2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp hay còn gọi là dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đƣợc thu thập từ những nguồn sẵn có và đã qua ít nhất một lần tổng hợp, xử lý.
Nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài trong luâ ̣n văn đƣợc thu thập chủ yếu từ các nguồn sau:
+ Tài liệu từ LPB: Các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh từ trước thời điểm sáp nhập (2011) và từ thời điểm sáp nhập đến nay (2011-2014) thông qua báo cáo nội bộ, báo cáo tài chính, các thông tin về định hướng kế hoạch kinh doanh, hoạt động của Khối Tiết kiệm Bưu điện,…
+ Tài liệu từ các NHTM khác : Thông qua Website của Ngân hàng Nhà
nước, website của các ngân hàng , tạp chí… để thu thâ ̣p số liê ̣u về hoạt động M&A của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian vừa qua, một số thương vụ M&A điển hình, thông tin về Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện trước khi sáp nhập.
+ Thông qua các diễn đàn (mavietnamforum.com) để thu thập các báo cáo, bài viết, kết luận hội thảo liên quan đến đề tại M&A tại Việt Nam cũng nhƣ khu vực trong thời gian qua
+ Thông qua các bài báo, tạp chí chuyên ngành để có đánh giá, phân tích về hoạt động M&A doanh nghiệp nói chung và M&A ngân hàng nói riêng của Việt Nam.
+ Nghiên cứu về cơ sở pháp lý cho hoạt động M&A tại Việt Nam thông qua Bộ Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật đầu tƣ, Luật chứng khoán, Luật các TCTD, các văn bản, thông tư,… hướng dẫn
+ Sách, tài liệu chuyên môn: cung cấp cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu.
2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Luận văn xử lý thông tin dựa trên phương pháp phân tích thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh về thương vụ sáp nhập giữa Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam vào Ngân hàng TMCP Liên Viê ̣t:
2.2.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Phân tích về tình hình kinh doanh, tình hình hoạt động cũng nhƣ các yếu tố liên quan khác của 2 tổ chức trước khi sáp nhập, môt tả quy trình sáp nhập 2 tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt sau khi sáp nhập, phân tích các lợi ích đạt đƣợc cũng nhƣ rủi ro của Ngân hàng gặp phải sau sáp nhập 2.2.2. Sử dụng mô hình phân tích SWOT
Luâ ̣n văn sƣ̉ du ̣ng mô hình phân tích SWOT để đánh giá về 2 tổ chức trước khi sáp nhập. Tác giả sử dụng mô hình SWOT để đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài đến thương vụ sáp nhập. Đây là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong rất nhiều tình huống. SWOT là tập hợp viết tắt những cữ cái đầu tiên cửa các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh); Weaknesses (Điểm yếu);
Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó ta có thể xét duyệt lại các chiến lƣợc, xác định vị thế cũng nhƣ hướng đi của một tổ chức, công ty, phân tích các kế hoạch kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Trên thực tế, việc vân dụng mô hình SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm dịch vụ… đang ngày càng đƣợc nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng.
Đánh giá các điểm mạnh (strengths) và các điểm yếu (weaknesses) hay còn gọi là phân tích bên trong các góc độ nhƣ tài chính, công nghệ, mạng lưới, uy tín, văn hóa truyền thống của doanh nghiệp…Việc đánh giá này chỉ mang tính chất tương đối, chủ yếu có sự so sánh với mặt bằng chung.
Phân tích các cơ hội (Opporturities) và đe dọa (Threats) hay còn gọi là phân tích bên ngoài do những nhân tố này liên quan đến môi trường bên ngoài. Những khía cạnh liên quan đến cơ hội và mối đe dọa có thể do biến động của nền kinh tế (tăng trưởng hay suy thoái), sự thay đổi chính sách của nhà nước như khuân khổ pháp lý về việc mua bán sáp nhập, các chính sách về đầu tƣ, thuế…, cán cân cạnh tranh thay đổi (sự mất đi hay xuất hiện của đối thủ cạnh tranh)…Nếu nhƣ việc phân tích này đƣợc thực hiện một cách kỹ lƣỡng thì các chiến lƣợc đề ra sẽ có thể nắm bắt đƣợc các cơ hội và sẵn sàng đối phó với các đe dọa có thể xảy ra.
Nhƣ vậy, thông qua phân tích SWOT về hai tổ chức Ngân hàng Liên Việt và Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện (Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam) trên cơ sở phân tích các yếu tố thuộc môi trường nội bộ của hai bên (các mặt mạnh và yếu), các yếu tố môi trường bên ngoài mà hai tổ chức đã và đang gặp phải (cơ hội và thách thức), tác giả có thể đƣa ra đƣợc những thông tin quan trọng để xác định vị thế của các bên, các lợi ích cũng nhƣ rủi ro mà quá trình sáp nhập mang lại.
2.2.3. Phương pháp biểu đồ
Xây dựng các bảng, biểu dựa trên biến chuỗi thời gian để so sánh các số liệu hoạt động qua các năm để có thể thấy rõ sự thay đổi về quy mô của ngân hàng trước và sau sáp nhập, sự tăng trưởng, phát triển, thay đổi định hướng kinh doanh qua từng thời kỳ.
2.2.4. Phương pháp so sánh
Dựa trên các thông tin thu thập được về các thương vụ M&A trước và sau các mốc thời gian quan trọng có sự thay đổi về pháp lý, quy mô, tính chất của các thương vụ, từ đó so sánh sự khác biệt về tính chất, đặc điểm của thương vụ điển hình sáp nhập LPB.
CHƯƠNG 3