Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 46 - 115)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và vài nét về các trường mầm

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội

* Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Thị xã Phúc Yên nằm ở phía đông tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 30 Km. Thị xã Phúc Yên có chiều dài theo trục bắc, nam, dài 24 km, từ phường Hùng Vương đến đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên. Về địa giới, phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp huyện Bình Xuyên và phía Nam, Đông giáp với Thủ đô Hà Nội. Thị xã còn có tuyến đường bộ tuyến Phúc Yên - Xuân Hoà, nối với tuyến đường đi Thái Nguyên.

Địa phận thị xã Phúc Yên nằm cạnh Quốc lộ 2, có đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua; có ga Phúc Yên là một trong những ga chính, đầu mối quan trọng của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Cách sân bay quốc tế Nội Bài 8 km.

Thị xã là một đô thị tỉnh lỵ, đạt tiêu chuẩn đô thị loại III vào năm 2012 và theo quy hoạch là đô thị loại II vào năm 2015, và loại I vào năm 2020, là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, du lịch và dịch vụ tổng hợp của tỉnh, đồng thời còn là một trong những trung tâm của vùng.

Thị xã Phúc Yên còn có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cung cấp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh.

* Điều kiện xã hội:

Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Tình hình kinh tế:

- Năm 2014 ước tính tổng giá trị sản xuất của thị xã đạt khoảng 31.026 tỷ đồng, trong đó: khối ngành công nghiệp-xây dựng đạt 29.180 tỷ đồng (gấp khoảng trên 2,4 lần so với năm 2005); khối ngành dịch vụ đạt khoảng 1.739 tỷ đồng (gấp 1,7 lần) và khối nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 107 tỷ đồng (gấp hơn 1,3 lần).

Bảng 2. 1: Tăng trưởng kinh tế của thị xã thời kỳ 2011-2013 (tỷ đồng, %)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng giá trị sản xuất 11533,8 27678 27933

- Công nghiệp, xây dựng 10894,5 26622 26289

- Dịch vụ 557,0 954 1539

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 82,3 102 105

Tổng giá trị gia tăng 2561,4 5482,2 5895,1

- Công nghiệp, xây dựng 2097,1 4711,9 4694,4

- Dịch vụ 412,5 704,9 1137,2

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 51,8 63,4 63,5

Nguồn: Theo Báo cáo KT-XH hàng năm của thị xã Phúc Yên - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Giai đoạn 2010-2014 ngành công nghiệp có sự tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất cũng như giá trị gia tăng của thị xã. Cơ cấu các ngành kinh tế của thị xã năm 2014: ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 94,88%

(nếu tính theo giá so sánh chiếm 94,05%); khối các ngành dịch vụ chiếm 4,77%

(theo giá so sánh đạt 5,6%) và khối ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 0,42%

(nếu tính theo giá so sánh đạt 2,42%).

Cơ cấu kinh tế của thị xã có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và giảm dần tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Tỷ trọng của khối ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 92,43% năm 2010 lên 94,82%

vào năm 2014, trung bình mỗi năm tăng trên 0,6%/năm. Tỷ trọng của khối ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm chậm, giảm từ 0,78% năm 2010 xuống còn 0,45%

vào năm 2014 và 0,41%.

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của thị xã Phúc Yên thời kỳ 2009-2014

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Giá trị sản xuất (Tỷ

đồng, giá HH) 18859,7 29028,2 48798,9 58742,8 64644,4 73493,0 - Công nghiệp, xây

dựng 17431,1 27439,3 46539,5 56093,5 61282,9 69686,1 - Dịch vụ 1281,1 1402,1 1995,9 2349,7 3006,0 3505,6 - Nông, lâm nghiệp, 147,5 186,7 263,5 299,6 355,5 301,3

thuỷ sản

Cơ cấu giá trị sản xuất

(%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

- Công nghiệp, xây

dựng 92,43 94,53 95,37 95,49 94,80 94,88

- Dịch vụ 6,79 4,83 4,09 4,00 4,65 4,70

- Nông, lâm nghiệp,

thuỷ sản 0,78 0,64 0,54 0,51 0,55 0,42

Nguồn: Theo Báo cáo KT-XH hàng năm của thị xã Phúc Yên

- Thu, chi ngân sách: Giai đoạn 2009-2014, tổng thu ngân sách đạt 30.688 tỷ đồng, chiếm trên 2/3 tổng thu ngân sách tỉnh. Năm 2005 thu ngân sách trên địa bàn đạt 750 tỷ thì năm 2009 đã đạt 7.650 tỷ đồng, và năm 2010 ước đạt 9.082 tỷ, trong đó thu theo chỉ tiêu pháp lệnh 186,27 tỷ; thu từ các doanh nghiệp trong nước và thuế xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7.464 tỷ đồng.

+ Địa giới hành chính: Thị xã có 6 phường và 4 xã. Các Phường: Đồng Xuân, Hùng Vương, Phúc Thắng, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Xuân Hòa. Các xã: Cao Minh, Nam Viêm, Ngọc Thanh, Tiền Châu.

+ Dân số: Tính đến năm 2013, dân số của thị xã Phúc Yên có khoảng 92.815 người. Mật độ dân số là 772 người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của thị xã trong giai đoạn 2009-2014 đạt khoảng 1,2-1,3%. Dân số của thị xã trong những năm qua có xu hướng tăng nhanh ở khu vực thành thị và tăng không nhiều ở nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của khu vực thành thị giai đoạn 2009-2014 đạt 1,89%, khu vực nông thôn chỉ tăng khoảng gần 1%/năm trong giai đoạn này.

2.1.2. Vài nét về các trường mầm non trên địa bàn thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển

kinh tế xã hội, chiến lược xây dựng con người của đất nước. Đảng bộ thị xã Phúc Yên đã đề ra mục tiêu phương hướng phát triển giáo dục đó là:“ Thực hiện có hiệu quả các chương trình đề án về giáo dục và đào tạo.

Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở, chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện phổ cập bậc trung học trong phạm vi rộng”.

Với mục tiêu chung của ngành giáo dục và đào tạo là:

- Tăng cường chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các bậc học, cấp học, ngành học, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, củng cố mạng lưới trường học, mở rông quy mô hợp lý, thực hiện phổ cập giáo dục, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất chính trị và đạo đức, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo.

- Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa hiện đại hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập.

- Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường nề nếp, kỷ cương, ngăn chặn khắc phục các hiện tượng tượng tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục.

- Thực hiện đường lối đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo, phân đấu vì mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỷ XXI. Giáo dục mầm non Thị xã Phúc Yên đã và đang tự khẳng định được mình, từng bước đi vào thế ổn định và có những sự phát triển vững chắc cả về quy mô giáo dục, số lượng trẻ đến lớp và chất lượng giáo dục.

Về quy mô mạng lưới trường lớp: Thị xã Phúc Yên có 28 trường mầm non đóng trên địa bàn phường xã. Trong đó 10 trường mầm non công lập và 18 trường mầm non ngoài công lập (bán công, tư thục). Có 107 nhóm trẻ và 188 lớp mẫu giáo.

Nhìn chung số lượng lớp nhà trẻ và mẫu giáo trong các trường mầm non của Thị xã Phúc Yên đã phát triển tương

đối nhanh so với các năm trước.

Về số học sinh mầm non:

Tổng số trẻ nhà trẻ và mẫu giáo toàn thị xã năm học 2013- 2014 là 19.417 cháu. Số trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ ra lớp là 1776 đạt tỷ lệ huy động 24,23%. Số trẻ mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi ra lớp là 7968 đạt tỷ lệ huy động là 86,22%. Số trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ra lớp là 2849 đạt tỷ lệ huy động 100%.

Trên cơ sở các chỉ tiêu chung của ngành giáo dục thị xã và báo cáo tổng kết năm học của các đơn vị trường mầm non thì mầm non Thị xã Phúc Yên đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản và ốn định về mạng lưới trường, lớp và huy động trẻ ra lớp, số trẻ mẫu giáo tăng nhanh, hệ thống giáo dục ngoài công lập cũng được phát triển ổn định.

Về chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ trong các trường lớp mầm non. Trong việc thực hiện chăm sóc – giáo dục trẻ mặc dù cơ sở vật chất của một số trường còn thiếu thốn, trình độ giáo viên chưa đồng đều. Song ngành giáo dục mầm non thành phố luôn xác định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non, luôn là hàng đầu cần đặc biệt phải quan tâm.

Chính vì vậy trong những năm qua, ngành học mầm non luôn có những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non như: Giao chỉ tiêu kế hoạch tổ chức bán trú, đưa chỉ tiêu chất lượng vào tiêu chí đánh giá thi đua, kiểm tra liên ngành giáo dục y tế, hướng dẫn tuyên truyền vận động mở các lớp tập huấn .

Năm học 2013 – 2014 số trẻ ở độ tuổi nhà trẻ được ăn tại lớp là 1776 cháu đạt 100%, số trẻ mẫu giáo được ăn tại lớp là 7968 cháu đạt 100%. Tổ chức bếp ăn cho trẻ đạt tỷ lệ 100%, số trẻ được khám sức khỏe và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng đạt 100% tổng số trẻ đến lớp, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 4,55%, giảm so với năm học trước là 3,5%. Số lớp thực hiện dạy theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là 107 lớp đạt 100%, số lớp thực hiện chương trình đổi mới mẫu giáo 16 đạt 100% và có 26 lớp mẫu giáo đang thực hiện chương trình thí điểm, có 41 trẻ mẫu giáo khuyết tật được giáo dục hòa nhập.

Cơ sở vật chất của các trường đều có sân chơi và đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi, có đầy đủ đồ dùng dạy học và đồ chơi tự tạo cho trẻ học tập.

Các trường mầm non thực hiện tốt các chuyên đề, hội thi do Sở giáo dục và Phòng giáo dục chỉ đạo.

Quy mô giáo dục mầm non phát triển đều khắp ở các địa phương, số trẻ đến trường có tỷ lệ cao so với bình quân chung của cả nước. Đặc biệt chất lượng chăm sóc giáo dục các trường mầm non tập trung chỉ đạo và thực hiện chất lượng giáo dục toàn diện, cơ bản đã đạt được kết quả rõ nét.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ; sự phối hợp các lực lượng trong xã hội, gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả

- Với đội ngũ CBQL và(GVMN: đội ngũ cán bộ quản lý và yêu nghề, mến trẻ, tích cực học tập nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị: các trường mầm non được tập trung xây dựng mới với tốc độ nhanh, tiếp cận với công trình đạt chuẩn, hiện đại.

Bước đầu một số trường đã đưa nội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục trẻ và thực hiện được chương trình Kidsmats và Nutrikis.

* Những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên – xã hội – giáo dục tác động đến công tác quản lý GD KSN thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

- Thuận lợi:

+ Sự phát triển kinh tế cũng như giáo dục cua thị xã trong thời gian qua, giúp cho GD MN của thị xã được nâng cao, đặc biệt sự quan tâm của các cấp, chính quyền cùng Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên môn, có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chuyên môn. Bên cạnh đó, đa số cha mẹ trẻ MGL quan tâm và phối hợp nhiệt tình trong các hoạt động giáo dục, trong việc hỗ trợ kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục.

+ Ban Giám hiệu luôn các trường MN tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học hiện đại. Cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, tương đối đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, sân chơi bãi tập rộng rãi và được xây dựng đúng qui cách.

+ Đa số trẻ em lứa tuổi MGL ham thích hoạt động văn nghệ hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời...

+ Đội ngũ GVMN đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề.

- Khó khăn:

+ Điều kiện kinh tế, xã hội của thị xã tuy nâng cao nhưng không đồng đuề giữa các phường, xã trên địa bàn, gây khó khăn cho quá trình tổ chức, triển khai công tác GD KSN thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ MGL thiếu đồng bộ.

+ Đa phần các trường MN sỹ số trẻ đông nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động trong đó hoạt động GD KNS thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ.

+ Một số học sinh con em gia đình điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình chủ yếu lo làm kiếm sống cho nên ít có điều kiện qua tâm giáo dục các em.

+ Tuy ý thức được tầm quan trọng của việc GDKNS cho trẻ nhưng hiện nay việc đưa GD KNS thông qua các hoạt động ngoài trời vẫn còn hạn chế, việc chủ động tích hợp GD KNS thông qua các hoạt động ngoài trời mới chỉ ở một số giáo viên, chưa trở thành một quy định yêu cầu như một số nội dung tích hợp khác.

+ Thời gian tổ chức hoạt động giáo dục rất ngắn nên việc tích hợp cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp.

Tóm lại: Qua số liệu về quy mô trường lớp, với sự phát triển gia tăng số trẻ, số lượng giáo viên mầm non, chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ, có thể khẳng định.

Ngành học mầm non được xã hội hóa cao, thể hiện sinh động nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, thu hút được ngày càng đông số trẻ trong độ tuổi ra lớp, tao niềm tin trong nhân dân và đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phổ cập giáo dục tiểu học.

2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo lớn các trường mầm non trên địa bàn thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về giáo dục kĩ năng sống

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về công tác GD KNS tại các trường mầm non ở địa bàn TX Phúc Yên. Đối tượng 100 CBQL, GV tại các trường MN thị xã Phúc Yên. Kết quả nghiên cứu về các vấn đề như :

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về việc giáo dục kĩ năng sống

TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1 Rất quan trọng 80 80.0

2 Quan trọng 10 10.0

3 Ít quan trọng 10 10.0

4 Không quan trọng - -

Tổng 100 100

Nhận xét

Qua tìm hiểu thông qua phiếu điều tra, đại đa số CBQL, GV đã hiểu được:

GD KNS cho trẻ mầm non có ý nghĩa rất quan trọng, là tư tưởng chiến lược, là con đường để phát triển giáo dục.

2.2.2. Thực trạng nội dung giáo dục những kỹ năng thông qia hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo lớn các trường mầm non thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Bảng 2.4. Thực trạng nội dung giáo dục những kỹ năng cho trẻ mẫu giáo lớn các trường mầm non thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc

TT Nội dung giáo dục KNS Không hiệu quả

Ít hiệu quả

Hiệu quả

Rất hiệu quả

ĐT B

TB

1 Phát triển kỹ năng giao tiếp

1.1 Kỹ năng giao tiếp với bạn bè

10.0 6.0 72.0 12.0 2.60 1

1.2 Kỹ năng giao tiếp với bố mẹ, ông bà

12.0 10.0 74.0 4.0 2.50 2

1.3 Kỹ năng giao tiếp với người lạ

8.0 18.0 66.0 8.0 2.36 3

2 Phát triển kỹ năng thích nghi

2.1 Kỹ năng thích nghi các loại thức ăn

12.0 18.0 66.0 4.0 2.30 2

2.2 Kỹ năng thích nghi với môi trường

14.0 30.0 52.0 4.0 2.20 3

2.3 Kỹ năng thích nghi với đám đông

16.0 16.0 66.0 2.0 2.32 1

3 Phát triển kỹ năng khám phá thế giới xung quanh

3.1 Kỹ năng khám phá không

gian 12.0 16.0 66.0 6.0 2.30 4

3.2 Kỹ năng khám phá sự vật 8.0 10.0 72.0 10.0 2.68 1 3.3. Kỹ năng khám phá chất

liệu 12.0 12.0 66.0 10.0 2.54 2

3.4 Kỹ năng khám phá thiên

nhiên 14.0 16.0 60.0 10.0 2.40 3

4 Phát triển kỹ năng tự

chăm sóc bản thân

4.1 Kỹ năng tự xúc ăn 2.0 32.0 60.0 6.0 2.88 1

4.2 Kỹ năng tự mặc quần áo 12.0 16.0 62.0 10.0 2.44 2 4.3 Kỹ năng tự chăm lo vệ sinh

cá nhân 16.0 30.0 48.0 6.0 2.22 3

5 Phát triển kỹ năng tạo niềm vui

5.1 Kỹ năng cho trẻ tự chơi 16.0 24.0 50.0 10.0 2.36 1 5.2 Kỹ năng chơi cùng bố mẹ 14.0 42.0 36.0 8.0 2.16 4 5.3 Kỹ năng chơi với người

khác (bạn bè, người thân..) 16.0 24.0 46.0 14.0 2.20 2 Kỹ năng cùng bố mẹ làm

đồ chơi 16.0 16.0 66.0 2.0 2.18 3

6 Phát triển kỹ năng tự bảo vệ

6.1 Kỹ năng phân biệt nguy

hiểm 14.0 14.0 68.0 4.0 2.48 3

6.2 Kỹ năng tự xoay sở 14.0 30.0 52.0 4.0 2.15 6 6.3 Phương pháp phát triển kỹ

năng làm việc đội nhóm 36.0 22.0 28.0 14.0 2.20 5 6.4 Kỹ năng làm việc cùng bạn

trong nhóm lớp và tập thể 12.0 4.0 14.0 70.0 2.70 2 6.5 Kỹ năng tạo niềm vui thông

qua kết quả tập thể đạt được

26.0 16.0 4.0 54.0 2.80 1

6.6 Kỹ năng tạo ra tinh thần

đồng đội 12.0 10.0 48.0 30.0 2.45 4

7 Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

7.1 Kỹ năng kiểm soát hành vi 14.0 6.0 20.0 60.0 2.16 1 7.2 Kỹ năng ngăn ngừa tình

huống xấu có thể xảy ra 16.0 4.0 18.0 62.0 2.14 2 7.3 Kỹ năng tư duy tích cực,

giải quyết nhanh vấn đề 14.0 8.0 20.0 58.0 2.08 3 Nhận xét

Kết quả khảo sát cho thấy: Với lứa tuổi trẻ mẫu giáo lớn việc GD KNS rất quan trọng. Nội dung GD KNS cho trẻ mẫu giáo lớn tập trung các nội dung như nhóm phát triển kỹ năng giao tiếp; Phát triển kỹ năng thích nghi; Phát triển kỹ năng khám phá thế giới xung quanh; Phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân; Phát triển kỹ năng tạo niềm vui; Phát triển kỹ năng tự bảo vệ; Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề được GV, CBQL ưu, nhược điểm GD mối loại kỹ năng như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 46 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)