Chương 4: MỘT SỐ KẾT LUẬN RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT
4.3. Kiến nghị, đề xuất
4.3.1 Với chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
- Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước cần tích cực tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhằm tăng tính minh bạch trong các thông tin công bố của doanh nghiệp. Phát triển các kênh kiểm soát thông tin của doanh nghiệp như: thị trường chứng khoán, trung tâm thông tin tín du ̣ng doanh nghiê ̣p,…
- Nhà nước cần ban hành những quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tư vấn M&A, đồng thời tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để khuyến khích sự phát triển của các công ty tƣ vấn chuyên nghiệp đủ điều kiện theo pháp luật.
- Cần sớm ban hành khung pháp lý hoàn thiện về hoạt động M&A doanh nghiệp nói chung cũng như hoạt động M&A ngân hàng thương mại nói riêng đi kèm với các thông tư hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp có cơ sở pháp lý đẩy nhanh tiến độ M&A cũng nhƣ phòng tránh đƣợc rủi ro về mặt pháp lý.
4.3.2 Với Ngân hàng Bưu điê ̣n Liên Viê ̣t
4.3.2.1 Lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp, dài hạn
Trên cơ sở tận dụng được tối đa hệ thống mạng lưới sau khi sáp nhập, cân bằng được giữa lợi ích và chi phí khi phát triển mạng lưới, chiến lược phát triển của LPB cần tập trung vào viê ̣c hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, cải tiến các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất trên cơ sở ho ̣ c hỏi mô hình ở các ngân hàng bưu điện trên thế giới . Ngoài ra là việc khai thác tối đa các ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá, tăng năng suất lao đô ̣ng, giảm thiểu chi phí khi tăng quy mô.
4.3.2.2 Nâng cao năng lực về vốn để đáp ứng hơn nữa nhu cầu phát triển hệ thống Vốn là điều kiện tiên quyết để cấp phép cho một ngân hàng đi vào hoạt động, đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng đó. Theo quy định của luật pháp, phạm vi hoạt động và kinh doanh của một ngân hàng phụ thuộc vào quy mô của nguồn vốn tự có. Vốn tự có là cơ sở để tính toán các giới hạn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vấn đề quản lý vốn của ngân hàng trở thành một yêu cầu pháp lý vì lợi ích của công chúng.
Vốn là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và cũng đảm bảo an toàn cho hoạt động của chính bản thân ngân hàng trong quá trình hoạt động tín dụng. Vốn tăng sẽ cho phép ngân hàng đầu tƣ phát triển công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và mở rộng đƣợc kênh phân phối. Đây cũng là những yếu tố không thể thiếu nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh biến động của thị tài chính ngân hàng giai đoa ̣n v ừa qua ghi nhâ ̣n sự nỗ lực của các ngân hàng thương ma ̣i trong việc tái cấu trúc và tồn tại vượt qua khủng hoảng. Đồng thời, Việt Nam với môi trường chính trị ổn định, một thị trường mới nổi đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế đối với lĩnh vực có nhiều tiềm năng nhƣ tài chính ngân hàng.
Quá trình sáp nhập , hợp nhất các ngân hàng trong nước đã tạo ra các đi ̣nh chế tài chính vững mạnh hơn, tăng năng lƣ̣c về vốn, quản trị, giảm bớt các ngân hàng yếu, đóng góp đƣợc nhiều giá trị hơn cho xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Hoa ̣t đô ̣ng M &A ngân hàng thương mại – Nghiên cứu điển hình ta ̣i Ngân hàng TMCP Bưu điê ̣n Liên Viê ̣t ” tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động M &A ngân hàng, đồng thời Thông qua thương vu ̣ tiêu biểu này để hiểu rõ hơn tình hình M&A ở các ngân hàng thương mại, những khó khăn mà các ngân hàng gặp phải trong quá trình M&A, cũng nhƣ những thách thức và các vấn đề phát sinh hậu mua bán sáp nhập . Qua đó tác giả cũn g đã đƣa ra mô ̣t số giải pháp , kiến nghi ̣ nhằm hoàn thiện, thúc đẩy quá trình M &A các ngân hàng thương ma ̣i ở Viê ̣t Nam nói chung, tăng cường hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng sau sáp nhâ ̣p của Ngân hàng Bưu điê ̣n Liên Viê ̣t nói riêng để có thể phát triển một cách bền vững.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến quý báu từ hội đồng bảo vệ luận văn, các thầy cô, nhà khoa học, nhà nghiên cứu để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Diệu Chi, 2014. Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế quốc dân Hà Nô ̣i.
2. David Sadtler, David Smith and Andrew Campbell, 2008. M&A Mua lại Công ty - Mười bước thông minh dẫn đến thành công. Dịch từ tiếng Anh.
Người di ̣ch Bùi Hải Lê, 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản dân trí.
3. Nguyễn Trung Dũng , 2015. Giải pháp tăng cƣ ờng hoạt động M &A ngân hàng tại Việt Nam. Tạp chí tài chính, số tháng 3/2015, trang 75-77.
4. Phạm Thị Minh Hà , 2013. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động M &A tại Viê ̣t Nam. Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ. Trường Đa ̣i ho ̣c Đà Nẵng.
5. Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức , 2011. M&A – Sáp nhập và mua lại doanh nghiê ̣p ở Viê ̣t Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
6. Ngô Đƣ́c Huyền Ngân, 2009. Sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ. Trường ĐH Kinh tế TP. HCM.
7. Ngân hàng TMCP Bưu điê ̣n Liên Viê ̣t , 2009: Đề án Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt bằng giá trị của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Bưu điê ̣n Liên Viê ̣t , 2010-2014. Báo cáo tài chính các năm. Hà Nội.
9. Ngân hàng TMCP Bưu điê ̣n Liên Viê ̣t , 2014. Báo cáo của Tổng giám đốc về tình hình kinh doanh năm 2014 và định hướng kinh doanh năm 2015.
Hà Nội.
10. Trần Ái Phương , 2008. Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nh ập và mua lại ngân hàng theo định hướng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ. Trường ĐH Kinh tế TP. HCM.