậy thì hộ sản xuất chỉ đủ để đảm bảo sản xuất ở quy mô nhỏ nên mức tăng thu nhập cho hộ sản xuất là không cao.

2.2.2.2 Doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất.

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của hoạt động cho vay. Doanh số thu nợ càng lớn chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng càng an toàn và hiệu quả. Như trên đã phân tích, trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với cho vay trung, dài hạn.

BẢNG 2.10: KẾT QUẢ THU NỢ ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NĂM (2005 -2007).

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Năm

Thu nợ

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số

tiền % Số

tiền % Số

tiền % +/- % +/- %

1. Ngắn hạn 761,11 70,33 1.627,17 69,38 2.069,62 70 866,06 213,79 442,45 127,19 2. Trung hạn và

dài hạn 321,09 29,67 718,13 30,62 886,98 30 397,04 223,65 127,19 123,51 Tổng 1.082,2 100 2345,3 100 2956,6 100 1263,1 216,72 611,3 126,06

"Nguồn: Các báo cáo tổng kết công tác tín dụng và hoạt động kinh doanh các năm (2005- 2007) tại NHNo&PTNT Nghệ An”.

Theo bảng 2.10 cho thấy doanh số thu nợ năm 2006 đạt 2.345,3 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 1.263,1 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 116,72%, sang năm 2007 doanh số thu nợ đạt 2.956,6 tỷ đồng tăng 611,3 tỷ đồng tương ứng mức tăng 26,06%. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn tăng tương ứng, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1.627,17 tỷ đồng, tăng ở mức 113,79%;

năm 2007 tăng so với năm 2006 là 442,45 tỷ đồng, tăng 27,19%. Bên cạnh doanh số thu nợ ngắn hạn thì doanh số thu nợ trung, dài hạn cũng có sự tăng lên qua các năm, năm 2006 doanh số thu nợ đạt 718,13 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 397,04 tỷ tương ứng mức tăng 123,65%; sang năm 2007 tăng 127,19 tỷ đồng tương ứng tăng 23,51%. Cùng với chỉ tiêu doanh số thu nợ cho thấy chất lượng tín dụng Ngân hàng thì chỉ tiêu tỷ lệ doanh số thu nợ/doanh số cho vay cũng phản ánh chất lượng tín dụng.

BẢNG 2.11: TỶ LỆ (%) DOANH SỐ THU NỢ HSX/ DOANH SỐ CHO VAY HSX TẠI NHNO&PTNT NGHỆ AN.

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

DS thu nợ/ DS cho vay 50,72 85,95 86,49

Ngắn hạn 52,06 88,94 88,92

Trung, dài hạn 47,80 85,80 81,29

"Nguồn: Các báo cáo tổng kết công tác tín dụng và hoạt động kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007 tại NHNo&PTNT Nghệ An”.

Qua 3 năm tỷ lệ doanh số thu nợ/doanh số cho vay có sự tăng giảm, trong đó tỷ lệ doanh số thu nợ/ doanh số cho vay ngắn hạn có sự tăng giảm và đạt ở mức trung bình là 76,64%, còn tỷ lệ doanh số thu nợ/doanh số cho vay dài hạn ở mức trung bình là 71,63%. Nhìn chung qua 3 năm, mặc dù doanh số thu nợ tăng lên qua các năm nhưng tỷ lệ doanh số thu nợ/doanh số cho vay lại có sự tăng, giảm qua các năm. Sở dĩ có điều này là do doanh số

cho vay đều tăng qua các năm nên doanh số thu nợ cũng đều tăng qua các năm, tuy nhiên do đặc điểm của cho vay đối với hộ sản xuất, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố như quá trình sản xuất không tập trung mà phân bổ rải rác, chịu sự tác động của địa lý, khí hậu, thời tiết, dịch bệnh, chu kỳ sản xuất phải chịu sự phụ thuộc vào quy luật phát sinh phát triển của cây con,…và đặc biệt là khả năng vận hành, sử dụng vốn của người dân còn rất nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của Ngân hàng. Thực tế đã cho thấy trong những năm qua do ảnh hưởng của thời tiết, hạn hán, bão lụt, dịch cúm gia cầm xảy ra và bùng phát, bệnh lở mồm long móng ở trâu bò và dịch bệnh tai xanh ở lợn xảy ra trên diện rộng làm ảnh hưởng đến công tác đầu tư, mặt khác giá cả các chi phí cho sản xuất Nông nghiệp như xăng dầu, điện, phân bón…tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nhưng giá nông sản tăng ít, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm làm cho thu nhập nông dân giảm thấp từ đó khó khăn trong việc tạo ra nguồn trả nợ Ngân hàng.

Qua phân tích trên cho thấy sự biến động của các nhân tố và mối quan hệ giữa chúng, đồng thời thấy được khả năng thu hồi nợ của khách hàng.

Tuy nhiên không thể đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng chỉ thông qua đánh giá doanh số thu nợ và tỷ lệ thu nợ do chúng còn phụ thuộc vào doanh số cho vay, doanh số thu nợ và các khoản nợ đến hạn. Do đó để đánh giá một cách chính xác hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với hộ sản xuất cần phải phân tích thêm chỉ tiêu dư nợ và nợ quá hạn của Ngân hàng.

2.2.2.3 Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất

Dư nợ là thước đo tầm vóc của một Ngân hàng nên bất cứ một Ngân hàng thương mại nào cũng chú trọng tăng trưởng dư nợ. Nếu dư nợ của Ngân hàng càng tăng thì cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, dư nợ tăng sẽ mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Do xác định được rõ khách hàng chính là các hộ nông dân NHNo&PTNT Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng NNPTNT tỉnh nghệ an đối với hộ sản xuất (Trang 56 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)