Vai trò của giáo dục kĩ năng sống và của công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non lớp 5-6 tuổi trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 28 - 31)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ MẦM NON

1.3. Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non lớp 5-6 tuổi

1.3.1. Vai trò của giáo dục kĩ năng sống và của công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non lớp 5-6 tuổi trong giai đoạn hiện nay

1.3.1.1. Giáo dục kĩ năng sống góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của trường mầm non

Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng xử lý tình uống, kỹ năng ra quyết định cho trẻ em nói riêng là làm thay đổi hành vi của con người từ thói quen sống thụ động, cơ thể gây rủi ro mang lại hiệu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội.

Trang bị cho các em những kiến thức hiểu biết về một số chuẩn mực về hành vi đạo đức và nhận thức trong mối quan hệ của các em với những tình huống cụ thể, những lời nói, việc làm của bản thân với những người thân trong gia đình, với bạn bè và công việc của lớp, của trường; với Bác Hồ và những người có công với đất nước, với dân tộc; với hành xóm láng giềng với bạn bè quốc tế; với cây trồng vật nuôi và nguồn nước.

Giúp trẻ em vận động, rèn luyện những kỹ năng nói, nhận xét, nhận thức, lựa chọn, thực hiện hành vi ứng xử và quyết đoán…

Giúp trẻ em có những nhận thức đúng đắn về lời nói việc làm của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị và bạn bè, biết ơn Bác Hồ và các thương binh liệt sĩ, biết đoàn kết bạn bè và biết bảo vệ môi trường…

Chính những mục tiêu trên mà việc giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho trẻ mầm non, kỹ năng sinh tồn, bé biết lễ phép,... có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống nói chung và chính bản thân các em nói riêng.

Kỹ năng sống như là cây cầu nối giúp cho con người vượt qua những bến bờ của thử thách, ứng phó với những thay đổi của cuộc sống hành ngày.

Giáo dục kỹ năng cho trẻ mầm non giúp cho các em phát triển kỹ năng cá nhân, kỹ năng nhóm, kỹ năng tập thể,...

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp các bé bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, tự bảo mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng tự quyết một số tình huống phù hợp với lứa tuổi.

1.3.1.2. Giáo dục kĩ năng sống là quá trình chuẩn bị hành trang cho trẻ em thích ứng với những thách thức của cuộc sống hội nhập và phát triển

- Giữa nhận thức và hành vi của con người có khoảng cách. Kĩ năng sống là cầu nối giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi tích cực lành mạnh.

- Trong cuộc sống hội nhập phát triển, người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng, biết ứng xử tích cực và phù hợp, sẽ thành công hơn và yêu đời. Người thiếu giáo dục kĩ năng sống thường bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong cuộc sống.

- Bên cạnh việc chuẩn bị hành trang cho cá nhân, giáo dục kĩ năng sống còn góp phần ngăn ngừa các vấn đề xã hội, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.

Giáo dục KNS là điều kiện tốt nhất để trẻ em phát triển kỹ năng giao tiếp, k năng thích nghi kỹ năng khám phá thế giới xung quanh và kỹ năng tự chăm sóc bản thân...

Với vị trí, vai trò, ý nghĩa quan trọng như vậy, giáo dục KNS thực sự là một bộ phận hữu cơ của hệ thống hoạt động GD ở trường mầm non.

1.3.1.3. Quản lí giáo dục kĩ năng sống sẽ nâng cao hiệu quả của giáo dục kĩ

năng sống, nâng cao chất lượng giáo dục

- Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non đều phải nhằm đến các mục tiêu trang bị cho trẻ em những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp để hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh tích cực.

- Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ emcòn tạo cơ hội thuận lợi cho các em thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình; phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

- Quản lí tốt công tác giáo dục kĩ năng sống chính là góp phần phát triển nhân cách của trẻ emcũng như nâng cao chất giáo dục toàn diện.

Kỹ năng sống như là cây cầu nối giúp cho con người vượt qua những bến bờ của thử thách, ứng phó với những thay đổi của cuộc sống hành ngày.

1.3.1.4. Quản lý giáo dục kĩ năng sống góp phần phát huy tiềm năng của nhà trường và xã hội, tạo ra sự thống nhất trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống nói riêng, thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em mầm non nói chung trong giai đoạn hiện nay

- Giáo dục kĩ năng sống đòi hỏi có sự phối kết hợp tham gia của 3 môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. Trong sự phối kết hợp này nhà trường giữ vai trò chủ đạo.

- Có kế hoạch tổng thể để huy động tích cực các nguồn lực trong và bên ngoài nhà trường phục vụ cho công tác giáo dục kĩ năng sống.

- Việc giáo dục kỹ năng sống ở trường học sẽ giúp thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực cho người học; đồng thời tạo những tác động tốt đối với các mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa các trẻ em, bạn bè với nhau; giúp tạo nên sự hứng thú học tập cho trẻ đồng thời giúp hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên một cách đầy đủ hơn và đề cao các chuẩn mực đạo đức, góp phần nâng cao vị trí của nhà trường trong xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)