- Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực được thực hiện công khai, công bằng trong việc bố trí chỗ làm việc và công việc làm, tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức làm việc đúng với trình độ chuyên môn của mình tại cơ quan, tránh tình trạng bố trí, sắp xếp không đúng với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm sẵn có của các cán bộ, công chức, bố trí các cán bộ, công chức vào những chỗ hợp lý để học có thể phát huy được những điểm mạnh của họ.
- Sự sắp xếp, bố trí nhân lực khá phù hợp, công việc được phân công với từng trình độ chuyên môn, độ tuổi, phù hợp giữa nam và nữ. Phân công cho những nhân viên mới tham gia những công việc năng động, sáng tạo, nhạy bén.
Những người có thâm niên dược giao những công việc cần nhiều kinh nghiệm và tính kiên trì.
- Sắp xếp hiệu quả tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế hoạt động của các ban bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ theo hướng chuyển giao cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phù hợp.
- Xây dựng được quy định về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, điều kiện, quy trình hợp lý để lựa chọn cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ các cấp
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các loại hình tổ chức cơ sở đảng theo hướng tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở..
- Bố trí được nhân sự vào bộ máy chính quyền từng cấp ở cơ sỡ. Đóng góp vào những hiệu quả trong công tác hoạt động của cơ quan
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính gắn kết chặt chẽ với việc kiện toàn tổ chức, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, tinh giản biên chế của các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân.
1.5.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Hiện nay, do có một vài cán bộ, công chức chuyển chỗ làm do đó số lượng công việc cũ và mới đang còn tồn đọng, chưa có nhân lực giải quyết.
- Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ công chức hiện nay chủ yếu là thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ của cấp trên, công việc phần lớn còn mang tính sự vụ hành chính, tính thách thức trong công việc không cao
- Cơ hội phát triển của cán bộ công chức còn hạn chế
Công tác bố trí, sắp xếp biên chế chưa chặt chẽ và chưa tập trung thống nhất vào một đầu mối. Trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành vẫn quy định về tổ chức bộ máy, biên chế; một số văn bản pháp luật về tổ chức còn nội dung chưa phù hợp.
- Cơ chế, chính sách khuyến khích việc sắp xếp tinh gọn tổ chức, biên chế chưa phù hợp, thiếu mạnh mẽ. Việc phân bổ kinh phí thường xuyên theo biên chế chưa gắn với kết quả và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cơ quan, đơn vị là một trong những nguyên nhân làm tăng biên chế
- Đánh giá cán bộ, công chức là việc làm khó, rất nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ cũng như giúp cán bộ phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc
nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ.
+ Đội ngũ công chức, nhất là lực lượng công chức chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu tổng hợp có trình độ đào tạo cơ bản, song một số chưa trải qua kinh nghiệm thực tiễn, nên có lúc, có việc chất lượng tham mưu còn bị hạn chế.
+ Tính chủ động trong tập thể lãnh đạo cấp ủy, lãnh đạo cơ quan đôi lúc chưa được đề cao thường xuyên; một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế về năng lực công tác, chưa thực sự có ý thức trách nhiệm với công việc.
+ Những nội dung đánh giá công chức, viên chức còn chung chung, rất khó lượng hóa được kết quả, hiệu suất công tác của công chức, viên chức; chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, định mức cụ thể với từng loại công việc để làm căn cứ đánh giá, phân loại.
+ Việc đôn đốc, giám sát, kiểm tra cán bộ, công chức có lúc, có nơi chưa thực hiện thường xuyên; công tác đánh giá còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại đấu tranh phê bình và tự phê bình nên chưa phản ánh chính xác thực chất về năng lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức, người lao động.
Chính vì những điều này mà UBND huyện EaH’Leo đã đánh giá cán bộ mỗi năm để nhanh chóng khắc phục được những điểm yếu của cán bộ, công chức tại cơ quan và tạo cho các cán bộ công chức phát huy được những điểm mạnh của mình trong công việc.