Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ MẦM NON
1.5. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lí giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.5.3. Mục tiêu giáo dục phổ thông và yêu cầu giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục có vai trò vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, cho nên Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm ưu tiên phát triển giáo dục.
Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định những quan điểm phát triển giáo dục mầm non trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước bao gồm: Bậc mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005).
Để giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non cần:
- Nhà trường cần phải nhận thức rõ vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống để từ đó có những biện pháp và phương pháp giáo dục tích cực cho trẻ mầm non.
- Nhà trường phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ giáo viên và trẻ mầm non trong việc giáo dục kỹ năng sống. Cơ sở vật chất phải đảm bảo phù hợp đạt tiêu chuẩn với dự kiến mà hoạt động giáo dục đưa ra (lớp học đạt tiêu chuẩn để phục vụ tốt công tác giảng dạy, trang thiết bị giáo dục luôn được cải tiến và phù hợp với hoạt động, kinh phí tổ chức các hoạt động ngoài trời...).
- Tạo môi trường hoạt động tích cực và thuận lợi nhất cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao.
- Nhà trường cần huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, đoàn thể, hội cha mẹ trẻ em cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Nhà trường phải luôn luôn có kế hoạch phối kết hợp giữa giáo viên gia đình, các tổ chức trong trường, cán bộ quản lý trong việc giáo dục kỹ năng sống
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - giáo dục là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục và trẻ em. Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cơ sở vật chất thiết bị, huy động nguồn nhân lực tham gia các hoạt động giáo dục. Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - giáo dục thì các hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được.
Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục.
Vì vậy, một trong những nội dung của việc quản lý công tác giáo dục KNS là phải có kế hoạch bố trí, sắp xếp, huy động các nguồn lực tài chính để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ dạy học và giáo dục KNS cho trẻ em.
1.5.4. Yếu tố về phía gia đình
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và suốt đời đối với trẻ. Chính vì vậy mà gia đình và nhà trường phải luôn luôn giữ mối quan hệ mật thiết với nhau để giúp cho việc giáo dục kỹ năng đạt hiệu quả tốt nhất. Cha mẹ cần quan tâm đến giáo dục cho các em có kỹ năng hành vi phù hợp trong các mối quan hệ ứng xử của các em trong gia đình, nhà trường và xã hội, gia đình phải là nơi rèn luyện cho các em có thói quen ứng xử tốt trước những tình huống khác nhau trong cuộc sống hàng ngày đồng thời giúp các em có thói quen quyết định đúng đắn trước những tình huống đặt ra …
Chính kết quả giáo dục của gia đình vừa là nền tảng vừa là hỗ trợ cho giáo dục nhà trường, giúp nhà trường thực hiện phát triển toàn diện nhân cách trẻ em, đặt cơ sở nền tảng cho việc phát triển bền vững sau này.
1.5.5. Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội ở địa phương
Với những địa phương có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, văn hoá xã hội phát triển sẽ luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục nói chung trong đó có
chất lượng giáo dục MN nói riêng. Sự quan tâm được thể hiện khi chính quyền địa phương xác định phát triển giáo dục luôn song hành phát triển kinh tế, xã hội đồng thời có chính sách khuyến học, tăng cường diện tích sử dụng đất cho các trường sẽ tạo điều kiện đế phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục cũng như GD KNS cho trẻ. Ngược lại, nếu địa phương coi nhẹ giáo dục, ở những đặc biệt là ở trung tâm, các khu vực kinh tế phát triển, việc tuyên truyền, phát động, huy động nguồn lực cho hoạt động giáo dục có nhiều thuận lợi. ở vùng cao, hẻo lánh, nền kinh tế vẫn còn tình trạng tự túc, tự cấp, trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn không quan tâm đến chất lượng giáo dục, không có chính sách đầu tư cho giáo dục thì sẽ ảnh hưởng đến phát triển giáo dục MN, và chất lượng giáo dục trong đó GD KNS hiệu quả thấp.
Tiểu kết chương I
Chương 1 đã khái quát kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường đồng thời vai trò, ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ em. Trên cơ sở đó phân tích và làm sáng tỏ về nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời, đồng thời, nhấn mạnh các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống. Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng để tiến hành khảo sát thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc ở chương tiếp theo