Đổi mới kiểm tra đánh giá hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động ngoài trời

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 101 - 115)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.6. Đổi mới kiểm tra đánh giá hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động ngoài trời

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá là một khâu trong quá trình dạy học và quá trình giáo dục.

Mục tiêu đánh giá các HĐNGLL phải gắn với mục tiêu đánh giá KNS của người học nói chung và kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định nói riêng. Vì vậy thang đánh giá, chuẩn đánh giá và các tiêu chí để nhận xét kết quả học tập.

- Lãnh đạo là phải có thanh tra, kiểm tra giám sát và đánh giá; không có kiểm tra, đánh giá xem như không có lãnh đạo. Kiểm tra, đánh giá là một chức năng cơ bản của lãnh đạo. Trong hoạt động quản lý các GD KNS, nhờ có kiểm tra giám sát, đánh giá mà quá trình quản lý của HT được khép kín và điều chỉnh kịp thời, từ đó có những tác động quản lý thích hợp.

Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Theo lý thuyết hệ thống kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lý. Kiểm tra trong quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích.

Nhờ có kiểm tra mà người cán bộ quản lý có được thông tin để đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

- Để tăng cường hiệu quả kiểm tra đối với GD KNS cần thực hiện thi đua, khen thưởng. Đây là một biện pháp kích thích có ý nghĩa tích cực đối với hoạt động

của người lao động nói chung và trong lĩnh vực GD nói riêng. Khen thưởng là là một chuẩn giúp cá nhân khẳng định nhân cách của mình trong tập thể, trong cộng đồng xã hội. Do đó, qua thi đua khen thưởng làm cho người được khen phấn khởi hoạt động tốt hơn trước.

- Đầu mỗi đợt thi đua, mỗi học kỳ, HT tổ chức phát động, ký cam kết giao ước thi đua trong GVCN và tập thể lớp MGL về tổ chức có hiệu quả các GD KNS.

- Tổ chức hội giảng, thao giảng, hội thao, dự giờ đánh giá rút kinh nghiệm cho một GD KNS diễn ra thường xuyên trong năm học.

- Tổ chức đăng ký thi GV giỏi về GD KNS hàng năm.

- Đề ra và thống nhất tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với thực tiễn cho trẻ MGL tham gia GD KNS, dựa trên cơ sở tiêu chuẩn qui định của Bộ GD - ĐT.

- Đề ra và thống nhất tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với thực tiễn cho một GD KNS, dựa trên cơ sở tiêu chuẩn qui định của Bộ GD - ĐT.

Biện pháp thực hiện biện pháp:

- Thành lập Ban thi đua gồm đủ các thành phần, trong đó chú ý bố trí những CBQL, GV có năng lực về GD KNS, công tâm khách quan.

- Thảo luận xây dựng các tiêu chuẩn thi đua công khai thống nhất trong toàn thể hội đồng GV ngay từ đầu năm học.

- Qui định các mức thưởng tinh thần, vật chất phù hợp cho cá nhân và tập thể về các danh hiệu đạt được trong GD KNS.

- Bên cạnh cũng có hình thức GD nhắc nhở, kỷ luật thích đáng đối với những cá nhân cố tình sai phạm qui chế hoạt động GD này.

Giáo viên phải nắm vững quy chế kiểm tra đánh Giáo dục – Đào tạo ban hành. Giáo viên phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của giáo dục KNS cho người học và có kỹ năng xác định các tiêu chí đánh giá KNS cho trẻ MGL. Có kỹ năng quan sát, nhận xét và thu thập thông tin về rèn luyện KNS.

3.3. Khảo sát tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất

* Nội dung khảo nghiệm: Sau khi đã đưa ra các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MGL các trường MN thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Để tiến hành đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV đang công tác quản lý và giảng dạy tại trường MN trên địa bàn thị xã Phúc Yên.

* Đối tượng khảo nghiệm: 100 CBQL, GV tại các trường MN thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấn thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ

năng sống cho cho trẻ MGL các trường MN thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc

TT Các biện pháp Không

CT

Ít CT

Cần thiết

Rất CT

ĐTB T B 1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản

lý, giáo viên về vai trò quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống với trẻ 5- 6 tuổi.

- 10.0 20.0 70.0 3.60 1

2 Quản lí xác định mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ MGL trường mầm non phù hợp với đặc điểm điều kiện của trên địa bàn thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

- 12.0 23.0 65.0 3.59 2

3 Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế

hoạch tổng thể việc giáo dục kĩ năng - 8.0 25.0 67.0 3.53 3

sống phù hợp với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

4 Bồi dưỡng năng lực giáo dục kĩ năng sống cho các chủ thể tham gia giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời

- 12.0 32.0 56.0 3.44 5

5 Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội, phát huy vai trò chủ thể các lực lượng sư phạm trong GDKNS thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- 15.0 18.0 67.0 3.52 4

6 Đổi mới kiểm tra đánh giá hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động ngoài trời

- 16.0 28.0 56.0 3.40 6

Tổng ĐTB=3.51

Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm tính cấn thiết của các biện pháp

3.6 3.59

3.53

3.44

3.52

3.43.51

3.51 3.51

3 4

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6

MĐ cần thiết TB

Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát CBQL và GV cho thấy, biện pháp được đánh giá có tính cần thiết cao nhất là “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống với trẻ 5-6 tuổi” có ĐTB=3.60 và “Quản lí xác định mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường mầm non phù hợp với đặc điểm điều kiện của trên địa bàn thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc” có ĐTB=3.59.

Tuy nhiên trong các giải pháp đó, một số giải pháp được đánh giá về tính cần thiết thấp như “Bồi dưỡng năng lực giáo dục kĩ năng sống cho các chủ thể tham gia giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời” và “Đổi mới kiểm tra đánh giá hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động ngoài trời”.

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ

năng sống cho cho trẻ MGL các trường MN thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc

TT Các biện pháp Không

KT

Ít KT Khả thi

Rất KT

ĐT B

TB

1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ 5.0 12.0 62.0 21.0 2.98 1

quản lý, giáo viên về vai trò quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống với trẻ 5-6 tuổi.

2 Quản lí xác định mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ MGL trường mầm non phù hợp với đặc điểm điều kiện của trên địa bàn thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

5.0 13.0 72.0 10.0 2.94 3

3 Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tổng thể việc giáo dục kĩ năng sống phù hợp với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

8.0 25.0 45.0 22.0 2.96 2

4 Bồi dưỡng năng lực giáo dục kĩ năng sống cho các chủ thể tham gia giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời

9.0 26.0 54.0 11.0 2.66 5

5 Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội, phát huy vai trò chủ thể các lực lượng sư phạm trong GDKNS thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

12.0 24.0 54.0 10.0 2.61 6

6 Đổi mới kiểm tra đánh giá hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động ngoài trời

8.0 25.0 54.0 13.0

2.72 4

Tổng ĐTB=2.82

Biểu đồ 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

2.94 2.98 2.96

2.66

2.61

2.822.722.82

2.82 2.82

2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 3.1

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6

MĐ khả thi TB

Qua kết quả khảo sát cho thấy ý kiến của CBQL, GV cho thấy, đánh giá về biện pháp có tính khả thi cao nhất là “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống với trẻ 5-6 tuổi” có ĐTB=2.98 sau đó “Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tổng thể việc giáo dục kĩ năng sống phù hợp với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.” có ĐTB=2.96. Tuy nhiên một số biện pháp tỉnh khả thi thực hiện được thấp là “Bồi dưỡng năng lực giáo dục kĩ năng sống cho các chủ thể tham gia giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời” và “Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội, phát huy vai trò chủ thể các lực lượng sư phạm trong GDKNS thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.

Như vậy, những giải pháp chúng tôi nêu trên rất phù hợp với tình hình hiện nay của các trường MN thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Như chúng ta đã biết trong tình hình đổi mới giáo dục hiện nay, việc đưa ra các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý GD KNS là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập hiệu quả quản lý GD KNS trước đó, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Với kết quả thu được qua phiếu khảo sát chứng tỏ hệ thống các nhóm giải pháp mà chúng tôi đề xuất là phù hợp và có khả năng thực hiện cao, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên để nhóm các giải pháp đó thực sự là những cách làm mới có hiệu quả đối với nâng cao hiệu quả quản lý GD, cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các nhóm giải pháp, trong đó Phòng Giáo dục & Đào tạo chịu trách nhiệm chính. Mặt khác, hiệu trưởng nhà trường phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình đội ngũ hiện có và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy được tiềm năng và thế mạnh của tập thể sư phạm nhà trường, nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu quản lý.

Tiểu kết chương 3

Công tác quản lý GD KNS các trường thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc được thực hiện biện pháp tác động để nâng cao hiệu quả quản ly. Các nhóm giải pháp trên có vị trí và vai trò không ngang bằng nhau, nhưng có mối quan hệ thống nhất và chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau phát huy kết quả của nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Do đó phải tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp, không coi thường hay xem nhẹ bất kỳ một giải pháp nào trong quá trình đánh giá.

Tuy nhiên nhà trường cần kết hợp, vận dụng các nhóm giải pháp phải mềm dẻo, linh hoạt để mang lại hiệu quả quản lý một cách cao nhất, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giảng dạy trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận:

Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bởi thông qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được khám phá, thoả mãn trí tò mò của trẻ.

Đặc biệt, giai đoạn bé đi nhà trẻ (2 - 6 tuổi) là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của bé. Ở giai đoạn này, trẻ hình thành, phát triển giao tiếp xã hội, phát triển về mặt tư duy, trí tuệ, thể chất và nhiều kĩ năng khác. Nếu không được tham gia các hoạt động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hòa đồng,…

Mặt khác, hoạt động ngoài trời bao gồm các hoạt động có chủ đích (nhằm rèn luyện một số kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách khoa học, theo đúng mục tiêu của chương trình); các hoạt động giúp trẻ nhận biết và làm quen với môi trường và cuộc sống xung quanh,… Có thể nói, khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy,… thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình. Bên cạnh đó, các hoạt động này giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động, giúp bé tiêu hao năng lượng, do đó, sẽ ăn ngủ ngon hơn. Việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng khoái hơn, bé sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng hơn.

Một lợi ích quan trọng của các hoạt động ngoài trời là tăng cường kĩ năng giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp, từ đó, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác. Do đó, có thể khẳng định rằng, hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất, tình cảm, trí

tuệ của trẻ. Thông qua các biện pháp tổ chức môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ nầm non sẽ giúp trẻ có đủ điều kiện để tìm tòi, khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống; các kiến thức, kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung; tạo cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng của mình. Môi trường đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân người giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ.

Bởi vậy, quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non là đòi hỏi cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường mầm non.

Luận văn đã nghiên cứu đầy đủ, lô gic và có hệ thống lý luận khoa học quản lý, lý luận khoa học QLGD, lý luận quản lý nhà trường, GD kỹ năng sống…. Đồng thời tập trung nghiên cứu sâu Ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ MGL các trường MN và Vai trò của quản lí giáo dục kĩ năng sống cho trẻ MGL trong các trường MN. Trên cơ sở đó, xây dựng nội dung của quản lí công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ MGL các trường MN làm cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lý GD KNS cho trẻ MGL của các trường MN.

1.2. Về thực tiễn: Luận văn đã đi sâu khảo sát trung thực, phân tích, đánh giá đúng đủ, khoa học khách quan và nêu lên bức tranh toàn cảnh về thực trạng chất lượng công tác quản lý GD KNS. Công tác quản lý GD KNS cho trẻ MGL các trường MN đã đạt được ưu điểm nhất định về xây dựng hình thức, phương pháp giáo dục có hiệu quả đối với trẻ MGL lứa tuổi MN. Tuy nhiên, kết quả thực trạng cho thấy công tác quản lý GD KNS cho trẻ MGL các trường MN còn nhiều hạn chế trong đó những nguyên nhân chủ yếu về phía nhà trường trong đó đội ngũ GV, CB, NV chưa nhận thức đúng đắn, chưa có xây dựng kế hoạch GD KNS phù hợp với lứa tuổi trẻ MGL, mục tiêu, nội dung GD LNS chưa phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện

các trường MN thị xã Phúc Yên,... về phía gia đình chưa phối hợp với nhà trường về GD KNS và về phía xã hội...

1.3. Các biện pháp đề xuất: Dựa trên cơ sở lý luận và hạn chế thực trạng, chúng tôi đã để ra 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý GD KNS cho trẻ MGL các trường MN thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc như:

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống với trẻ 5-6 tuổi.

/. Quản lí xác định mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường mầm non phù hợp với đặc điểm điều kiện của trên địa bàn thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

/. Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tổng thể việc giáo dục kĩ năng sống phù hợp với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

/. Bồi dưỡng giáo dục kĩ năng sống cho các chủ thể tham gia giáo dục kĩ năng sống

/. Kế hoạch hóa việc sử dụng các nguồn lực phục vụ giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài nhà trường.

/. Quản lí việc xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

Các biện pháp này cần phải được thực hiện một cách đồng bộ và triệt để thì hiệu quả công tác GD KNS cho trẻ MGL các trường MN thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc có thể được nâng cao.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo

- Cần sớm xem xét, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp qui về chế độ chính sách, về chuẩn đánh giá, về cơ chế chỉ đạo, phối hợp các lực lượng thực hiện chương trình và tài liệu tham khảo các hoạt động GD ở các trường mầm non, trong

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 101 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)