Định hướng về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng NNPTNT tỉnh nghệ an đối với hộ sản xuất (Trang 88 - 91)

NGHỆ AN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

3.1 Định hướng về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã đề ra mục tiêu phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế Nông thôn trong giai đoạn 2001 - 2010 là:

"Đẩy nhanh CNH - HĐH Nông nghiệp và Nông thôn theo hướng hình thành nền Nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở Nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất Nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên thị trường thế giới" (16).

Trên bình diện chung, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới. Vì vậy, nền kinh tế tỉnh Nghệ An cũng chịu sự tác động của nền kinh tế đất nước khi chuyển sang giai đoạn Ngân hàng và xu thế toàn cầu. Qua hơn 20 năm thực hiện đường lối của Đảng, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đã có những bước đột phá phát triển tương đối nhanh và toàn diện, sản lượng lương thực đạt trên 1.500 tỷ đồng, GDP tăng bình quân 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Với lợi thế về diện tích lớn, địa hình đa dạng, dân số đông và nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ thì mức tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và chưa bền vững, so với cả nước thì Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo. Với mục tiêu đại hội lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh đề ra, phấn đấu đến 2010 Nghệ An thoát khỏi tỉnh nghèo

và trở thành tỉnh khá trong cả nước. Để thực hiện được chủ trương, đường lối nêu trên tỉnh Nghệ An đưa ra mục tiêu phấn đấu phát triển mọi mặt về Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Mục tiêu cụ thể đặt ra là GDP (giá hiện hành) bình quân đầu người đạt 850 - 1000 USD/người vào năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12 - 13%.

Đặc biệt trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thì đề ra các mục tiêu:

- Tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân toàn ngành Nông, lâm, ngư nghiệp: 5,0 - 5,8%.

- Tỷ trọng giá trị gia tăng Nông nghiệp chiếm 80% ngành nông lâm ngư, tỷ trọng chăn nuôi trong Nông nghiệp: 37 -40%.

- Sản lượng lương thực đạt 1,20 triệu tấn, bình quân đầu người đạt 340 - 350 kg lương thực, 20 - 22 kg thịt hơi các loại, 12 - 15 kg cá, 60 - 80 kg rau quả, 50 - 60 kg đường, xuất khẩu sản phẩm Nông nghiệp đạt 80 - 100 triệu USD.

Từ những mục tiêu đặt ra xác định các nhiệm vụ phải thực hiện trong thời gian tới đó là:

- Tập trung ưu tiên đầu tư để đẩy nhanh CNH - HĐH Nông nghiệp Nông thôn, từng bước xây dựng Nông nghiệp và kinh tế Nông thôn lên sản xuất lớn.

Sản xuất lương thực tiếp tục phát huy thành quả thời kỳ 2001 - 2005, chủ động an toàn lương thực trong mọi tình huống. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cho xuất khẩu và tăng giá trị sử dụng đất. Đẩy mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi từng bước trở thành ngành sản xuất chính, đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong tỉnh và tăng xuất khẩu.

- Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Nông nghiệp. Từng bước cơ khí hoá các khâu làm đất, thu hoạch chế biến, nhằm giảm nhẹ sức lao động đồng thời tăng hiệu quả kinh tế. Phát triển ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi

và dịch vụ trong Nông nghiệp. Phát triển kết cấu hạ tầng Nông thôn đáp ứng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư, thực hiện xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống nông dân.

Từ những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trên cho thấy nhu cầu vốn cho nền kinh tế nói chung và Nông nghiệp Nông thôn nói riêng theo hướng CNH - HĐH là rất lớn, đó là thách thức không nhỏ cho các ngành, các cấp ở Nghệ An trong đó có ngành Ngân hàng.

3.1.2 Định hướng v hot động ca NHNo&PTNT Ngh An đối vi h sn xut

Trong sự phát triển kinh tế của tỉnh, NHNo&PTNT Nghệ An có vị trí đặc biệt quan trọng. Căn cứ vào những định hướng của tỉnh cùng với nhu cầu thị trường và khả năng của Ngân hàng thì Ngân hàng đã đề ra mục tiêu, phương hướng đến 2010 như sau:

* Mục tiêu tổng quát:

"Tập trung sức toàn chi nhánh, phát huy năng lực toàn diện của mỗi cấp Ngân hàng để tăng nhanh quy mô hoạt động an toàn và hiệu quả, nâng cao năng lực tài chính thích ứng với những đổi mới chính sách, cơ chế của ngành, Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất Nông nghiệp, Nông thôn, khai thác tốt các lợi thế để phát triển hoạt động trên địa bàn đô thị, khu công nghiệp. Đẩy mạnh công tác nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ toàn diện về mọi mặt: Chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Tiếp tục đổi mối công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật để mở rộng chất lượng dịch vụ Ngân hàng, phi Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập, xây dựng đơn vị vững mạnh, phấn đấu hoàn thành các nghĩa vụ nhà nước, đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động".

* Mục tiêu hoạt động tín dụng đến 2010:

- Tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân hàng năm 23 - 25%.

Trong đó:

+ Tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm tối thiểu 80% tổng nguồn vốn.

+ Nguồn vốn ngoại tệ tăng 30% hàng năm.

+ Nguồn vốn nội tệ tăng 27% hàng năm.

- Tổng dư nợ bình quân hàng năm từ 16 - 18%.

Trong đó:

+ Dư nợ hộ sản xuất chiếm trên 85% tổng dư nợ.

+ Dư nợ nội và ngoại tệ thông thường tăng 26% hàng năm.

+ Tỷ trọng trung dài, dài hạn 54% tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu dưới 1% tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng NNPTNT tỉnh nghệ an đối với hộ sản xuất (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)